Chính sách đảm bảo của nhà nước đối với doanh nghiệp
– Luật Doanh nghiệp 2014
– Luật Đầu tư 2014
II. NỘI DUNG TƯ VẤN
Điều 5 Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định cụ thể về đảm bảo của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp như sau:
“Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật này; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.”
Từ sau đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế. Công nhận sự hợp tác, cạnh tranh lành mạnh và sự đối xử bình đẳng trước pháp luật giữa các thành phần kinh tế bằng cách ban hành điều hành nhiều chính sách và pháp luật liên quan đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế nhà nước, điển hình là doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, thu hút khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Đảng cũng xác định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đối với nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên rất khó khăn trong cạnh tranh, từ đó đặt ra yêu cầu liên tục đổi mới cơ chế, chính sách phù hợp để tạo điều kiện thông thoáng trong hành lang pháp lý cho sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tiếp thu những vấn đề đó, những chính sách đảm bảo của nhà nước đã ra đời để điều tiết nền kinh tế thông qua việc liên tục cải cách hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp.
“Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.”
Đảng và Nhà nước ta bước đầu cũng đã chú trọng công tác khuyến khích loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Các hỗ trợ mang tính thể chế để khuyến khích bao gồm: Các hỗ trợ nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi (xây dựng và ban hành các nghị định về doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, cung cấp thông tin,…) những hỗ trợ bồi dưỡng năng lực doanh nghiệp (đào tạo nguồn lực quản lý, hỗ trợ về công nghệ,…) và những hỗ trợ về tín dụng (tạo cơ chế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, trong đó có lĩnh vực pháp luật cho doanh nghiệp vừa và nhỏ). Các cơ quan có thẩm quyền rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về an ninh, an toàn xã hội, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động theo những quyền kinh doanh đã được pháp luật quy định, xử lí nghiêm những doanh nghiệp vi phạm pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm pháp luật về môi trường…để đảm bảo sự bình đẳng và quyền lợi của các doanh nghiệp chân chính, không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự. Tạo môi trường lành mạnh, an toàn để doanh nghiệp kinh doanh theo đúng pháp luật.
“Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của doanh nghiệp; trường hợp trưng mua thì doanh nghiệp được thanh toán, trường hợp trưng dụng thì doanh nghiệp được bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.”
Đảm bảo quyền sở hữu tài sản trong đầu tư kinh doanh là một chế định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến sở hữu tài sản, quyền sở hữu là quyền dân sự cụ thể về tài sản nhất định của chủ sở hữu. Giống như mọi ngành nghề khác, trong đầu tư kinh doanh, quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư cũng được nhà nước bảo đảm trong một số quy định cụ thể. Khi đầu tư, nhà đầu tư luôn có một khối tài sản hợp pháp. Số tài sản này không bị quốc hữu hóa hay bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Quốc hữu hóa được hiểu là việc đưa các tài sản từ sở hữu tư nhân thành sở hữu nhà nước. Việc quốc hữu hóa có thể kèm theo đền bù kinh phí hoặc không đền bù gì cả. Trên thực tế, một số ngân hàng hay doanh nghiệp bị quốc hữu hóa vì nhiều lí do. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ không ra quyết định quốc hữu hóa đều đối với tài sản của nhà đầu tư.
Mặc dù không bị quốc hữu hóa hay tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong một số trường hợp, tài sản của nhà đầu tư cũng có thể bị trưng mua, trưng dụng. Sự kiện này thường xảy ra vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp,phòng, chống thiên tai. Khi đó, nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, khi có lý do quốc phòng, an ninh, không chỉ nhà đầu tư mà các doanh nghiệp, cá nhân hay hộ gia đình đều có khả năng bị trưng mua, trưng dụng tài sản. Sự kiện trưng mua, trưng dụng được đưa ra từ các quyết định hành chính của Nhà nước.
