Chuẩn Bị Đón Tết – Chuẩn Bị Cho Ngày Tết 2021

Chuẩn Bị Đón Tết – Chuẩn Bị Cho Ngày Tết 2021

Tết nguyên đán là một dịp lễ cổ truyền quan trọng của Việt Nam, ngày mà các thành viên dù có đi xa cũng trở về xum họp với gia đình. Ngày tết, mọi người cùng nhau sắm sửa, chuẩn bị để có một năm mới an lành và may mắn. Để chuẩn bị có một cái tết tươm tất nhất, điều quan trọng đó là chuẩn bị trước, trong bài viết này Kosko sẽ giúp bạn tổng hợp những công việc mà bạn nên làm vào dịp tết này.

tết cổ truyền việc nam

Những công việc cần chuẩn bị cho ngày tết

  • Trang hoàng lại bàn thờ và dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa

  • Sắm sửa chuẩn bị cho những ngày tết

  • Hoàn thành các khoản nợ cũ

  • Chăm sóc lại ngoại hình của bản thân

  • Bữa cơm đoàn viên

Trang hoàng lại bàn thờ và dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa

Một trong những việc quan trọng theo phong tục của người Việt đó là dọn dẹp và trang trí lại bàn thờ để những người thân đã khuất cùng trở về đón Tết cùng gia đình. Dọn dẹp và lau sạch sẽ những dụng cụ thờ, thay mới chân hương, thay cát mới và chuẩn bị trái cây và hoa trên bàn thờ. Ngoài ra bạn cũng cần bổ sung thêm đồ thờ cúng sử dụng vào dịp năm mới.

Kế đến đó là dọn dẹp sạch sẽ không gian của toàn bộ gia đình trước khi bước sang một năm mới. Hãy cố gắng quét dọn và lau chùi tất cả các ngóc ngách trong nhà từ phòng khách, phòng ngủ đến nhà bếp, những nơi ít đụng tới để mọi thứ thật sạch sẽ và tươm tất. Sử dụng các cây chổi dài và cao dọn dẹp sạch mạng nhện các bị trí cao, sử dụng vòi xịt áp lực để rửa các nội thất ghỗ, …

>> KINH NGHIỆM TỰ DỌN DẸP, VỆ SINH NHÀ CỬA KHOA HỌC ĐÚNG CÁCH

 

dọn dẹp nhà cửa ngày tết

Bạn cũng có thể mua thêm cây cảnh bổ sung giúp không khí xuân trong căn nhà của bạn tràn đầy hơn.

Mua sắm chuẩn bị cho ngày tết

Hoa và cây cảnh dịp tết như đào mai, quất, … một phần không thể thiếu trong dịp tết, chúng giúp nhà cửa của bạn tươi mới và đầy sắc xuân. Mỗi loài cây lại có một ý nghĩa và lại kén với mỗi gia đình, do vậy tùy thuộc vào sở thích mà chúng ta lựa chọn. Bên cạnh bàn thờ gia tiên cũng nên có các loại hoa cúng đem lại may mắn như vạn thọ, cúc, cát tường…

Thời điểm tết mọi hoạt động mua bán tại các chợ và siêu thị sẽ đóng, do vậy việc chuẩn bị tích trữ trước tết là điều đương nhiên. Những món ăn cổ truyền ngày tết cũng rất đa dạng, đặc biệt là các món dâng cúng tổ tiên ngày tết. Một số loại thực phẩm phổ thông như thịt, cá, trứng, gạo, gia vị cũng như các loại rau quả thật sớm để tránh không tìm được chỗ mua hoặc mua với giá cao.

mua sắm chuẩn bị dịp tết

Bạn cũng cần chuẩn bị các loại bánh mứt, bánh kẹo để tiếp đã khách đến thăm nhà dịp tết. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bánh mứt với nhiều mức giá và chất lượng khác nhau, vì vậy nên tìm mua ở những cơ sở sản xuất uy tín, chất lượng để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình và khách đến thăm suốt dịp Tết. Đừng quên mua bao lì xì, nước nho lên men, chén dĩa, nồi chảo… nhé!

Khác với ngày trước khi còn khó khăn thì việc sắm sửa quần áo là điều khó khăn, chủ yếu dịp tết mới được sắm sửa. Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng, việc mua quần áo mới là điều hết sức đơn giản và dễ dàng. Bạn có thể cân nhắc mua những loại áo đặc trưng như áo dài để sử dụng vào các ngày tết, áo dài để đi chùa đền, …

Hoàn thành các khoản nợ cũ

Theo quan niệm xưa, việc để nợ kéo dài qua năm mới sẽ mang lại điều xui, hao tài vận trong năm mới sắp đến. Chính vì vậy, hãy cố gắng trả các khoản nợ mà mình còn đang mắc nhé. Nếu quá khó khăn, hãy cân nhắc và thương thuyết với các chủ nợ do ngày tết thì mọi người đều có nhu cầu mua sắm nhiều vào dịp tết.

