Chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ Văn 9

CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Lê Anh Trà
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hoá Hồ Chí Minh qua một
văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luật, tự sự, biểu cảm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong
sinh hoạt.
– Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá
dân tộc.
– Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua đoạn văn cụ thể.
2. Kỹ năng:
– Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới
và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
– Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn
đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
– Bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh những giá trị tinh thần mang tính truyền
thống của dân tộc. Trong thời kì hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản
sắc văn hóa dân tộc càng trở nên có ý nghĩa.
– Văn bản được trích trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của tác giả
Lê Anh Trà.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
– Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên
cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh.
1

– Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hàng
ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.
b)Nghệ thuật
– Sử dụng ngôn ngữ trang trọng.
– Vận dụng các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận.
– Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập.
c)Ý nghĩa văn bản
Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho
thấy cốt cách Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra
một vấn đề của thời kì hội nhập : tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời
phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Hướng dẫn tự học
– Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của bác Hồ.
– Tìm hiểu ý nghĩa của một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
—————–CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại:
phương châm về lượng, phương châm về chất.
– Biết vận dụng các phương châm về lượng, phương châm về chất trong
hoạt động giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.
2. Kỹ năng:
– Nhận biết và phân tích cách sử dụng phương châm về lượng, phương
châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
– Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong hoạt động
giao tiếp.
2

III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
– Phương châm về lượng yêu cầu khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung :
nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu,
không thừa.
– Phương châm về chất yêu cầu khi giao tiếp, đừng nói những điều mà
mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
2. Luyện tập
– Tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm về lượng.
– Phát hiện lỗi liên quan đến Phương châm về lượng trong một đoạn văn
cụ thể.
– Tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm về chất.
– Phát hiện lỗi liên quan đến phương châm về chất trong một đoạn văn cụ
thể.
3. Hướng dẫn tự học
Xác định các câu nói không tuân thủ phương châm về lượng, phương
châm về chất trong một hội thoại và chữa lại cho đúng.
———————–SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Hiểu vai trò của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
– Tạo lập được văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ
thuật.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.
– Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
3

2. Kỹ năng:
– Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết
minh.
– Vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
– Các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh gồm có kể chuyện,
tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa…
– Tác dụng : góp phần làm rõ những đặc điểm của đối tượng được thuyết
minh một cách sinh động nhằm gây hứng thú cho người đọc.
– Lưu ý khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật tạo lập văn bản thuyết
minh, cần phải :
– Bảo đảm tính chất của văn bản.
– Thực hiện được mục đích thuyết minh.
– Thể hiện các phương pháp thuyết minh.
2. Luyện tập
– Xác định văn bản đã cho đáp ứng những yêu cầu nào của văn bản thuyết
minh.
– Chỉ ra tác dụng của phương pháp thuyết minh được vận dụng trong văn
bản cụ thể.
– Chỉ ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn
bản thuyết minh cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
Tập viết đoạn thuyết minh ngắn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
———————–LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết
minh.
4

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng (cái quạt, cái bút, cái
kéo…)
– Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
2. Kỹ năng:
– Xác định yêu cầu của đề bài thuyết minh về một đồ dùng cụ thể.
– Lập dàn ý chi tiết về viết phần Mở bài cho bài văn thuyết minh (có sử
dụng một số biện pháp nghệ thuật) về một đồ dùng.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Củng cố kiến thức
– Bài thuyết minh về một thứ đồ dùng có mục đích giới thiệu công dụng,
cấu tạo, chủng loại, lịch sử của đồ dùng đó.
– Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh như tự thuật, kể
chuyện, hỏi đáp theo lối nhân hóa,…có tác dụng làm cho bài viết hấp dẫn, sinh
động.
2. Luyện tập
– Nhận biết và phân tích cách sử dụng phương châm về lượng, phương
châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
– Xác định yêu cầu của một đề bài thuyết minh cụ thể.
– Lập dàn ý chi tiết và viết phần Mở bài.
– Trình bày dàn ý trước lớp.
– Tìm biện pháp nghệ thuật để viết phần mở bài trong dàn ý nêu trên.
3. Hướng dẫn tự học
Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong
văn bản thuyết minh Họ nhà kim (Ngữ văn 9, tập một, tr.16).
————————

