Chính sách cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được quy định ra sao?


Tôi muốn hỏi Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nào theo quy định được hưởng chính sách cho vay ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ? Chính sách cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được quy định ra sao? – Câu hỏi của anh Kiệt (Phan Thiết).

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nào được hưởng chính sách nào được vay vốn ưu đãi?

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nào được hưởng chính sách nào được vay vốn ưu đãi?

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nào được hưởng chính sách nào được vay vốn ưu đãi? (Hình từ Internet)

Theo Điều 4 Thông tư 01/2016/TT-NHNN quy định như sau:

Nguyên tắc cho vay

1. Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được áp dụng chính sách cho vay nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư này là các dự án đã được xác nhận ưu đãi theo quy định tại Điều 11 Nghị định 111/2015/NĐ-CP.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, thẩm định, quyết định cho vay đối với Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Thông tư này theo quy định hiện hành của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình.

Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 111/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng và thủ tục xác nhận ưu đãi

1. Đối tượng ưu đãi:

Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển: Bao gồm dự án đầu tư mới, dự án mở rộng và đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới, sản xuất sản phẩm với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.

Theo đó, Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 111/2015/NĐ-CP là các dự án đáp ứng yêu cầu được áp dụng chính sách cho vay ưu đãi phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Chính sách cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được quy định ra sao?

Theo Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-NHNN quy định như sau:

Chính sách cho vay đối với Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với phần vốn vay ngắn hạn phục vụ cho Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển không vượt quá mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ.

2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng trên cơ sở bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định để đầu tư Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, ngoài chính sách ưu đãi cho vay tại Khoản 1 Điều này còn được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay tối đa 70% vốn đầu tư khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định 111/2015/NĐ-CP.

Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng trên cơ sở bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định để đầu tư Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, ngoài chính sách cho vay ưu đãi trên còn được các tổ chức tín dụng xem xét cho vay tối đa 70% vốn đầu tư khi đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 111/2015/NĐ-CP, cụ thể:

+ Có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu 15% giá trị khoản vay, sau khi đã loại trừ giá trị tài sản cầm cố, thế chấp cho các khoản vay khác;

+ Có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, sau khi trừ số vốn chủ sở hữu thu xếp cho các dự án khác;

+ Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, không có các khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác.

Những tổ chức nào thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển?

Theo Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-NHNN quy định như sau:

Tổ chức bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn

Tổ chức bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn nêu tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này bao gồm:

1. Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập và hoạt động theo quy định tại Quyết định số 58/2013/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện bảo lãnh theo Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại;

3. Các tổ chức khác được phép thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Theo đó, các tổ chức sau đây thực hiện bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, cụ thể như sau:

+ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định 34/2018/NĐ-CP;

+ Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện bảo lãnh theo Quyết định 03/2011/QĐ-TTg;

+ Các tổ chức khác được phép thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.