Chăm sóc ngoại hình bản thân

Dĩ nhiên rồi, một năm mới ai cũng muốn mình có một diện mạo tuyệt vời nhất để cùng đón tết với gia đình và bạn bè. Trải qua một năm bận rộng thì việc đầu tư vào bản thân là một món quà xứng đáng, hãy thử mới một kiểu tóc, màu tóc mới, một bộ móng tay, phụ kiện mới, …

chăm sóc ngoại hình cho dịp tết

Với mức chi tiêu lớn hơn, các chị em có thể đầu tư thêm mỹ phẩm, trang sức đắt tiền để sử dụng khi đi chơi tết.

Bữa cơm đoàn viên

Chuẩn bị Tết như thế nào là đúng nhất, thì bạn chỉ cần làm theo những điều phía trên và quan trọng nhất chính là tham gia bữa ăn tất niên đoàn tụ cuối năm. Dù bôn ba làm việc xa gia đình thì bạn cũng nên tranh thủ cố gắng sắp xếp mọi việc và về tham gia bữa cơm đoàn tụ đêm 30 để tình cảm gia đình thêm gắn bó và bày tỏ sự thành kính với những người đã khuất, cùng nhau đi qua năm cũ và chào đón một năm mới với nhiều điều mới mẻ.

bữa cơm đoàn viên ngày tết

Những phong tục truyền thống trong ngày Tết

Dù cuộc sống hiện đại dần phổ biến nhưng những phong tục truyền thông dịp Tết Nguyên Đán vẫn được duy trì ngày nay. Có rất nhiều phong tục thú vị và đặc sắc để đón Tết tại Việt Nam, đây cũng là những nét đẹp trong phong tục đón Tết của người Việt

  • Cúng ông Táo

  • Gói bánh chưng ngày tết

  • Bày mâm ngũ quả

  • Thăm mộ tổ tiên

  • Cúng tất niên

  • Xông đất đầu năm

  • Chúc tết và mừng tuổi

Cúng ông Táo

Phong tục cúng ôn Táo đã có từ rất lâu, đây cũng là công việc đầu tiên sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng. Chính vì lý do đó mà tới ngày này các gia đình người Việt sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ và làm lễ cúng để tiễn ông Táo về trời. Lễ cúng gồm có hương, nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ)

cúng ông táo

Gói bánh chưng

Tại các thành phố lớn có lẽ bạn sẽ ít gặp hơn nhưng tại nông thôn thì gói bánh trưng ngày tết là một phong tục vô cùng phổ biến và quen thuộc. Các gia đình sẽ giúp đỡ nhau, tụ tập gói bánh chưng, bánh tét để làm quà biếu Tết và các ngày 28, 29 tết hàng năm. Phải là người có bàn tay vô cùng khéo léo mới có thể gói bánh thật đẹp và thật chặt, nếu không bánh sẽ nứt và thấm nước, gây nhão bánh. Ăn bánh chưng để nhớ về công ơn của tổ tiên, cha mẹ và gợi nhớ đến câu chuyện vua Hùng kén phò mã từ rất lâu đời.

gói bánh chưng ngày tếtgói bánh chưng ngày tết

Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả tượng trưng cho Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ theo quan niệm của Khổng giáo với nghĩa chung sâu sắc, gắn liền vơi sụ hiếu thảo và mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Mâm ngũ quả vô cùng quan trọng, mang ý nghĩa lâu đời không thể thiết trong ngày tết của người Việt.

bày mâm ngũ quả ngày tết

Thăm mộ tổ tiên

Thăm mộ tổ tiên để tưởng nhớ công sinh thành của các thế hệ đi trước đã hi sinh cho con cháu. Trước Tết, con cháu trong gia tộc sẽ tranh thủ tề tựu đông đủ, cùng nhau đi thăm và quét dọn mồ mã tổ tiên. Mỗi gia đình đều đem theo hương đèn, hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu, cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của năm cũ, ước mong những điều tốt lành cho năm mới sắp đến. Thăm mộ cũng là cách nhiều gia đình dạy dỗ cho con cháu về tinh thần uống nước nhớ nguồn, là dịp để mọi người cùng tụ họp sau một năm.

Cúng tất niên

Ngày Tất niên (ngày trước năm mới, ngày tổng kết năm cũ) có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng “Ông ba mươi”. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa để làm phước làm phúc.

Cúng tất niên ngày tết

Xông đất

Sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất. Theo quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm rất quan trọng vì vậy, các gia đình thường chọn những người hợp tuổi, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình.

Chúc tết và mừng tuổi

Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới. Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa.

chúc tết và mừng tuổi ngày tết

Đi lễ chùa đầu năm

Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.

đi chùa ngày tết đầu năm

Trên đây là những công việc, vật dụng cần chuẩn bị cho dịp tết Tân Sửu 2021 sắp tới, mong rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn. Tìm hiểu các bài viết khác tại KOSKO Việt Nam.