Chùa Yên Tử – chốn linh thiêng thanh tịnh ở Quảng Ninh | Phuotvivu
Nếu tới Quảng Ninh nhưng chưa biết du lịch ở những địa điểm nào? Vậy, Chùa Yên Tử là điểm đến mà bạn không nên bỏ qua. Chùa Yên Tử hay còn được biết đến là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử hay chùa Lân cùng tên chữ là Long Động Tự. Không chỉ là địa điểm nổi tiếng, tour du lịch chùa Ba Vàng – Yên Tử còn là chốn thờ tự linh thiêng. Đến với chùa, bạn sẽ được thanh tĩnh cùng khung cảnh thiên nhiên đẹp đến choáng ngợp. Nếu chưa biết tại sao nên thêm chùa Yên Tử vào lịch trình du lịch Quảng Ninh của mình. Theo kinh nghiệm đi du lịch chùa Yên Tử của Phượt Vi Vu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra những đáp án chính xác nhất. Hãy cùng theo chân Phượt để khám phá chùa Yên Tử nhé!
Nội Dung Chính
1. Chùa Yên Tử ở đâu?
Chùa Yên Tử là địa điểm thuộc trong khu di tích nổi tiếng của danh thắng cùng tên. Khu di tích này là một quần thể bao gồm chùa, am, tháp, các tượng tháp, rừng cây cổ thụ cùng với cảnh vật thiên nhiên. Tổng quần thể này kéo dài từ dốc Đỏ lên đến đỉnh núi Yên Tử. Quần thể di tích chùa Yên Tử có vị trí nằm gần đường 18A thuộc địa phận xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. Trong quần thể chùa chiền ở Yên Tử, chùa Đồng có vị trí nằm trên đỉnh thiêng Yên Tử với độ cao 1.068m (so với mực nước biển).
Kinh nghiệm đi tour du lịch chùa Ba Vàng – Quảng Ninh: Leo núi chinh phục đỉnh Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)
Từ thời xa xưa, Yên Tử đã được biết đến là thánh địa của Phật Giáo. Và là vùng đất thiên. Tại đây, vua Trần Nhân Tông đã sáng lập nên dòng Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. Vì vậy, hằng năm Yên Tử luôn đón hàng ngàn lượt khách ghé thăm để chiêm ngưỡng hoặc cúng bái. Trong đó, ngoài các tăng, ni, Phật tử thì các khách du lịch tứ phương cũng tìm đến Yên Tử để dâng hương, bái Phật và tham quan, vãn cảnh.
Có thể bạn quan tâm: Du lịch Yên Tử 1 ngày: kinh nghiệm, lịch trình & chi phí
2. Lịch sử Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Trần Nhân Tông lên ngôi vào năm 1278. Ngay sau khi lên ngôi, ông phải đối mặt với sự xâm lăng của quân phương Bắc do Hốt Tất Liệt thống lĩnh. Dưới sự chỉ đạo của hai vị vua Trần cùng sự cầm quân tài ba của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Tất cả binh lính Nguyên – Mông đều đã được đẩy lùi.
Kinh nghiệm đi tour du lịch chùa Ba Vàng – Yên Tử: Cổng vào Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)
Đến năm 1287, quân Nguyên – Mông lại một lần nữa quay lại xâm lược. Hai vị vua Trần cùng Trần Quốc Tuấn đã tiếp tục lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh bại một trong những đội quân mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Sau khi dẹp yên quân giặc lần nước, an dân vua Trần Nhân Tông đã truyền ngôi cho Thái Tử Trần Nguyên. Ông lên làm Thái Thượng Hoàng và bắt đầu đi tìm con đường tu tập. Ông chính là vị tổ sáng tạo cũng như xây dựng nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử linh thiêng mang đậm chất văn hóa tôn giáo tín ngưỡng người Việt.
Giai đoạn thành lập thiền viện Trúc Lâm
Sau khi thoái vị, Trần Nhân Tông đã quyết định chọn Yên Tử làm nơi xây dựng thiền viện Trúc Lâm và là nơi tu hành, tịnh dưỡng. Vào năm 1293, Vua đã cho sửa sang lại tổng thể chùa Lân để thêm phần trang trọng và uy nghiêm. Tại nơi đây, vị Phật hoàng thường hay tụng kinh, giảng đạo cho chư tôn, tăng ni đến nghe.
Cùng với Phật hoàng Trần Nhân Tông còn có hai vị thiền sư Pháp Loa và Huyền Quang. Hai vị chính là môn đệ cũng như người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
Sau khi đức Phật hoàng quy tiên tại non Yên Tử linh thiêng. Hai vị Đại thiền sư Pháp Loa và Huyền Quang đã tiếp nối và xây dựng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ngày càng phát triển. Thiền phái như sợi chỉ đỏ chạy dọc chiều dài lịch sử triều đại của nhà Trần. Và sợi chỉ đỏ đó đã làm phong phú đời sống văn hóa tâm linh của người dân. Khiến cho Phật giáo ngày càng hưng thịnh.
Giai đoạn tái cấu trúc và xây dựng lại Trúc Lâm Yên Tử
Mặc dù đã rất nổi tiếng với người dân trong đời sống tâm linh. Nhưng thời gian cùng những chiến tranh đã làm cho một số kiến trúc nằm trong khuôn viên Trúc Lâm Yên Tử bị phá hủy. Giai đoạn nặng nề nhất chính là khi kháng chiến chống Pháp. Và công trình chỉ còn lại mộ tháp của các thiền sư. Mặc dù vậy, cho đến năm 2002, chùa Lân mới được tái cấu trúc và xây dựng lại từ đầu. Những viên đá, viên ngói, khối gỗ đầu tiên đã được bàn tay của những nghệ nhân kiến trúc cổ đặt trên nền đất với diện tích gần 180.000m2. Đây là một sự đánh dấu cho việc khôi phục quy mô to lớn của Trúc Lâm Yên Tử.
Đến hiện tại, quần thể khu di tích danh thắng Trúc Lâm chùa Yên Tử vẫn là một địa điểm tâm linh lớn nổi tiếng trong cả nước. Hằng năm, chùa Yên Tử đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan. Họ tìm đến đây, để lễ phật, để thư giãn và cũng như ngắm nhìn một công trình đồ sộ của Yên Tử.
3. Chùa Yên Tử bao nhiêu m?
Đỉnh núi Yên Tử cao 1.068m và chặng đường chạm đến kiến trúc cao nhất của chùa là không hề ngắn. Tổng chiều dài đường bộ để bạn có thể chinh phục Yên Tử sẽ mất khoảng 6 giờ liên tục. Nhưng, chặng đường này không phải đi thẳng một mạch lên. Mà bạn có thể dừng lại và khám phá quần thể di tích lớn với nhiều chùa, am có quy mô từ nhỏ đến lớn. Trong đó, có một số di tích nổi tiếng gắn liền với những sự kiện lịch sử như: Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.
Tour Chùa Ba Vàng – Yên Tử: Chùa nhìn từ trên cao. (Hình ảnh: Internet)
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử là nơi để các nhà sư, cư sĩ tu học. Đây cũng là nơi diễn ra các khóa tu ngắn và dài ngày của những người yêu thích Phật pháp. Các khóa tu thường không giới hạn tuổi tác và diễn ra từ 3 ngày cho đến nửa tháng. Ngoài ra, bạn còn sẽ băng qua Suối Giải Oan, chùa Giải Oan, tháp Huệ Quang, chùa Hoa Yên, chùa Đồng,… Tất cả những di tích này đều nằm trong khuôn viên rộng rãi. Và tọa lạc trên ngọn núi Yên Tử cao 1.068m kia.
4. Yên Tử cao nhiêu bậc thang?
Nếu nhắc đến những ngày xưa cũ, đường lên Yên Tử chỉ có một cách duy nhất chính là theo đường đi bộ lên. Bạn sẽ phải len lỏi theo lối mòn và vượt qua bạt ngàn cây cỏ, băng qua những dưới tán rừng trúc, rừng thông. Nhưng hiện tại, bạn có thêm một lựa chọn nữa đó là theo đường cáp treo hiện đại để vượt qua núi rừng và tìm đến những di tích Yên Tử ở trên cao.
Kinh nghiệm đi du lịch Quảng Ninh: Chinh phục tour chùa Ba Vàng – Yên Tử để khám phá các bậc thang cao ngất ngưỡng. (Hình ảnh: Internet)
Dù có cáp treo, nhưng vấn có nhiều người chọn con đường du lịch truyền thống. Đó là vì họ có thể chậm rãi thăm thú cũng như ngắm nhìn thiên nhiên đất trời bao quanh nơi đây. Con đường này kéo dài trên 6km. Và được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp rất chắc chắn, thuận tiện dù độ dốc khá lớn.
