Chức Danh Là Gì? Cách Phân Biệt Giữa Chức Danh Và Chức Vụ?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua những từ như Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân,… đó còn được biết đến như chức danh của mỗi người. Thông thường, người ta dựa vào chức danh hoặc chức vụ của một người để xác định vị trí hay địa vị của họ trong tổ chức, xã hội. Vậy chức danh là gì? Làm thế nào để phân biệt chức danh và chức vụ. Cùng Muaban.net tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Chức danh là gì?
Chức danh được hiểu như vị trí của người lao động được xã hội hoặc tổ chức nghề nghiệp, chính trị công nhận. Thông qua chức danh, người ta có thể thấy được trình độ chuyên môn cũng như vị trí của cá nhân trong cơ quan, đơn vị, tổ chức,… Một số chức danh tiêu biểu như: Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,…
>>> Tham khảo thêm: Manager là gì? Những kỹ năng cần có và cơ hội của Manager
2. Phân loại chức danh
Hiện nay, chức danh chia thành 3 loại: Chức danh nghề nghiệp, chức danh khoa học và chức danh chuyên môn.
2.1 Chức danh nghề nghiệp là gì?
Dựa theo quy định tại khoản 1 điều 8 của Luật Viên chức, chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Vì vậy, chức danh nghề nghiệp được sử dụng làm căn cứ để thực hiện các công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý dựa theo quy định của Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Ví dụ: Trong một tập đoàn, các thứ hạng chức danh nghề nghiệp thường được phân chia gồm: Tổng giám đốc, Giám đốc, Trưởng bộ phận, Trợ lý, Nhân viên,…
>>> Tham khảo thêm: Quản Lý Là Gì? Tìm Hiểu Vai Trò Và Nhiệm Vụ Của Một Nhà Quản Lý
2.2 Chức danh khoa học là gì?
Chức danh khoa học cần được viết đúng theo thứ tự: Học hàm – học vị – ngành hoặc chuyên ngành. Trong đó, chức danh học hàm được căn cứ vào tài năng, uy tín và cống hiến khoa học do Hội đồng Khoa học chuyên ngành các cấp xét duyệt và bỏ phiếu tín nhiệm đề nghị Nhà nước quyết định công nhận, không cần trải qua thi cử.
Tuy nhiên, học vị cần phải qua các lớp đào tạo, cụ thể là giáo dục bậc Đại học hay Cao học. Sau khi được Nhà nước cấp văn bằng và danh vị khoa học thì sẽ được cấp các văn bằng liên quan tới những lĩnh vực tham gia đào tạo.
2.3 Chức danh chuyên môn là gì?
Chức danh chuyên môn dùng để chỉ trình độ, nghiệp vụ và năng lực chuyên môn của viên chức trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp nhất định. Ngoài ra, chức danh chuyên môn còn được dùng làm căn cứ để thực hiện các công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
3. Tầm quan trọng của chức danh là gì?
3.1 Đối với tổ chức/doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, mỗi chức danh gắn liền với một hoặc nhiều nhiệm vụ được phân công. Do đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lý năng suất làm việc của mỗi nhân sự. Đồng thời, các chức danh cũng góp phần xây dựng bộ máy nhân lực của công ty, điều này giúp doanh nghiệp nhận định và đánh giá ưu – nhược điểm của từng bộ phận để luân chuyển nhân lực phù hợp với hướng phát triển của công ty.
Ngoài ra, chức danh không chỉ có chức năng tạo nên địa vị cho mỗi cá nhân mà còn thể hiện được chính sách chiêu mộ, giữ chân người tài, người có năng lực tiếp tục ở lại và cống hiến cho tổ chức, doanh nghiệp.
3.2 Đối với cá nhân người lao động
Có thể nói chức danh là thước đo của người lao động trong thị trường lao động. Để nâng cao giá trị bản thân, người lao động cần trau dồi trình độ và nâng cao tay nghề để đạt được chức danh cao trong nghề nghiệp. Nhiều người lao động đang chứng minh thực lực và cố gắng làm tốt hơn với chức danh nghề nghiệp của mình, điều này giúp họ nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm từ cấp trên, đồng nghiệp và xã hội.
4. Chức vụ là gì?
Chức vụ được hiểu là sự đảm nhiệm một vai trò, vị trí cụ thể trong một tập thể, tổ chức nhất định. Chức vụ có được là do bổ nhiệm, bầu cử, hợp đồng hoặc một hình thức khác. Thông thường, chức vụ đi cùng với chức danh nhưng trong một vài trường hợp hai khái niệm này độc lập với nhau. Một số chức vụ thường gặp có thể kể đến như: Thủ tướng, hiệu trưởng, trưởng công an, giám đốc, trưởng phòng,…
>>> Tham khảo thêm: Những sự khác biệt giữa công chức và viên chức là gì?
