Chuẩn kiến thức, kĩ năng Lớp 3

1. Kiến thức

a)  Tiếng Việt

 Ngữ âm và chữ viết

 

– Nắm vững mẫu chữ cái viết hoa.

 

 

– Biết cách viết hoa một số tên riêng nước ngoài thường gặp.

 

 Từ vựng

– Biết thêm khoảng 200-250 từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về lao động sản xuất, văn hóa, xã hội, bảo vệ Tổ quốc, …

 

 

 

 Ngữ pháp

– Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.

 

 

– Nắm vững mô hình phổ biến của câu tường thuật và đặt câu theo những mô hình này.

 

– Dùng câu hỏi Ai? Cái gì?  Làm gì?  Thế nào?  Là gì? để nhận diện từng thành phần câu tường thuật.

– Biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm.

 

 

Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ

 

– Nhận biết biện pháp so sánh, nhân hóa trong bài học và lời nói.

 

b) Tập làm văn

– Bước đầu biết cấu tạo 3 phần của bài văn.

 

 

– Nhận biết các phần mở bài, thân bài và kết bài thông qua các bài tập đọc và các câu chuyện được học.

– Bước đầu nhận biết được đoạn văn và ý chính của đoạn văn đã học.

– Biết tìm ý chính của một đoạn văn.

– Bước đầu nhận biết được cấu tạo của một số loại văn bản thông thường.

– Nhận biết các phần của bức thư, lá đơn, báo cáo đơn giản về công việc.

2. Kĩ năng

a)  Đọc

  Đọc thông

– Đọc đúng, liền mạch các từ và cụm từ trong câu.

– Đọc trơn đoạn hoặc bài ngắn thuộc văn bản hành chính, phổ biến khoa học, báo chí và văn bản nghệ thuật có độ dài khoảng 200 chữ, tốc độ tối thiểu 70-80 chữ/phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu và nghỉ hơi ở chỗ cần tách ý trong câu.

 

 

 

 

 

– Đọc thầm bài để trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài.

 

  Đọc hiểu

– Hiểu nghĩa của từ ngữ, câu trong ngữ cảnh.

– Biết giải nghĩa từ bằng lời lẽ giản dị.

– Hiểu nội dung của đoạn, bài ngắn.

 

– Nhắc lại các chi tiết, trả lời câu hỏi về nghĩa của câu, về nội dung của đoạn, bài.

– Trả lời đ­ược câu hỏi về nội dung một số sơ đồ, biểu bảng thường gặp.

– Nhận biết ý chính của đoạn.

– Nêu ý chính của đoạn bằng một câu.

ứng dụng kĩ năng đọc

– Thuộc thêm một số thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao có trong các bài đọc. Thuộc thêm một vài đoạn thơ đã học.

 

b)   Viết  Viết chữ

 

Viết đúng và nhanh các kiểu chữ thường và chữ hoa cỡ nhỏ; viết chữ rõ ràng, đều nét, liền mạch và thẳng hàng.

 

Viết chính tả

– Viết bài chính tả có độ dài khoảng 60-70 chữ trong 15 phút, theo hình thức nghe-viết, nhớ-viết, không mắc quá 5 lỗi, trình bày t­ương đối sạch sẽ.

– Biết viết tên riêng Việt Nam và một số tên riêng nước ngoài.

– Biết phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài viết.

 

  Viết đoạn văn, văn bản

– Biết viết một số câu (khoảng 3-5 câu) theo chủ đề.

– Viết đoạn văn kể đơn giản theo gợi ý có độ dài khoảng 6-8 câu.

– Viết đoạn thông báo tin tức cá nhân, tin tức gia đình, trình bày phong th­ư.

– Điền vào tờ khai đơn giản in sẵn; viết đơn, viết báo cáo theo mẫu.

 

c) Nghe

Nghe-hiểu

 

– Kể lại được câu chuyện trong cuộc sống mà mình đã được nghe.

 

 Nghe-viết

– Nghe-viết bài chính tả có độ dài 70 chữ (trong đó có tên riêng; âm, vần khó hoặc âm, vần, thanh dễ sai do cách phát âm của địa phương).

– Ghi lại được ý chính của bản tin ngắn đã nghe.

 

d)  Nói

 Sử dụng nghi thức lời nói

 

– Biết dùng từ xưng hô và lời nói phù hợp với tình huống giao tiếp trong gia đình hoặc sinh hoạt tập thể.

 

Đặt và trả lời câu hỏi

– Biết đặt và trả lời câu hỏi trong giao tiếp, có chú ý đến văn hoá ngôn ngữ.

 

Thuật việc, kể chuyện

– Biết kể lại một đoạn hoặc câu chuyện đã nghe, đã đọc.

– Biết thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn, hoặc của văn bản phổ biến khoa học có nội dung thiết thực.

 

Phát biểu, thuyết trình

– Biết phát biểu ý kiến trong cuộc họp.

– Biết giới thiệu các thành viên trong tổ chức, đoàn thể mình tham gia.