Chuẩn kiến thức kĩ năng môn sinh 8 – Tài liệu text
Chuẩn kiến thức kĩ năng môn sinh 8
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.14 KB, 20 trang )
NGÔ VĂN HƯNG (Chủ biên)
ĐỖ THỊ HÀ – DƯƠNG THU HƯƠNG – PHAN HỒNG THE
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
CỦA CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MÔN SINH HỌC
LỚP 6, 7, 8 & 9 (CẤP THCS)
HÀ NỘI 2009
Lời nói đầu
Đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/ QH10 của Quốc hội là một quá
trình đổi mới về nhiều lĩnh vực của giáo dục mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương
trình giáo dục từ Tiểu học tới Trung học phổ thông.
Quá trình triển khai chính thức chương trình giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở và thí
điểm ở Trung học phổ thông cho thấy có một số vấn đề cần phải tiếp tục điều chỉnh để hoàn thiện.
Luật giáo dục năm 2005 đã quy định về chương trình giáo dục phổ thông với cách hiểu đầy đủ và
phù hợp với xu thế chung của thế giới. Do vậy, chương trình giáo dục phổ thông cần phải tiếp tục
được diều chỉnh để hoàn thiện và tổ chức lại theo quy định của Luật Giáo dục.
Từ tháng 12 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hoàn thiện bộ Chương trình
giáo dục phổ thông với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học, nhà sư phạm, cán bộ quản lí
giáo dục và giáo viên đang giảng dạy tại các nhà trường. Hội đồng Quốc gia thẩm định Chương
trình giáo dục phổ thông được thành lập và đã dành nhiều thời gian xem xét, thẩm định các chương
trình. Bộ Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành là kết quả của sự điều chỉnh, hoàn thiện,
tổ chức lại các chương trình đã được ban hành trước đây, làm căn cứ cho việc quản lí, chỉ đạo và tổ
chức dạy học ở tất cả các cấp học, trường học trên phạm vi cả nước.
Để giúp các thầy cô giáo thực hiện tốt chương trình sinh học lớp 6, 7, 8 & 9, chúng tôi biên
soạn tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông
môn sinh học lớp 6, 7, 8 &9”. Nội dung tài liệu gồm các phần:
Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục
phổ thông.
Phần thứ hai: Hướng dẫn thực hiện chương trình và SGK sinh học 6, sinh học 7, sinh học 8
& sinh học 9.
Phần này nội dung được viết theo từng phần, từng chủ đề, bám sát chuẩn kiển thức, kỹ năng
của chương trình giáo dục phổ thông: Trình bày, mô tả và làm rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng
bằng các yêu cầu cụ thể, tường minh (Mỗi chuẩn được mô tả đầy đủ bởi một số yêu cầu về
kiến thức, kỹ năng với nội dung cô đọng trong SGK). Không quá tải, phù hợp với điều kiện
các vùng miền.
Cuối sách chúng tôi có phần phụ lục giới thiệu với các thầy cô giáo một số giáo án dự thi
giáo viên giỏi của thành phố Hà Nội năm học 2008 – 2009 và một số báo cáo của học sinh
trong các bài thực hành (theo nhóm hoặc từng cá nhân) để tham khảo.
Nhân dịp này, các tác giả xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, nhà sư phạm, nhà giáo và
cán bộ quản lí giáo dục đã tham gia góp ý trong quá trình biên soạn, hoàn thiện tài liệu. Các tác giả
xin bày tỏ sự cảm ơn tới các cơ quan, các tổ chức và những cá nhân đã đóng góp nhiều ý kiến quý
báu cho việc hoàn thiện tài liệu này.
Trong quá trình sử dụng tài liệu, nếu phát hiện ra vấn đề gì cần trao đổi các thầy cô giáo có
thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
Ngô Văn Hưng – Vụ GDTrH – Bộ GD&ĐT, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội
ĐT: 043 8684270; 0913201271
Email:
CÁC TÁC GIẢ
Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ
thông
I. Mục tiêu của chương trình giáo dục Trung học cơ sở (THCS).
Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học; có
học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp
tục học Trung học phổ thông, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
II. Yêu cầu đối với nội dung giáo dục THCS
Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những nội dung đã học ở Tiểu học,
bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về Tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc;
kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu
biết cần thiết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp
III.Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình giáo dục THCS
− Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học,
hoạt động giáo dục mà học sinh cần pahỉ và có thể đạt được.
− Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp và các lĩnh
vực học tập. Yêu cầu về thái độ được xác định cho cả cấp học.
− Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết
quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giao dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của
chương trình giáo dục THCS, bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.
IV. Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục THCS
1. Phương pháp giáo dục THCS phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp
học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học; khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập
cho học sinh.
Sách giáo khoa và các phương tiện dạy học khác phải đáp ứng yêu cầu của phương pháp giáo dục
THCS.
2. Hình thức tổ chức giáo dục THCS bao gồm các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáo
dục trên lớp, trong và ngoài nhà trường. Các hình thức giáo dục phải đảm bảo cân đối, hài hòa giữa
dạy học các môn học và hoạt động giáo dục; giữa dạy học theo lớp, nhóm và cá nhân, bảo đảm
chất lượng giáo dục chung cho mọi đối tượng và tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân của học
sinh.
Đối với học sinh có năng khiếu, có thể vận dụng hình thức tổ chức dạy học và hoạt động
giáo dục phù hợp nhằm phát triển các năng khiếu đó.
Giáo viên cần chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục
cho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể.
V. Đánh giá kết quả giáo dục THCS
1. Đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớp
và cuối cấp học nhằm xác định mức độ đạt được của mục tiêu giáo dục THCS, làm căn cứ để điều
chỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao giáo dục toàn diện.
2. Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp học cần
phải:
Bảo đảm tính khách quan, toàn diện khoa học và trung thực.
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáo
dục ở từng lớp, cấp học;
Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, đánh giá của giáo viên và tự đánh giá
của học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng;
Kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.
Sử dụng công cụ đánh giá thích hợp.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên
hoặc chỉ đánh giá bằng nhận xét của giáo viên cho từng môn học và hoạt động giáo dục. Sau mỗi
lớp và sau cấp học có đánh giá, xếp loại kết quả giáo dục của học sinh.
Phần thứ hai:
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Môn: Sinh học
Mục tiêu: Môn Sinh học THCS nhằm giúp học sinh đạt được
Về kiến thức
Mô tả được hình thái, cấu tạo của cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm vi sinh
vật, nấm, thực vật, động vật và cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường sống.
Nêu được các đặc điểm sinh học trong đó có chú ý đến tập tính của sinh vật và tầm quan trọng
của những sinh vật có giá trị trong nền kinh tế.
Nêu được hướng tiến hóa của sinh vật(chủ yếu là động vật, thực vật), đồng thời nhận biết sơ bộ
về các đơn vị phân loại và hệ thống phân loại động vật, thực vật.
Trình bày các quy luật cơ bản về sinh lí, sinh thái , di truyền. Nêu được cơ sở khoa học của các
biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường
và các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, cải tạo giống cây trồng vật nuôi.
Về kĩ năng
Biết quan sát, mô tả, nhận biết các cây, con thường gặp; xác định được vị trí và cấu tạo của các
cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể thực vật, động vật và người.
Biết thực hành sinh học: sưu tầm, bảo quản mẫu vật, làm các bộ sưu tập nhỏ, sử dụng các dụng
cụ, thiết bị thí nghiệm, dặt và theo dõi một số thí nghiệm đơn giản.
Vận dụng kiến thức vào việc nuôi trồng một số cây, con phổ biến ở địa phương; vào việc giữ
gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng; vào việc giải thích các hiện tượng sinh học thông
thường trong đời sống.
Có kĩ năng học tập: tự học, sử dụng tài liệu học tập, lập bảng biểu, sơ đồ,…
Rèn luyện được năng lực tư duy: phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa các sự
kiện, hiện tượng sinh học…
Về thái độ
– Có niềm tin khoa học về về bản chất vật chất của các hiện tượng sống và khả năng nhận
thức của con người.
– Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân,
cộng đồng và bảo vệ môi trường.
– Sẵn sàng áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật thuộc lĩnh vực Sinh học vào trồng trọt và
chăn nuôi ở gia đình và địa phương.
– Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ và
hành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số, sức khỏe sinh sản, phòng
chống HIV/AIDS, lạm dụng ma túy và các tệ nạn xã hội.
SINH HỌC 8
CHỦ
ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẬT
ĐƯỢC
GHI CHÚ
Mở
đầu
Kiến thức :
– Nêu được mục đích và
ý nghĩa của kiến thức
phần cơ thể người và vệ
sinh:
– Xác định được vị trí
con người trong giới
Động vật.:
– Nắm được mục đích:
+ Cung cấp kiến thức cấu tạo và chức năng sinh lí của các
cơ quan trong cơ thể
+ Nêu được mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường
+ Nắm được mối liên quan với các môn khoa học khác
-Nắm được ý nghĩa:
+ Biết cách rèn luyên thân thể, phòng chống bệnh tật, bảo vệ
sức khỏe, bảo vệ môi trường.
+ Tích lũy kiến thức cơ bản để đi sâu vào các ngành nghề
liên quan
– Con người thuộc lớp thú, tiến hóa nhất :
+ Có tiếng nói, chữ viết
+ Có tư duy trừu tượng
+ Hoạt động có mục đích
=> làm chủ thiên nhiên.
1. Khái
quát về
cơ thể
người
Kiến thức:
– Nêu được đặc điểm cơ
thể người
– Xác định được vị trí
các cơ quan và hệ cơ
quan của cơ thể trên mô
hình. Nêu rõ được tính
thống nhất trong hoạt
động của các hệ cơ quan
dưới sự chỉ đạo của hệ
thần kinh và hệ nội tiết.
– Xác định được trên cơ thể, mô hình, tranh:
+ Các phần cơ thể
Đầu
Thân
Chi
+ Cơ hoành
+ Khoang ngực: Các cơ quan trong khoang ngực
+ Khoang bụng: Các cơ quan trong khoang bụng
– Nêu được các hệ cơ quan và chức năng của chúng
+ Vận động: Nâng đỡ, vận động cơ thể
+ Tiêu hóa: Lấy và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng
cung cấp cho cơ thể và thải phân.
+ Hệ tuần hoàn: Vận chuyển ôxy, chất dinh dưỡng và
cácbonic và chất thải
+ Hô hấp: Trao đổi khí
+ Bài tiết: Lọc máu
+ Hệ thần kinh: Tiếp nhận và trả lời kích thích điều hòa hoạt
động của cơ thể.
+ Hệ sinh dục: Duy trì nòi giống
+ Hệ nội tiết: Tiết hoocmôn góp phần điều hòa các quá trình
sinh lí của cơ thể.
– Phân tích mối quan hệ giữa các hệ cơ quan rút ra tính
thống nhất
– Phân tích ví dụ cụ thể hoạt động viết để chứng minh tính
– Mô tả được các thành
phần cấu tạo của tế bào
phù hợp với chức năng
của chúng. Đồng thời
xác định rõ tế bào là
đơn vị cấu tạo và đơn vị
chức năng của cơ thể.
– Nêu được định nghĩa
mô, kể được các loại
mô chính và chức năng
của chúng.
– Chứng minh phản xạ
là cơ sở của mọi hoạt
động của cơ thể bằng
thống nhất.
– Nêu được đặc điểm ba thành phần chính của tế bào phù
hợp với chức năng:
+ Màng : Phân tích cấu trúc phù hợp chức năng trao đổi
chất.
+ Chất tế bào: Phân tích đặc điểm các bào quan phù hợp
chức năng thực hiện các hoạt động sống
+ Nhân: Phân tích đặc điểm phù hợp chức năng điều khiển
mọi hoạt động sống của tế bào
– Phân tích mối quan hệ thống nhất của các bộ phận trong tế
bào
– Nêu được các nguyên tố hóa học trong tế bào
+ Chất hữu cơ
+ Chất vô cơ
So sánh với các nguyên tố có sẵn trong tự nhiên
=> Cơ thể luôn có sự trao đổi chất với môi trường.
– Nêu các hoạt động sống của tế bào phân tích mối quan hệ
với đặc trưng của cơ thể sống
+ Trao đổi chất: Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống
của cơ thể
+ Phân chia và lớn lên: Giúp cơ thể lớn lên tới trưởng thành
và sinh sản.
+ Cảm ứng: Giúp cơ thể tiếp nhận và trả lời kích thích.
– Nêu được định nghĩa mô: Nhóm tế bào chuyên hóa cấu tạo
giống nhau đảm nhận chức năng nhất định
– Kể được tên các loại mô nêu đặc điểm, chức năng, cho ví
dụ:
+ Mô biểu bì:
Đặc điểm: Gồm các tế bào xếp xít nhau thành lớp dày phủ
mặt ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng
Chức năng: Bảo vệ, hấp thụ và tiết
Ví dụ: Tập hợp tế bào dẹt tạo nên bề mặt da
+ Mô liên kết:
Đặc điểm: Gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất
nền.