Công ty Luật hợp danh Đại An Phát với đội ngũ Luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về CÔNG CHỨNG, ĐẤT ĐAI, DOANH NGHIỆP, SỞ HỮU TRÍ TUỆ,…
– Luật Doanh nghiệp 2014- Luật Đầu tư 2014Điều 5 Luật Doanh Nghiệp 2014 quy định cụ thể vềđối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp như sau:“Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật này; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.”Từ sau đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế. Công nhận sự hợp tác, cạnh tranh lành mạnh và sự đối xử bình đẳng trước pháp luật giữa các thành phần kinh tế bằng cách ban hành điều hành nhiều chính sách và pháp luật liên quan đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế nhà nước, điển hình là doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, thu hút khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Đảng cũng xác định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đối với nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên rất khó khăn trong cạnh tranh, từ đó đặt ra yêu cầu liên tục đổi mới cơ chế, chính sách phù hợp để tạo điều kiện thông thoáng trong hành lang pháp lý cho sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tiếp thu những vấn đề đó, những chính sáchđã ra đời để điều tiết nền kinh tế thông qua việc liên tục cải cách hệ thống văn bản pháp luật, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp.“Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.”Đảng và Nhà nước ta bước đầu cũng đã chú trọng công tác khuyến khích loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Các hỗ trợ mang tính thể chế để khuyến khích bao gồm: Các hỗ trợ nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi (xây dựng và ban hành các nghị định về doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo thuận lợi trong cấp giấy phép, cung cấp thông tin,…) những hỗ trợ bồi dưỡng năng lực doanh nghiệp (đào tạo nguồn lực quản lý, hỗ trợ về công nghệ,…) và những hỗ trợ về tín dụng (tạo cơ chế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, trong đó có lĩnh vực pháp luật cho doanh nghiệp vừa và nhỏ). Các cơ quan có thẩm quyền rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về an ninh, an toàn xã hội, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động theo những quyền kinh doanh đã được pháp luật quy định, xử lí nghiêm những doanh nghiệp vi phạm pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại, vi phạm pháp luật về môi trường…để đảm bảo sự bình đẳng và quyền lợi của các doanh nghiệp chân chính, không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự. Tạo môi trường lành mạnh, an toàn để doanh nghiệp kinh doanh theo đúng pháp luật.“Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của doanh nghiệp; trường hợp trưng mua thì doanh nghiệp được thanh toán, trường hợp trưng dụng thì doanh nghiệp được bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm trưng mua hoặc trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.”Đảm bảoquyền sở hữu tài sản trong đầu tư kinh doanh là một chế định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến sở hữu tài sản, quyền sở hữu là quyền dân sự cụ thể về tài sản nhất định của chủ sở hữu. Giống như mọi ngành nghề khác, trong đầu tư kinh doanh, quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư cũng đượctrong một số quy định cụ thể. Khi đầu tư, nhà đầu tư luôn có một khối tài sản hợp pháp. Số tài sản này không bị quốc hữu hóa hay bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.Quốc hữu hóa được hiểu là việc đưa các tài sản từ sở hữu tư nhân thành sở hữu nhà nước. Việc quốc hữu hóa có thể kèm theo đền bù kinh phí hoặc không đền bù gì cả. Trên thực tế, một số ngân hàng hay doanh nghiệp bị quốc hữu hóa vì nhiều lí do. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ không ra quyết định quốc hữu hóa đều đối với tài sản của nhà đầu tư.Mặc dù không bị quốc hữu hóa hay tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trong một số trường hợp, tài sản của nhà đầu tư cũng có thể bị trưng mua, trưng dụng. Sự kiện này thường xảy ra vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp,phòng, chống thiên tai. Khi đó, nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, khi có lý do quốc phòng, an ninh, không chỉ nhà đầu tư mà các doanh nghiệp, cá nhân hay hộ gia đình đều có khả năng bị trưng mua, trưng dụng tài sản. Sự kiện trưng mua, trưng dụng được đưa ra từ các quyết định hành chính của Nhà nước.