Chọn đúng dầu ăn cho từng cách chế biến
Món ăn được chế biến từ salad, chiên, xào đến kho, nấu gì cũng cần có dầu ăn. Tuy nhiên không phải món ăn nào cũng đều sử dụng chung 1 loại dầu ăn. Muốn món ăn ngon và đúng mùi vị từng món thì bạn nên biết dùng đúng dầu ăn cho từng cách chế biến nhé!
Hầu hết thức ăn sẵn bán trên thị trường đều đã qua xử lý ở nhiệt độ rất cao để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi trong quá trình thực phẩm nằm chờ trên kệ. Tuy nhiên, suốt quá trình này, một vài thành phần trong thực phẩm, như dầu ăn chẳng hạn, đã thay đổi cấu trúc hóa học khiến chúng mất đi dưỡng chất. Việc dầu ăn bị xử lý nhiệt cũng khiến cho thực phẩm bị hôi.
sử dụng dầu ăn đúng cách
Thực phẩm có mùi hôi nghĩa là dầu đã bị oxy hóa. Khi dầu ăn được nạp vào cơ thể, chúng không những gây kích ứng tế bào mà còn có vị rất tệ. Sự oxy hóa tạo ra các gốc tự do, là nguyên nhân gây ung thư. Vì vậy, nấu ăn bằng một loại dầu nhạy cảm với nhiệt cũng khiến thức ăn có mùi hôi và oxy hóa, bản chất tự nhiên của chất béo trong dầu cũng bị thay đổi.
Hãy cùng lướt qua một lượt những loại dầu lành mạnh không bị biến tính khi đun ở nhiệt độ cao.
Nội Dung Chính
1. Dầu bơ nấu các món rau, nướng, hấp hoặc dùng trộn salad
sử dụng dầu bơ đúng cách
Dầu bơ không rẻ nhưng thuộc một trong những loại chất lượng nhất. Dầu bơ có điểm khói cao, tương tự như dầu dừa. Điểm khói là nhiệt độ mà dầu có mùi khét và bốc khói. Bạn có thể nấu các món rau, nướng, hấp hoặc dùng trộn salad. Dầu bơ không chỉ dồi dào vitamin E mà còn có vị dịu, thích hợp để nấu ăn.
2. Dầu ôliu nguyên chất 100% chế biến rau và salad
sử dụng dầu ô liu đúng cách
>> Xem thêm: Sốt giấm táo dầu olive
Dầu ô liu chất lượng nhất nên có xuất xứ từ Ý, Tây Ban Nha hay vùng California ở Mỹ. Bạn có thể dùng dầu để chế biến rau nhưng không nên dùng để nướng ở nhiệt độ cao hơn 204°C. Bạn cũng có thể dùng dầu để trộn salad.
3. Dầu dừa nấu ăn thông thường
Đây là loại dầu hiện đang được nhiều người ưa chuộng vì các a-xít béo bão hòa giúp nó ổn định ở nhiệt độ cao. Dầu dừa cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch. Ở nhiệt độ phòng, dầu dừa đông lại thành thể rắn. Nó là loại dầu cực kỳ ổn định có thể thích ứng với nhiệt độ mà không gây ra bất kỳ tác dụng tai hại nào, hoàn toàn khác so với các loại dầu vẫn tồn tại ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng.
sử dụng dầu dừa đúng cách
>> Xem thêm: Cách nấu dầu dừa tại nhà
Bạn nên mua dầu dừa hữu cơ ép lạnh cold-pressed để nấu ăn thông thường. Nếu muốn nướng hay hấp, bạn chỉ cần chọn dầu ép lạnh expeller-pressed là được. Thậm chí, loại này còn không có mùi hăng như dầu ép lạnh cold-pressed hoặc dầu dừa thô.
4. Dầu mè nấu cơm, đậu hũ, rau
sử dụng dầu mè đúng cách
>> Xem thêm: Sốt mè rang
Nếu muốn rau quả có một chút hương vị đậu, bạn có thể chọn loại dầu này. Bạn có thể dùng dầu mè để nấu cơm, đậu hũ, rau nhưng không nên dùng để nướng hay hấp vì nó có vị vừa mặn vừa ngọt, không thích hợp. Giống như bất kỳ loại dầu ăn nào khác, bạn nên chọn dầu mè chưa tinh luyện.
5. Dầu hướng dương nấu nướng rau trên bếp, ướp rau trước khi nướng và dùng trộn salad
sử dụng dầu ăn đúng cách
Dầu hướng dương có điểm khói cao hơn các loại dầu hạt khác (dầu hạnh nhân, dầu quả óc chó…), có thể dùng giống như dầu mè và có vị dịu hơn cả dầu mè. Dầu hướng dương chứa nhiều a-xít béo không bão hòa đơn, vitamin E và có hương vị hạt. Đây là loại dầu lý tưởng để nấu nướng rau trên bếp, ướp rau trước khi nướng và dùng trộn salad.
– Tất cả các loại dầu ăn trên đây nên được bảo quản trong tủ lạnh (trừ dầu dừa) nếu bạn không định dùng đến trong vòng vài tháng. Đưa về nhiệt độ phòng 30 phút trước khi sử dụng và dùng hết trong vòng 3-4 tháng.
– Bạn cần biết nên chọn loại dầu nào để nấu món gì mà vẫn đảm bảo giữ nguyên hương vị của dầu, đồng thời không gây ra tác dụng phụ. Song song với đó, bạn cũng có thể tráng một lớp dầu mỏng lên chảo thay vì dùng chảo chống dính vốn chứa nhiều hóa chất.
Vì một cuộc sống lành mạnh không ung thư, hãy sử dụng dầu ăn an toàn đảm bảo sức khỏe của bạn cũng như người thân yêu nhé!
Có thể bạn quan tâm:
(Tổng hợp)