Chức năng: Nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
Ví dụ: Máu
+ Mô cơ:
Đặc điểm: Gồm tế bào hình trụ, hình thoi dài trong tế bào có
nhiều tơ cơ
Chức năng: Co dãn
Ví dụ: Tập hợp tế bào tạo nên thành tim
+ Mô thần kinh: Gồm các tế bào thần kinh và tế bầo thần
kinh đệm
Chức năng: Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin, điều khiển
hoạt động của cơ thể
các ví dụ cụ thể.
Kĩ năng :
-Rèn luyện kĩ năng
quan sát tế bào và mô
dưới kính hiển vi.
– Nắm được cấu tạo và chức năng của nơron, kể tên các loại
nơron
– Nắm được thế nào là phản xạ.
Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường
dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
– Nêu được ví dụ về phản xạ:
– Phân tích phản xạ: Phân tích đường đi của xung thần kinh
theo cung phản xạ, vòng phản xạ.
-Nêu ý nghĩa của phản xạ.
-Các bước tiến hành:
+ Chuẩn bị dụng cụ
+ Chuẩn bị mẫu vật
+ Cách làm tiêu bản, cách chọn tiêu bản có sẵn.
+ Cách quan sát
+ Chọn vị trí rõ, đẹp để quan sát và vẽ
+ Vẽ các loại mô
+ Nhận xét các đặc điểm các loại mô
2. Vận
động
Kiến thức :
– Nêu ý nghĩa của hệ
vận động trong đời sống
– Kể tên các phần của
bộ xương người – các
loại khớp
– Mô tả cấu tạo của
xương dài và cấu tạo
của một bắp cơ
– Nêu được hệ vận động gồm cơ và xương
– Nêu được vai trò của hệ vận động: nâng đỡ, tạo bộ khung
cơ thể giúp cơ thể vận động, bảo vệ nội quan.
– Xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể,
trên mô hình.
– Bộ xương người gồm ba phần chính:
+ Xương đầu: Xương sọ và xương mặt
+ Xương thân: Cột sống và lồng ngực
+ Xương chi: Xương đai và xương chi
– Các loại khớp: Đặc điểm, ví dụ
+ Khớp động:
Đặc điểm: Cử động dễ dàng
Ví dụ: ở cổ tay..v..v
+ Khớp bán động:
Đăc điểm: Cử động hạn chế
Ví dụ: ở cột sống ..v..v
+ Khớp bất động:
Đặc điểm:Không cử động được
Ví dụ: ở hộp sọ …v..v
– Nêu được cấu tạo, thành phần, tính chất của xương dài:
+ Cấu tạo:
Đầu xương: Sụn bọc đầu xương, mô xương xốp
Thân xương: Màng xương, mô xương cứng, khoang xương
+ Thành phần: Cốt giao và muối khoáng
+ Tính chất : Bền chắc và mềm dẻo
– Nêu được cấu tạo và tính chất của bắp cơ:
Phần thứ hai: Hướng dẫn thực hiện chương trình và SGK sinh học 6, sinh học 7, sinh học 8& sinh học 9.Phần này nội dung được viết theo từng phần, từng chủ đề, bám sát chuẩn kiển thức, kỹ năngcủa chương trình giáo dục phổ thông: Trình bày, mô tả và làm rõ chuẩn kiến thức, kỹ năngbằng các yêu cầu cụ thể, tường minh (Mỗi chuẩn được mô tả đầy đủ bởi một số yêu cầu vềkiến thức, kỹ năng với nội dung cô đọng trong SGK). Không quá tải, phù hợp với điều kiệncác vùng miền.Cuối sách chúng tôi có phần phụ lục giới thiệu với các thầy cô giáo một số giáo án dự thigiáo viên giỏi của thành phố Hà Nội năm học 2008 – 2009 và một số báo cáo của học sinhtrong các bài thực hành (theo nhóm hoặc từng cá nhân) để tham khảo.Nhân dịp này, các tác giả xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, nhà sư phạm, nhà giáo vàcán bộ quản lí giáo dục đã tham gia góp ý trong quá trình biên soạn, hoàn thiện tài liệu. Các tác giảxin bày tỏ sự cảm ơn tới các cơ quan, các tổ chức và những cá nhân đã đóng góp nhiều ý kiến quýbáu cho việc hoàn thiện tài liệu này.Trong quá trình sử dụng tài liệu, nếu phát hiện ra vấn đề gì cần trao đổi các thầy cô giáo cóthể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:Ngô Văn Hưng – Vụ GDTrH – Bộ GD&ĐT, 49 Đại Cồ Việt, Hà NộiĐT: 043 8684270; 0913201271Email:CÁC TÁC GIẢPhần thứ nhất: Giới thiệu chung về chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổthôngI. Mục tiêu của chương trình giáo dục Trung học cơ sở (THCS).Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học; cóhọc vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếptục học Trung học phổ thông, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.II. Yêu cầu đối với nội dung giáo dục THCSGiáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những nội dung đã học ở Tiểu học,bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về Tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc;kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểubiết cần thiết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệpIII.Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình giáo dục THCS− Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học,hoạt động giáo dục mà học sinh cần pahỉ và có thể đạt được.− Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp và các lĩnhvực học tập. Yêu cầu về thái độ được xác định cho cả cấp học.− Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kếtquả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giao dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi củachương trình giáo dục THCS, bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.IV. Phương pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục THCS1. Phương pháp giáo dục THCS phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo củahọc sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớphọc; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học; khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụngkiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tậpcho học sinh.Sách giáo khoa và các phương tiện dạy học khác phải đáp ứng yêu cầu của phương pháp giáo dụcTHCS.2. Hình thức tổ chức giáo dục THCS bao gồm các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động giáodục trên lớp, trong và ngoài nhà trường. Các hình thức giáo dục phải đảm bảo cân đối, hài hòa giữadạy học các môn học và hoạt động giáo dục; giữa dạy học theo lớp, nhóm và cá nhân, bảo đảmchất lượng giáo dục chung cho mọi đối tượng và tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân của họcsinh.Đối với học sinh có năng khiếu, có thể vận dụng hình thức tổ chức dạy học và hoạt độnggiáo dục phù hợp nhằm phát triển các năng khiếu đó.Giáo viên cần chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dụccho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể.V. Đánh giá kết quả giáo dục THCS1. Đánh giá kết quả giáo dục đối với học sinh ở các môn học và hoạt động giáo dục trong mỗi lớpvà cuối cấp học nhằm xác định mức độ đạt được của mục tiêu giáo dục THCS, làm căn cứ để điềuchỉnh quá trình giáo dục, góp phần nâng cao giáo dục toàn diện.2. Đánh giá kết quả giáo dục các môn học, hoạt động giáo dục trong mỗi lớp và cuối cấp học cầnphải:Bảo đảm tính khách quan, toàn diện khoa học và trung thực.Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học và hoạt động giáodục ở từng lớp, cấp học;Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, đánh giá của giáo viên và tự đánh giácủa học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng;Kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.Sử dụng công cụ đánh giá thích hợp.3. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viênhoặc chỉ đánh giá bằng nhận xét của giáo viên cho từng môn học và hoạt động giáo dục. Sau mỗilớp và sau cấp học có đánh giá, xếp loại kết quả giáo dục của học sinh.Phần thứ hai:HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNGMôn: Sinh họcMục tiêu: Môn Sinh học THCS nhằm giúp học sinh đạt đượcVề kiến thứcMô tả được hình thái, cấu tạo của cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm vi sinhvật, nấm, thực vật, động vật và cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường sống.Nêu được các đặc điểm sinh học trong đó có chú ý đến tập tính của sinh vật và tầm quan trọngcủa những sinh vật có giá trị trong nền kinh tế.Nêu được hướng tiến hóa của sinh vật(chủ yếu là động vật, thực vật), đồng thời nhận biết sơ bộvề các đơn vị phân loại và hệ thống phân loại động vật, thực vật.Trình bày các quy luật cơ bản về sinh lí, sinh thái , di truyền. Nêu được cơ sở khoa học của cácbiện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trườngvà các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, cải tạo giống cây trồng vật nuôi.Về kĩ năngBiết quan sát, mô tả, nhận biết các cây, con thường gặp; xác định được vị trí và cấu tạo của cáccơ quan, hệ cơ quan của cơ thể thực vật, động vật và người.Biết thực hành sinh học: sưu tầm, bảo quản mẫu vật, làm các bộ sưu tập nhỏ, sử dụng các dụngcụ, thiết bị thí nghiệm, dặt và theo dõi một số thí nghiệm đơn giản.Vận dụng kiến thức vào việc nuôi trồng một số cây, con phổ biến ở địa phương; vào việc giữgìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng; vào việc giải thích các hiện tượng sinh học thôngthường trong đời sống.Có kĩ năng học tập: tự học, sử dụng tài liệu học tập, lập bảng biểu, sơ đồ,…Rèn luyện được năng lực tư duy: phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa các sựkiện, hiện tượng sinh học…Về thái độ- Có niềm tin khoa học về về bản chất vật chất của các hiện tượng sống và khả năng nhậnthức của con người.- Có trách nhiệm thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân,cộng đồng và bảo vệ môi trường.- Sẵn sàng áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật thuộc lĩnh vực Sinh học vào trồng trọt vàchăn nuôi ở gia đình và địa phương.- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, có thái độ vàhành vi đúng đắn đối với chính sách của Đảng và Nhà nước về dân số, sức khỏe sinh sản, phòngchống HIV/AIDS, lạm dụng ma túy và các tệ nạn xã hội.SINH HỌC 8CHỦĐỀMỨC ĐỘ CẦN ĐẬTĐƯỢCGHI CHÚMởđầuKiến thức :- Nêu được mục đích vàý nghĩa của kiến thứcphần cơ thể người và vệsinh:- Xác định được vị trícon người trong giớiĐộng vật.:- Nắm được mục đích:+ Cung cấp kiến thức cấu tạo và chức năng sinh lí của cáccơ quan trong cơ thể+ Nêu được mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường+ Nắm được mối liên quan với các môn khoa học khác-Nắm được ý nghĩa:+ Biết cách rèn luyên thân thể, phòng chống bệnh tật, bảo vệsức khỏe, bảo vệ môi trường.+ Tích lũy kiến thức cơ bản để đi sâu vào các ngành nghềliên quan- Con người thuộc lớp thú, tiến hóa nhất :+ Có tiếng nói, chữ viết+ Có tư duy trừu tượng+ Hoạt động có mục đích=> làm chủ thiên nhiên.1. Kháiquát vềcơ thểngườiKiến thức:- Nêu được đặc điểm cơthể người- Xác định được vị trícác cơ quan và hệ cơquan của cơ thể trên môhình. Nêu rõ được tínhthống nhất trong hoạtđộng của các hệ cơ quandưới sự chỉ đạo của hệthần kinh và hệ nội tiết.- Xác định được trên cơ thể, mô hình, tranh:+ Các phần cơ thểĐầuThânChi+ Cơ hoành+ Khoang ngực: Các cơ quan trong khoang ngực+ Khoang bụng: Các cơ quan trong khoang bụng- Nêu được các hệ cơ quan và chức năng của chúng+ Vận động: Nâng đỡ, vận động cơ thể+ Tiêu hóa: Lấy và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡngcung cấp cho cơ thể và thải phân.+ Hệ tuần hoàn: Vận chuyển ôxy, chất dinh dưỡng vàcácbonic và chất thải+ Hô hấp: Trao đổi khí+ Bài tiết: Lọc máu+ Hệ thần kinh: Tiếp nhận và trả lời kích thích điều hòa hoạtđộng của cơ thể.+ Hệ sinh dục: Duy trì nòi giống+ Hệ nội tiết: Tiết hoocmôn góp phần điều hòa các quá trìnhsinh lí của cơ thể.