5. Chức danh khác chức vụ như thế nào?
Mọi người thường hay nhầm lẫn giữa chức năng và chức vụ. Hãy cũng Muaban.net tìm hiểu điểm khác nhau giữa hai khái niệm này nhé:
Tiêu chí so sánh
Chức danh
Chức vụ
Sự công nhận
Bên cạnh tên chức danh thì quá trình phấn đấu để đạt được chức danh đó cần phải được xã hội công nhận. Trong đó, quá trình phấn đấu của cá nhân là quá trình nghiên cứu, học tập, được tuyển dụng và làm việc. Một số chức danh được xã hội công nhận, gồm: Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân,…
Không chỉ nhận được sự công nhận từ xã hội mà còn phải được tổ chức thừa nhận về vị trí và chức năng mà chức vụ cá nhân đó đang nắm giữ. Nếu không nhận được sự thừa nhận từ phía tổ chức, chức vụ đó sẽ không có hiệu lực.
Nhiệm vụ với công việc
Mỗi cá nhân mang chức danh sẽ thực hiện chức danh của mình gắn với tên gọi, chẳng hạn như: giáo viên (dạy học), bác sĩ (chữa bệnh),…
Người có chức vụ thường là người đa chức năng và nắm giữ vị trí cao, quan trọng trong một tập thể, tổ chức. Do đó, mỗi chức vụ sẽ được cơ quan, tổ chức quy định những chức năng khác nhau.
Đơn vị quản lý
Người có chức danh có thể được một đơn vị quản lý hoặc không có bất kỳ đơn vị nào quản lý. Những cá nhân này không bắt buộc phải thuộc đơn vị nào quản lý nào cả.
Để có chức vụ phải nhận được sự công nhận từ một tổ chức. Vì lẽ này, người nắm giữ chức vụ nhất định phải được quản lý bởi một tổ chức hay một đơn vị cụ thể.
Ví dụ
Nhân viên là chức danh vì: Dựa trên các tiêu chí vừa phân biệt, người có chức vụ là người có vị trí, vai trò quan trọng trong một cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức. Vì vậy, có thể nói nhân viên là chức danh không phải chức vụ.
Hiệu trưởng là chức vụ vì: Hiệu trưởng có vị trí vô cùng quan trọng, nắm giữ nhiều quyền hạn trong phạm vi quản lý trường học. Hơn nữa, quy trình bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng phải tuân theo quy trình khắt khe của pháp luật. Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng Hiệu trưởng là một chức vụ.
6. Các chức danh thường gặp hiện nay
Dưới đây là một số chức danh thường gặp trong tổ chức doanh nghiệp và trong hệ thống chính trị hiện nay.
6.1 Trong doanh nghiệp
Đối với công ty cổ phần
- Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, trong đó toàn thể cổ đông đều có quyền biểu quyết.
- Hội đồng quản trị: Đây được xem là cơ quan quản lý của một công ty cổ phần.
- Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty: Đây là những người điều hành công việc kinh doanh của công ty.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
-
Hội đồng thành viên: Đây là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cao nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên: Đây là người được bầu trong hội đồng thành viên, có thể kiêm vị trí Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để đưa ra những quyết định chiến lược quan trọng.
- Tổng giám đốc hoặc Giám đốc: Đây được xem là người điều hành mọi hoạt động của một công ty trách nhiệm hữu hạn.
Đối với công ty tư nhân
- Chủ doanh nghiệp: Đây thường là người chủ sở hữu doanh nghiệp.
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: Đây là người điều hành tất cả hoạt động kinh doanh của một công ty tư nhân.
6.2 Trong hệ thống chính trị
- Tổng Bí thư: Đây là người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư,…
- Chủ tịch Quốc hội: Đây là người đứng đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội.
- Chủ tịch nước: Đây là nguyên thủ quốc gia của một nước, là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại.
- Thủ tướng: Đây là nhân vật chính trị đứng đầu ngành hành pháp của một Quốc gia.
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Đây là người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nhiệm kỳ trong vòng 5 năm.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: Đây là người đứng đầu Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu.
- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đây là những thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Đây là người đứng đầu và lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ, đồng thời phụ trách một số công tác của Chính phủ.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Đây là người đứng đầu, lãnh đạo và quản lý các công việc tại Hội đồng nhân dân.
7. Tổng kết
Như vậy bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ chức danh là gì cũng như cách thức phân biệt giữa chức danh và chức vụ. Hy vọng các bạn đã hiểu rõ về những khái niệm này và sử dụng chúng đúng cách trong công việc và giao tiếp hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể đọc thêm những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích khác về việc làm bằng cách truy cập vào Muaban.net nhé!
>>> Xem thêm: