Chính xác, Galileo ủng hộ thuyết nhật tâm
Trong thời cổ đại, bất kỳ ai ngước lên nhìn bầu trời đều nghĩ Trái Đất đứng yên và là trung tâm của vũ trụ. Mặt Trời, Mặt trăng và các hành tinh được cho là quay quanh chúng ta. Tư tưởng này gọi là thuyết địa tâm.
Tuy nhiên, khi các nhà thiên văn học dành nhiều thời gian nghiên cứu vũ trụ, họ nhận ra Mặt Trời không đi theo một lộ trình chính xác hàng ngày, và các hành tinh không di chuyển theo cách được suy đoán.
Mô hình nhật tâm (Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ và của hệ Mặt Trời) được đề xuất lần đầu tiên bởi nhà thiên văn học người Hy Lạp Aristarchus ở Samos vào khoảng thế kỷ III trước công nguyên.
Mãi đến thế kỷ 16, thuyết nhật tâm nổi lên và gắn liền với tên tuổi Nicolaus Copernicus (1473-1543), nhà thiên văn học Ba Lan. Ông xuất bản cuốn sách De Revolutionibus Orbium Coelestium, tạm dịch là “Sự chuyển động quay của các thiên thể”, khi 70 tuổi và đang nằm hấp hối.
Những bí ẩn của vũ trụ mà Galileo quan sát thấy qua kính viễn vọng như Sao Kim có các pha tương tự Mặt Trăng, Sao Mộc có bốn vệ tinh quay quanh… đã phá vỡ niềm tin trước đó rằng tất cả thiên thể đều quay quanh Trái Đất.
Theo BBC, quan điểm của Galileo đã thách thức trực tiếp Giáo hội Thiên chúa giáo bởi đi ngược những gì được dạy trong Kinh thánh. Nhà thiên văn Italy bị kết tội theo tà giáo năm 1633 và bị buộc phải công khai rút lại các học thuyết của mình. Tương truyền, khi bước ra khỏi phòng xét xử, Galileo hét lớn “Dù sao Trái Đất vẫn quay!”.
Ông sống cả quãng đời còn lại trong tình trạng bị giam lỏng và qua đời năm 1642 tại tư dinh trên sườn đồi, ngoại ô thành phố Florence.
>>Quay lại