5

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
G.G. Mác-két
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Nhận thức được mối nguy hại khủng khiếp của việc chạy đua vũ trang,
chiến tranh hạt nhân.
– Có nhận thức, hành động đúng để góp phần bảo vệ hoà bình.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn
bản.
– Hệ thống luận đểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản.
2. Kỹ năng:
Đọc – hiểu văn bản nhật dụng bàn luận về một vấn đề liên quan đến
nhiệm vụ đấu tranh vì hoà bình của nhân loại.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
– Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hòa
bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. Ông được
nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1982.
– Văn bản trích trong bản tham luận Thanh gươm Đa-Mô-Clét của nhà
văn đọc tại cuộc họp sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển,Ác-hen-ti-na, Hi
Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô vào tháng 8 năm 1986.
2. Đọc – hiểu văn bản
a) Nội dung
– Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn nhân loại và sự phi lí của cuộc
chạy đua vũ trang.
– Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh.
b) Nghệ thuật
– Có lập luận chặt chẽ.
6

– Có chứng cứ cụ thể, xác thực.
– Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.
c) Ý nghĩa văn bản
– Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của
G.G.Mác-két đối với hòa bình nhân loại.
3. Hướng dẫn tự học
– Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân.
– Tìm hiểu thái độ của nhà văn với chiến tranh hạt nhân và hòa bình của
nhân loại được thể hiện trong văn bản.

———————–CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
(Tiếp theo)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Nắm được những hiểu biết cốt yếu về ba phương châm hội thoại:
phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
– Biết vận dụng hiệu quả phương châm quan hệ, phương châm cách thức,
phương châm lịch sự.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
Nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm
lịch sự.
2. Kỹ năng:
– Vận dụng phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm
lịch sự trong hoạt động giao tiếp.
– Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm quan hệ,
phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ
thể.
7

III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
– Phương châm quan hệ yêu cầu khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao
tiếp, tránh nói lạc đề.
– Phương châm cách thức yêu cầu khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn,
rành mạch, tránh nói mơ hồ.
– Phương châm lịch sự yêu cầu khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người
khác.
2. Luyện tập
– Tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm quan hệ.
– Phát hiện lỗi liên quan đến phương châm quan hệ trong một đoạn văn cụ
thể.
– Tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm cách
thức.
– Phát hiện lỗi liên quan đến phương châm cách thức trong một đoạn văn
bản cụ thể.
– Tìm những thành ngữ có nội dung liên quan đến phương châm lịch sự.
– Phát hiện lỗi liên quan đến phương châm lịch sự trong một đoạn văn bản
cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
Tìm một số ví dụ về việc không tuân thủ phương châm về lượng, phương
châm về chất trong một hội thoại.
———————–SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Củng cố kiến thức đã học về văn thuyết minh.
– Hiểu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
8

– Biết vận dụng và có ý thức sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong làm văn
thuyết minh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Tác dụng của yếu tố miêu trả trong văn thuyết minh: làm cho đối tượng
thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.
– Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: phụ trợ cho việc giới
thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh.
2. Kỹ năng:
– Quan sát các sự vật, hiện tượng.
– Sử dụng ngôn gnữ miêu tả phù hợp trong việc tạo lập văn bản thuyết
minh.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
– Hệ thống kiến thức đã học về văn thuyết minh.
– Các yếu tố miêu tả : những yếu tố làm hiện lên đặc điểm, tính chất nổi
bật về hình dáng, kích thước, vóc dáng, cách sắp xếp, bài trí…
– Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho việc thuyết minh về đối tượng thêm
cụ thể, sinh động, hấp dẫn, làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn
tượng.
2. Luyện tập
– Xác định đúng văn bản thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả với văn
bản miêu tả.
– Chỉ ra và nêu rõ được vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả trong văn
bản thuyết minh.
– Viết đoạn văn thuyết minh ngắn với đối tượng là sự vật quen thuộc có sử
dụng yếu tố miêu tả.
3. Hướng dẫn tự học
Viết đoạn văn thuyết minh về một sự vật tự chọn có sử dụng yếu tố miêu
tả.
9

———————–LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Có ý thức và biết sử dụng tốt yếu tố miêu tả trong việc tạo lập văn bản
thuyết minh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Những yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
– Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
2. Kỹ năng:
Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
III.Hướng dẫn thực hiện
1. Củng cố kiến thức
– Miêu tả có thể làm cho sự vật hiện tượng, con người hiện lên cụ thể
sinh động.
– Có thể sử dụng câu miêu tả, đoạn văn miêu tả trong bài văn thuyết
minh để giới thiệu đặc điểm từng bộ phận hoặc những điểm riêng của
đối tượng thuyết minh.
– Các yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh thực hiện nhiệm vụ của
thuyết minh là cung cấp thong tin chính xác những đặc điểm lợi ích
của đối tượng.
1. Luyện tập
– Tìm đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
– Tìm chi tiết của đối tượng trong bài văn thuyết minh cần miêu tả.