Hiện tại, vẫn chưa có số liệu thống kê chính xác chùa Yên Tử có tổng cộng bao nhiêu bậc thang. Tuy nhiên, với một quãng đường khá dài như vậy thì tổng số lượng bậc thang phải tính lên con số hàng ngàn, thậm chí hơn. Thông thường, mọi người đều không thể tính được số bậc thang do trong quá trình di chuyển quá mệt. Hoặc, khi lên đến tháp Tổ thì họ rẻ vào tham quan và nghỉ ngơi tại đây.
Nếu như bạn vẫn thắc mắc chùa Yên Tử có bao nhiêu bậc thang? Vậy thì hãy chọn khu du lịch chùa Yên Tử này làm chuyến khám phá tiếp theo và tính xem nơi đây có bao nhiêu bậc thang nhé!
5. Những kinh nghiệm khi đi lễ chùa ở Yên Tử
5.1. Thời điểm du lịch Yên Tử.
Nếu bạn muốn đi tham quan hay vãn cảnh thì khoảng thời gian tuyệt vời nhất ở Yên Tử là đầu xuân. Khoảng từ ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch thì Yên Tử có vô vàn lễ hội náo nhiệt và sôi động. Lễ hội Yên Tử đầu xuân luôn có số lượng khách du lịch rất lớn. Kinh nghiệm đi chùa Yên tử của Phượt là nếu bạn không muốn thực hiện chuyến du lịch quá đông đúc thì hãy chọn thời điểm tháng 2 và 3 âm lịch. Thời gian này, số lượng khách đến Yên Tử sẽ ít hơn nhiều so với tháng Giêng.
5.2. Đi chùa Yên Tử nên cầu gì?
Khi đi lễ chùa thì thường mọi người sẽ cầu về tài, lộc, bình an cũng như duyên phận. Nhưng khi đến với chùa Yên Tử thì nên cầu gì? Câu trả lời có lẽ là tài lộc. Bởi vì đây là điều mà được nhiều người truyền tai nhau nhiều nhất. Ở khu vực cao nhất của đỉnh núi Yên Tử, chùa Đồng chính là ngôi chùa linh thiêng nhất của trung tâm Phật giáo này. Tương truyền rằng, khi bạn leo lên đỉnh chùa Đồng và xát tiền vào cột, chuông hay các khánh ở nơi đây. Thì bạn sẽ gặp may mắn cả năm trong làm ăn cũng như cuộc sống. Tiền dùng để chà xát thường được đem về và để lên bàn thờ thì tài lộc, may mắn sẽ theo bạn cả năm.
5.3. Hành trình lên chùa Yên Tử
Để có thể chinh phục Yên Tử, bạn có thể trải nghiệm hai việc di chuyển lên đỉnh như sau:
Trekking/ Leo bộ
Quãng đường di chuyển từ bãi đỗ xe lên đến đỉnh chùa Đồng ước tính khoảng hơn 6km. Thông thường, để có thể hoàn toàn chinh phục và thăm viếng chùa Đồng. Bạn sẽ phải mất khoảng 6 đến 8 tiếng đồng hồ tùy theo điều kiện sức khỏe. Quãng đường di chuyển lên chùa Đồng có những chỗ khá dốc và khó đi. Vì vậy, trải nghiệm leo bộ này thường được những du khách trẻ tuổi và có sức khỏe lực chọn. Hoặc, nếu bạn có sức khỏe dẻo dai và năng lượng tràn trề. Bạn cũng nên tham gia trải nghiệm này để chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt vời ở Yên Tử. Một lời khuyên nhỏ là bạn nên chọn trang phục gọn nhẹ, mang giày thể thao (hoặc giày leo núi). Và chuẩn bị đồ ăn nhẹ, nước uống.
Cáp treo
Cáp treo là một lựa chọn giúp bạn tiết kiệm thời gian và hoàn thành chuyến du lịch chùa Yên Tử nhanh nhất. Nếu bạn có thể kết thúc ở Yên Tử nhanh thì bạn sẽ được tham quan những nơi khác. Cụ thể như chùa Ba Vàng hay đến Vịnh Hạ Long trong tour Quảng Ninh. Đối với những du khách lớn tuổi hay không có thể trạng tốt thì cáp treo cũng sẽ giúp bạn hoàn thành hành trình dễ dàng hơn. Không những vậy, khi sử dụng cáp treo thì bạn còn có thể chiêm ngưỡng được khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Yên Tử. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời khi đến với Yên Tử.
Kết hợp thêm tour Ba Vàng hấp dẫn từ Hà Nội cùng với chùa Yên Tử.
Khi sử dụng cáp treo, bạn nên mua trọn cả 2 tuyến. Bạn không nên mua vé cáp treo ở giữa đường vì chi phí sẽ đắt hơn. Cáp treo sẽ chỉ đưa bạn đến tượng An Kỳ Sinh. Và để lên chùa Đồng thì bạn vẫn phải leo bộ thêm khoảng 200m nữa.
Hệ thống 2 tuyến cáp treo Yên Tử
- Tuyến 1 (chùa Giải Oan – Hoa Yên): một chiều là 120.000 vnđ/ vé – Khứ hồi 200.000 vnđ/ vé.
- Tuyến 2 (chùa Một Mái – An Kỳ Sinh): một chiều là 120.000 vnđ/ vé – Khứ hồi 200.000 vnđ/ vé.
- Cả 2 tuyến: một chiều 120.000 vnđ/ vé – Khứ hồi là 280.000 vnđ/ vé.
Tìm hiểu thêm thông tin: Yên Tử ở đâu? Hướng dẫn đường đi từ Hà Nội đến Yên Tử
5.4. Hướng dẫn sắm lễ đi chùa Yên Tử
Khi sắm lễ đi chùa Yên Tử, cách tốt nhất là bạn nên mua sắm lễ chay. Cụ thể như: hương trầm chất lượng an toàn, hoa tươi, trái cây chín, xôi,… Nếu bạn mua những vật lễ mặn thì chỉ có thể đặt trong khu vực chùa có thờ Đức Ông, Thánh, Mẫu. Lễ mặn chỉ được dâng ở ban thờ hoặc điện thờ. Còn đối với khu vực Phật điện (chính điện) chỉ được dâng lễ chay. Tuyệt đối không được dâng lên lễ mặn. Nên tốt nhất, bạn nên mua những lễ vật chay.
Một lưu ý khác là khi chuẩn bị lễ đi chùa Yên Tử thì tiền âm phủ, vàng mã không được sắm dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có chuẩn bị sắm sửa lễ thì chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh hay Thánh Mẫu, Đức Ông. Ngay cả tiền thật thì bạn cũng không nên đặt ở hương án nơi chính điện. Số tiền này nên bỏ vào hòm công đức tại chùa.
6. Những địa điểm tham quan ở Yên Tử
Đền Trình (chùa Bí Thượng):
Là nơi đầu tiên bạn đến trước khi hành hương lên Khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử.
Đền Trình (chùa Bí Thượng). (Hình ảnh: Internet)
Chùa Suối Tắm:
Nơi gắn liền với truyền thuyết vua Trần Nhân Tông đã dừng chân, nghỉ ngơi. Suối tại chùa có tên là Suối Tắm.
Chùa Suối Tắm. (Hình ảnh: Internet)
Chùa Cầm Thực:
Chùa được xây dựng vào thời Trần và bị phá hủy trong chiến tranh. Nay đã được xây dựng và khôi phục lại.
Chùa Cầm Thực ở Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)
Chùa Giải Oan:
Tương truyền rằng, khi vua Trần Nhân Tông bỏ ngôi đi tu, các cung tần mỹ nữ vì mong muốn ngài quay trở về triều đình nên đã đến đây thuyết phục. Nhưng nhà Vua tỏ rõ quyết định ở lại Yên Tử và khuyên họ về làm lại cuộc đời. Để tỏ lòng trung thành, một số người đã đằm mình dưới suối để tự vẫn. Vì thương tiếc họ, nhà Vua đã lập đàn để cúng giải oan cho các cung phí ấy. Nơi dựng đàn tràng về sau được gọi là chùa Giải Oan. Ngay bên cạnh là dòng suối Giải Oan.
Cầu Giải Oan bên cạnh chùa Giải Oan. (Hình ảnh: Internet)
Chùa Hoa Yên:
Ngôi chùa lớn nhất ở Yên Tử. Đây là nơi Phật Hoàng và các vị tổ sư Trúc Lâm Yên Tử giảng đạo.
Chùa Hoa Yên – Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)
Cụm Tháp Hòn Ngọc:
Là cụm tháp của những nhà sư tu hành ở đây từ cuối thời Lê cho đến đầu thời Nguyễn. Bao gồm: 4 ngọn tháp đá và gạch, ba ngọn tháp đá còn tương đối nguyên vẹn và một ngọn tháp gạch. Ngoài ra, còn có năm ngôi mộ của các nhà sư tu hành tại Yên Tử.
Cụm Tháp Hòn Ngọc. (Hình ảnh: Internet)
Khu Tháp Tổ:
Nơi cất giữ một phần xá lị của Phật Hoàng Trần Nhân Tông cùng xá lợi của các vị tu hành khác trên núi Yên Tử.
Tháp Tổ Quảng Ninh. (Hình ảnh: Internet)
Chùa Một Mái:
Là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông thường đọc sách, soạn kinh. Chùa thờ Tam Tổ Trúc Lâm, Phật Tổ và thờ Mẫu.
Chùa Một Mái sừng sững bên cạnh vách đá. (Hình ảnh: Internet)
Am Ngự Dược, Am Thung:
Là nơi Phật Hoàng điều chế thuốc, không chỉ chữa bệnh cho các nhà sư trên núi Yên Tử mà còn phân phát thuốc cho bách tính vào lúc dịch bệnh.
Am Thung, Am Ngự Dược. (Hình ảnh: Internet)
Chùa Bảo Sái:
Chùa được đặt tên theo đệ tử thân tín của Phật Hoàng. Đây là nơi tu hành của đệ tử này.
Chùa Bảo Sái Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)
Chùa Vân Tiêu:
Là nơi tu luyện của các vị tăng sĩ.
Chùa Vân Tiêu. (Hình ảnh: Internet)
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông:
Tượng mới được đúc trong những năm gần đây. Tượng bằng đồng nguyên khối cao 15m và nặng 138 tấn.
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. (Hình ảnh: Internet)
Tượng An Kỳ Sinh:
Theo truyền thuyết, đây là tượng của một vị tu sĩ hóa đá.
Bức tượng An Kỳ Sinh độc đáo. (Hình ảnh: Internet)
Khi Phật Hoàng còn tại thế, đây là nơi ngài ngồi tọa thiền với một bên là vách đá dựng đứng. Về sau, chùa được vợ chúa Trịnh công đức xây dựng và có nguyên liệu chủ yếu là đồng. Đến năm 2007, chùa được trùng tu và tái cấu trúc như ngày nay. Chùa Đồng hiện thờ Phật Thích Ca và 3 pho tượng Tam tổ Trúc Lâm.
Chùa Đồng. (Hình ảnh: Internet)
Thông tin hấp dẫn: Chùa Đồng Yên Tử – ngôi chùa làm bằng đồng lớn nhất Châu Á
Chùa Yên Tử
Là chốn thờ tự linh thiêng trên vùng đất Quảng Ninh. Nếu bạn có kế hoạch đến Quảng Ninh du lịch thì đừng bỏ qua ngọn núi Yên Tử cùng những công trình kiến trúc chùa chiền này. Chắc chắn hành trình chinh phục những ngôi chùa ở Yên Từ và chiêm ngưỡng khung cảnh yên bình ở nơi đây. Sẽ giúp bạn có chuyến du lịch Quảng Ninh nói chung và Yên Tử nói riêng tuyệt vời nhất đấy!
Kinh nghiệm đi tour du lịch chùa Ba Vàng – Quảng Ninh: Chùa Yên Tử. (Hình ảnh: Internet)
Xem thêm các tips hay: Kinh nghiệm du lịch tự túc khám phá toàn bộ Việt Nam
Đừng bỏ lỡ các tips du lịch tiết kiệm:
Xem tại bài viết: Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch tự túc giá rẻ để biết các bí quyết lên kế hoạch, đặt vé máy bay, đặt tour và đặt khách sạn tiết kiệm nhất. Đặt tour du lịch tự túc trên khắp Việt Nam giá rẻ hơn hoặc miễn phí bằng cách tham gia chương trình referral khi mời bạn bè đăng ký tài khoản và đặt tour tại Phuotvivu. Sau khi người mời hoàn tất bất kỳ hoạt động du lịch nào trên Phuotvivu, bạn sẽ nhận được 50k/ 1 người mời. Xem hướng dẫn