Chùa Cao Linh – Ngôi chùa tâm linh nổi tiếng của Hải Phòng
Chùa Cao Linh – Một ngôi chùa có lối kiến trúc pha giữa truyền thống Phương Đông và nét hiện đại của Phương Tây. Kiến Trúc này đã làm cho chùa Cao Linh vừa hoành tráng vừa khác biệt với những ngôi chùa khác.
Chùa Cao Linh ở đâu?
Nằm ở phía tây cửa ngõ của thành phố Hải Phòng, giữa một vùng đất cao ráo và rộng lớn. Chùa Cao Linh tọa lạc tại thôn Bắc Hà, xã Bắc Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
Chùa Cao Linh có diện tích 49.000m vuông, cách trung tâm thành phố 12km, bốn bề đều là quốc lộ.
Đây là ngôi chùa có lịch sử lâu đời bậc nhất của Hải Phòng – hơn 300 năm.
Chùa Cao Linh trùng tu vào đời Hậu Lê cách đây hơn 300 năm trước được ghi lại ở bia đá trong chùa và do dòng họ Lê Văn trong làng Hà Liên xây dựng.
Kiến trúc đặc biệt của Chùa Cao Linh
Chùa mang dáng dấp kiến trúc của Đông Nam Á và tra trộn chút kiến trúc của Phương Tây, chùa cũng có hệ thống tam cấp đồ sộ.
Bên trên là các mái cong có rồng và các họa tiết ngồi chầu, bên cạnh đó là hình Phật A Di Đà được chạm nổi cùng ngàn mây vô cùng trang nghiêm và rực rỡ.
Chính giữa tam cấp là ba vị Tây Phương Tam Thánh được chạm trổ công phu và điêu luyện. Trên đỉnh của mái cao nhất tam cấp chính là hình ảnh bánh xe pháp luân tượng trưng cho sự luân hồi, trên nữa là đóa sen vô ưu thể hiện sự thanh tịnh vô hạn.
Bước qua tam cấp là khuôn viên rộng lớn và vô cùng trang nghiêm, hai bên đường đi vào đại điện là các pho tượng Phật uy nghi được xếp ngay ngắn thẳng hàng, chính giữa là một hương án nghi ngút nhang khói, tất cả được bố trí vô cùng tinh tế và chính xác.
Ngoài ra trong chùa cũng có rất nhiều công trình đẹp và ấn tượng như các bảo tháp đặt di cốt của các trụ trì chùa Cao Linh, chiếc chuông đồng 3,2 tấn, bức bình phong bằng đá với 6 điều được coi là tông chỉ của chùa.
Tuy nhiên, điều làm cho du khách thập phương và đông đảo các Phật tử thấy tâm thanh tịnh và nhẹ nhàng lại chính là khu vườn nơi đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp cho các đại đệ tử của mình.
Trung tâm vòng tròn là một đài phun nước, bên cạnh là pho tượng Đức Phật Thích Ca an tọa khai giảng cùng chúng đại đệ tử trang nghiêm lắng nghe, tạo nên khung cảnh chiêm bái ngưỡng vọng tôn kính giúp quên hết lo âu, buồn phiền.
Có thể nói từng khuôn viên, từng diện tích của ngôi chùa đã được trụ trì và những người thợ xây dựng với lòng tâm đức và tài năng của mình để bố trí thật khéo léo, khoa học nhưng vẫn giữ được sự trang nghiêm, thành kính và tuân thủ các quy tắc cơ bản.
Với đường nét xây dựng độc đáo, nghệ thuật kiến trúc đậm đà bản sắc văn hóa Phật Giáo, Chùa là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của những người con Phật trong khắp nội ngoại thành phố.
Đây là điểm tham quan du lịch của các du khách trong và ngoài nước và cũng là điểm nhấn nổi bật trong toàn cảnh khu danh thắng du lịch nổi tiếng Núi Voi.
Khám phá khuôn viên chùa Cao Linh
Chùa Cao Linh có khuôn viên khá rộng. Ngay dưới chân cổng ra vào được nhà chùa đặt 6 linh vật mang ý nghĩa trấn giữ, bảo vệ chùa.
Ngôi bảo điện của chùa có thiết kế theo lối kiến trúc quen thuộc của Phật giáo có hình chữ Đinh, gồm 3 gian tiền đường và một hậu cung.
Bên trong chánh điện bày trí bằng những câu đối truyền thống và thờ những bức tượng Phật như: sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Phật Thích Ca Mâu Ni,…
Ngày nay, với sự dìu dắt của trụ trì Đại Đức Thích Giác Nghiên, ngôi chùa đã có thiết kế hoàn thiện hơn với tòa Đại Hùng Bảo Điện – Cổng Ngũ Quan – Vườn Tháp – La Hán Đường – Vãng Sinh Đường – Thiền Đường – Niệm Phật Đường và các công trình khác.
Với đường nét độc đáo, mang đậm kiến trúc Phật giáo, chùa Cao Linh là nơi trung tâm của tín ngưỡng và là nơi tổ chức các hoạt động hội hè, văn hóa, các khóa tu tập cho phật tử và quần chúng nhân dân.
Ngôi chùa còn được biết đến với những khóa học đạo đức, khóa tu mùa hè thu hút hàng trăm, ngàn Phật tử từ khắp nơi trên khắp đất nước cũng như trên thế giới.
Bên cạnh đó là vô số những hoạt động ý nghĩa như các chuyến đi tới miền Trung bị thiên tai lũ lụt, tặng quà Tết cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cầu siêu cho các Anh Hùng Liệt Sỹ.
Chùa Cao Linh là nơi thờ cúng và chiêm bái tín ngưỡng, góp phần không nhỏ truyền bá Phật giáo tới cuộc sống của người dân, hướng con người tới vẻ đẹp chân – thiện – mỹ và là nơi để mỗi khi muộn phiền với cuộc sống ồn ào, náo nhiệt người ta có thể trở về tịnh tâm, an lạc.
© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền, TẠI ĐÂY!