Viết câu văn miêu tả cho những chi tiết cần thiết của ddoois tượng
trong văn bản thuyết minh.

– Viết lại một đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
2. Hướng dẫn tự học.
10

– Chọn đề văn thuyết minh để luyện tập tìm ý, lập dàn ý.
– Vết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
———————–TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ
và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng động quốc tế về vấn đề này.
– Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức cơ hội và
nhiệm vụ của chúng ta.
– Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo
vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
2. Kỹ năng:
– Nâng cao một bước kỹ năng đọc – hiểu một văn bản nhật dụng .
– Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật
dụng.
– Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được
nêu trong văn bản.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
– Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ngày càng được
các quốc gia, các tổ chức quốc tế quan tâm đầy đủ, sâu sắc.
– Văn bản được trích trong tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về
quyền trẻ em họp ngày 30 tháng 9 năm 1990 tại trụ sở Liên Hợp quốc ở Niu Ooc
– Văn bản trình bày theo các mục, phần.
2. Đọc hiểu văn bản
a, Nội dung
11

– Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là vấn đề mang
tính nhân bản.
– Những thảm họa bất hạnh với trẻ em là thách thức với toàn thế giới.
– Những thuận lợi để bảo đảm quyền trẻ em.
– Những đề xuất.
b. Hình thức
– Gồm có 17 mục, chia thành 4 phần.
– Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.
c,Ý nghĩa văn bản.
Văn bản nêu nhân thức đúng đắn và hành động phải lmf vì quyền trẻ em.
3. Hướng dẫn tự học
– Tìm hiểu thực tế công việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
– Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về quyền trẻ em.
————————

12

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
(Tiếp theo)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao
tiếp.
– Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ (hoặc
không tuân thủ) các phương châm hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ
thể.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
– Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
2. Kỹ năng:
– Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
– Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội
thoại.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
– Vận dụng phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp.
– Nguyên nhân của việc không tuân thủ phương châm hội thoại
2. Luyện tập
– Phát hiện lời nói vi phạm phương châm hội thoại và phân tích.
– Lí giải nguyên nhân
3. Hướng dẫn tự học
Tìm trong truyện dân gian một số ví dụ về vận dụng hoặc vi phạm phương
châm hội thọai.
————————

13

XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ
ngữ xưng hô tiếng Việt.
– Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt.
– Đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
2. Kỹ năng:
– Phân tích để thấy rõ quan hệ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn
bản cụ thể.
– Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
– Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt có từ chỉ quan hệ gia đình và một số từ
chỉ nghề nghiệp.
– Hệ thống từ xưng hô tiếng Việt phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu
cảm.
– Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình
huống giao tiếp để xưng hô thích hợp.
2. Luyện tập
– Xác định các từ ngữ xưng hô được sử dụng trong văn bản cụ thể.
– Chỉ rõ tác dụng của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản cụ thể.
3. Hướng dẫn tự học
Tìm một số ví dụ về việc lựa chọn từ ngữ xưng hô khiêm nhường và tôn
trọng người khác.

14

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kì mạn lục)
Nguyễn Dữ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì.
– Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuậ
của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.
– Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ
đẹp truyền thống của họ.
– Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện.
– Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
2. Kỹ năng:
– Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể loại
truyền kỳ.
– Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự
có nguồn gốc dân gian.
– Kể lại được truyện.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
– Tác giả: Học sinh nắm được phần chú thích * trong SGk
– về tác phẩm:
+ Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm Truyền kì mạn lục.
+ Nguồn gốc cảu các truyện trong tác phẩm.
+ Nhân vật mà Nguyễn Dữ chọn kể.
+ Hình thức nghệ thuật.
2. Đọc hiểu văn bản
a. Nội dung
15

– Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương
– Thái độ của tác giả: Phê phán sự ghen tuông mù quáng, ngợi ca người
phụ nữ tiết hạnh.
b,Nghệ thuật
– Khai thác vốn văn học dân gian
– Sáng tạo về nhân vật, cách kể chuyện
– Tạo nên một kết thúc không mòn sáo.
c,Ý nghĩa văn bản
– Truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngựi ca vẻ đẹp truyện
thống của người phụ nữ Việt Nam.
3. Hướng dẫn tự học
– Tìm hiểu thêm về tác giả và tác phẩm Truyền kì mạn lục.
– Nhớ được một số từ Hán Việt trong văn bản.
———————–CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
– Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp của một người hoặc
một nhân vật.
– Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
– Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
– Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kỹ năng:
– Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
– Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình
tạo lập văn bản.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung
16