Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Các giai đoạn của chu kỳ

Chu kỳ kinh doanh được ví như một quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng đến mọi người, nó có thể là một nhà kinh doanh nhỏ lẻ, hay thậm chí là một doanh nghiệp. Vậy tại sao chu kỳ kinh doanh lại ảnh hưởng sâu sắc đến với thị trường doanh nghiệp như vậy? Và một doanh nghiệp sẽ phải trải qua những giai đoạn nào để đưa thương hiệu đến với khách hàng của mình thì bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi đó. 

Chu kỳ kinh doanh là gì? 

Khái niệm về chu kỳ kinh doanh

Chu kỳ kinh doanh (tiếng anh là Business Cycle), đây là quá trình diễn ra hoạt động mở rộng sản xuất, phát triển sau đó đến giai đoạn suy thoái, thu hẹp và sau đó chuyển sang giai đoạn phục hồi và phát triển. Quá trình này đòi hỏi mất nhiều thời gian và được diễn ra một cách liên tục. 

Ý nghĩa của chu kỳ kinh doanh 

Chu kỳ kinh doanh của một doanh nghiệp mang nhiều ý nghĩa đặc biệt đến các doanh nghiệp. Cụ thể phải đề cập đến: 

– Doanh nghiệp sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm để cải thiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, tránh để rơi vào tình trạng bị suy thoái, phá sản. 

– Giúp doanh nghiệp đưa đánh giá ban đầu về mức độ tiếp nhận hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp cho khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định để điều chỉnh phù hợp nhất. 

– Doanh nghiệp sẽ tiếp thu được cách làm việc đúng theo quy trình và tạo hiệu quả tối ưu. 

Các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh 

Giai đoạn hình thành 

Đây là thời kỳ sơ khai của doanh nghiệp, lúc này các doanh nghiệp sẽ phải đưa ra các ý tưởng kinh doanh, chiến lược phát triển,… Cùng với đó là chuẩn bị đủ về mọi nguồn lực, tài chính và con người để bắt đầu khởi nghiệp. Đây vốn là giai đoạn khó khăn nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. 

Mọi doanh nghiệp cần phải trải qua và chuẩn bị kỹ lưỡng, họ cần phải tìm cách đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng, cùng với đó việc tạo ấn tượng và làm người tiêu dùng gợi nhớ đến thương hiệu và tên tuổi cũng là điều mà các doanh nghiệp cần phải làm. Cùng với đó bài toán về con người và tài chính cũng là điều mà các doanh nghiệp phải cân nhắc. Phần lớn nguồn lực của doanh nghiệp trong thời gian này là dành cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng như các hoạt động định hướng.

Thời kỳ phát triển

Lúc này doanh nghiệp đã vượt qua giai đoạn ban đầu khó khăn nhất. Họ đã tìm được cho mình hướng đi với nguồn thu tạm gọi là ổn định. Do đó, các doanh nghiệp bắt đầu tìm cách để mở rộng quy mô doanh nghiệp. Doanh nghiệp bắt đầu thực hiện việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ ra bên ngoài thị trường bằng cách đẩy mạnh các chiến dịch quảng cáo. Thách thức lớn nhất trong giai đoạn này là cân đối doanh thu và chi phí phát sinh. Cụ thể:

– Khả năng đạt điểm hòa vốn trong thời gian ngắn và tích lũy ngân sách.

– Nguồn lực tài chính để phát triển quy mô lớn.

Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp đã thất bại ở thời gian này, lý do bởi họ không thể cân bằng được các khoản chi phí đã bỏ ra. Sự mở rộng nhanh chóng thiếu kiểm soát nhưng lại không chú trọng vào các yếu tố thị trường cốt lõi khiến công ty gánh chịu khoản thâm hụt tài chính lớn và không thể tiếp tục kinh doanh.

Giai đoạn trưởng thành 

Đây là khi doanh nghiệp đã đạt đủ độ chín. Họ có được nhóm khách hàng trung thành của mình. Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng đạt đỉnh cao trong thời điểm này. Tại đây, các chi phí marketing phải bỏ ra là rất ít do họ đã tạo dựng được vị thế thương hiệu riêng. Phần lớn chi phí tại thời điểm này đều là những chi phí thiết yếu để duy trì hoạt động.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc đến giai đoạn suy thoái ngay ở thời kỳ đỉnh cao của mình và chuẩn bị những bước đệm trước để sẵn sàng đương đầu với nó.

Giai đoạn suy thoái 

Doanh nghiệp gặp phải giai đoạn này trong trường hợp: Hàng hóa không bán được hoặc dịch vụ cung cấp ít người quan tâm, sử dụng do nhiều yếu tố khách quan. Đây là khoảng thời gian mà các doanh nghiệp không muốn xảy đến. Lúc này, họ bước vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng. Các sản phẩm vẫn được bày bán trên thị trường nhưng lại bị quay lưng. Doanh thu sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến khó mà duy trì được các hoạt động bình thường.

Tại thời điểm này các chủ doanh nghiệp sẽ chọn 2 phương án lựa chọn:

Thứ nhất, phát triển sản phẩm mới để cố gắng bắt đầu một chu kỳ kinh doanh khác.

Thứ hai, rút bớt lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp để rồi nó phá sản. Hoặc cũng có thể bán nó cho một công ty hùng mạnh khác để vớt lại một khoản cuối. Có những doanh nghiệp lựa chọn phương án thứ nhất, sau đó tiến lên một bước phát triển mới với quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều rơi vào trường hợp thứ hai.

Các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh

Tại sao lại xuất hiện chu kỳ kinh doanh?

Có nhiều nguyên nhân phức tạp gây ra chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên theo chuyên gia các khoản chi tiêu cho đầu tư (cả đầu tư cố định và đầu tư vào hàng tồn kho) là yếu tố dễ thay đổi. Hiện tượng này được gọi là chu kỳ đầu tư.

Tại đỉnh của chu kỳ, thu nhập không tăng thêm mức nữa và mức đầu tư vào năng lực sản xuất mới đã đủ để thỏa mãn nhu cầu. Điều này làm cho phần đầu tư phái sinh (tức đầu tư do sự thay đổi của thu nhập quốc dân gây ra) giảm. Do tác động của nhân tử, sản lượng của nền kinh tế giảm sút nhiều hơn mức giảm đầu tư ban đầu và điều này làm cho đầu tư tiếp tục giảm. Tại đáy của chu kỳ, đầu tư có thể tăng lên nhờ yếu tố ngoại sinh (ví dụ ứng dụng công nghệ mới) hoặc do ảnh hưởng của nhu cầu đầu tư thay thế. Trong trường hợp đó, sự gia tăng nhu cầu đầu tư làm tăng sản lượng và nhờ tác động tích cực của nhân tử, mức đầu tư phái sinh cũng tăng lên.

Theo các nhà kinh tế học, quan điểm tiền tệ quả quyết rằng sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những biến động trong hoạt động kinh tế. Họ khuyến nghị chính phủ nên áp dụng nguyên tắc tăng cung ứng tiền tệ theo một tỷ lệ cố định, đúng bằng tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng sản lượng trong nước (GDP). Nguyên tắc này được gọi là Quy tắc Friedman.

Áp dụng chu kỳ kinh doanh như thế nào?

Hầu như, chu kỳ kinh doanh đa phần sẽ đóng vai trò đến quyết định mua và đầu tư kinh doanh. Chẳng hạn như trong thời kỳ suy thoái, các doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng khó khăn kéo dài, kèm theo đó thị trường chứng khoán cũng kém đi, lãi suất lúc này thấp hơn để kích thích hoạt động kinh doanh và tiêu dùng. Vậy nên trong thời kỳ suy thoái, sẽ là khôn ngoan nếu đầu tư vào tài chính vì lãi suất lúc này thấp. Tương tự, trong quá trình tăng trưởng, thật tốt để bắt đầu kinh doanh hoặc dự trữ hàng hóa nếu bạn đã có doanh nghiệp, vì mọi người sẵn sàng chi tiêu hơn trong thời điểm này. Nhìn chung, chu kỳ kinh doanh là điều tự nhiên trong nền kinh tế thị trường. Dự đoán và điều chỉnh theo chu kỳ kinh doanh sẽ giúp được bạn rất nhiều trong cuộc sống và công việc.

Một số thắc mắc liên quan đến chu kỳ kinh doanh 

Chu kỳ sản xuất là gì? 

Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi chế tạo xong, kiểm tra và nhập kho thành phẩm.

Chu kỳ sản xuất có thể tính cho từng chi tiết, bộ phận sản phẩm, hay sản phẩm hoàn chỉnh.

Chu kỳ sản xuất được tính theo thời gian lịch tức là sẽ bao gồm cả thời gian sản xuất và thời gian nghỉ theo chế độ

Nội dung của chu kỳ sản xuất bao gồm: thời gian hoàn thành các công việc trong quá trình công nghệ; thời gian vận chuyển; thời gian kiểm tra kỹ thuật; thời gian các sản phẩm dở dang dừng lại tại các nơi làm việc, các kho trung gian và trong những ca không sản xuất. Ngoài ra chu kỳ sản xuất đôi khi còn bao gồm cả thời gian của các quá trình tự nhiên.

Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế (Economic Cycle), còn gọi là chu kỳ kinh doanh (business cycle), là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (tăng trưởng). Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng thịnh.

Các giai đoạn của 1 chu kỳ kinh tế:

Theo hình trên, ta có 4 giai đoạn chu kỳ kinh tế:

  • Giai đoạn đáy (điểm thấp nhất – TROUGH): là giai đoạn suy thoái nhất của nền kinh tế

  • Giai đoạn tăng trưởng: là giai đoạn bắt đầu từ đáy phát triển lên đến đỉnh của một chu kỳ kinh tế

  • Giai đoạn đỉnh (điểm cao nhất – PEAK): là giai đoạn phát triển hưng thịnh nhất của nền kinh tế

  • Giai đoạn suy thoái: là khoảng thời gian từ sau nền kinh tế đã tăng trưởng đến đỉnh rồi bắt đầu suy giảm xuống đáy.

Chu kỳ sống của một doanh nghiệp là gì?

Với chu kỳ sống của một doanh nghiệp, Robert W.Price một nhà nghiên cứu cấp cao của viện doanh nghiệp thế giới cụ thể vấn đề này được đưa ra gồm:

– Sứ mệnh và những giá trị doanh nghiệp muốn theo đuổi: Doanh nghiệp sẽ đi vào lĩnh vực kinh doanh nào?

–  Các mục tiêu và mục đích: Doanh nghiệp sẽ đi về đâu?

– Chiến lược phát triển: Doanh nghiệp sẽ đi đến các mục tiêu đã định bằng con đường nào?

– Con người và các nguồn lực khác: Những yếu tố cần thiết nào để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu?

– Cơ cấu tổ chức nào là phù hợp nhất cho doanh nghiệp?

– Chiến lược về tài chính: Doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn và cần khi nào?

– Quan niệm về sự thành công: Đâu là đích đến cuối cùng của doanh nghiệp?

Những vấn đề và các hoạt động nói trên tạo nên vòng đời hay chu kỳ sống của một doanh nghiệp. Chu kỳ này được lặp lại ở tất cả các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ.

Chu kỳ sản xuất là gì?

Là khoảng thời gian từ khi mua nguyên vật liệu để sản xuất cho đến khi đưa vào sử dụng để tạo sản phẩm. Sau đó, họ kiểm tra và tiến hành nhập kho thành phẩm.