- Phân tích mối quan hệ giữa các hệ cơ quan rút ra tínhthống nhất- Phân tích ví dụ cụ thể hoạt động viết để chứng minh tính- Mô tả được các thànhphần cấu tạo của tế bàophù hợp với chức năngcủa chúng. Đồng thờixác định rõ tế bào làđơn vị cấu tạo và đơn vịchức năng của cơ thể.- Nêu được định nghĩamô, kể được các loạimô chính và chức năngcủa chúng.- Chứng minh phản xạlà cơ sở của mọi hoạtđộng của cơ thể bằngthống nhất.- Nêu được đặc điểm ba thành phần chính của tế bào phùhợp với chức năng:+ Màng : Phân tích cấu trúc phù hợp chức năng trao đổichất.+ Chất tế bào: Phân tích đặc điểm các bào quan phù hợpchức năng thực hiện các hoạt động sống+ Nhân: Phân tích đặc điểm phù hợp chức năng điều khiểnmọi hoạt động sống của tế bào- Phân tích mối quan hệ thống nhất của các bộ phận trong tếbào- Nêu được các nguyên tố hóa học trong tế bào+ Chất hữu cơ+ Chất vô cơSo sánh với các nguyên tố có sẵn trong tự nhiên=> Cơ thể luôn có sự trao đổi chất với môi trường.- Nêu các hoạt động sống của tế bào phân tích mối quan hệvới đặc trưng của cơ thể sống+ Trao đổi chất: Cung cấp năng lượng cho hoạt động sốngcủa cơ thể+ Phân chia và lớn lên: Giúp cơ thể lớn lên tới trưởng thànhvà sinh sản.+ Cảm ứng: Giúp cơ thể tiếp nhận và trả lời kích thích.- Nêu được định nghĩa mô: Nhóm tế bào chuyên hóa cấu tạogiống nhau đảm nhận chức năng nhất định- Kể được tên các loại mô nêu đặc điểm, chức năng, cho vídụ:+ Mô biểu bì:Đặc điểm: Gồm các tế bào xếp xít nhau thành lớp dày phủmặt ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗngChức năng: Bảo vệ, hấp thụ và tiếtVí dụ: Tập hợp tế bào dẹt tạo nên bề mặt da+ Mô liên kết:Đặc điểm: Gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chấtnền.Chức năng: Nâng đỡ, liên kết các cơ quan.Ví dụ: Máu+ Mô cơ:Đặc điểm: Gồm tế bào hình trụ, hình thoi dài trong tế bào cónhiều tơ cơChức năng: Co dãnVí dụ: Tập hợp tế bào tạo nên thành tim+ Mô thần kinh: Gồm các tế bào thần kinh và tế bầo thầnkinh đệmChức năng: Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin, điều khiểnhoạt động của cơ thểcác ví dụ cụ thể.Kĩ năng :-Rèn luyện kĩ năngquan sát tế bào và môdưới kính hiển vi.- Nắm được cấu tạo và chức năng của nơron, kể tên các loạinơron- Nắm được thế nào là phản xạ.Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trườngdưới sự điều khiển của hệ thần kinh- Nêu được ví dụ về phản xạ:- Phân tích phản xạ: Phân tích đường đi của xung thần kinhtheo cung phản xạ, vòng phản xạ.-Nêu ý nghĩa của phản xạ.-Các bước tiến hành:+ Chuẩn bị dụng cụ+ Chuẩn bị mẫu vật+ Cách làm tiêu bản, cách chọn tiêu bản có sẵn.+ Cách quan sát+ Chọn vị trí rõ, đẹp để quan sát và vẽ+ Vẽ các loại mô+ Nhận xét các đặc điểm các loại mô2. VậnđộngKiến thức :- Nêu ý nghĩa của hệvận động trong đời sống- Kể tên các phần củabộ xương người – cácloại khớp- Mô tả cấu tạo củaxương dài và cấu tạocủa một bắp cơ- Nêu được hệ vận động gồm cơ và xương- Nêu được vai trò của hệ vận động: nâng đỡ, tạo bộ khungcơ thể giúp cơ thể vận động, bảo vệ nội quan.- Xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể,trên mô hình.- Bộ xương người gồm ba phần chính:+ Xương đầu: Xương sọ và xương mặt+ Xương thân: Cột sống và lồng ngực+ Xương chi: Xương đai và xương chi- Các loại khớp: Đặc điểm, ví dụ+ Khớp động:Đặc điểm: Cử động dễ dàngVí dụ: ở cổ tay..v..v+ Khớp bán động:Đăc điểm: Cử động hạn chếVí dụ: ở cột sống ..v..v+ Khớp bất động:Đặc điểm:Không cử động đượcVí dụ: ở hộp sọ …v..v- Nêu được cấu tạo, thành phần, tính chất của xương dài:+ Cấu tạo:Đầu xương: Sụn bọc đầu xương, mô xương xốpThân xương: Màng xương, mô xương cứng, khoang xương+ Thành phần: Cốt giao và muối khoáng+ Tính chất : Bền chắc và mềm dẻo- Nêu được cấu tạo và tính chất của bắp cơ: