Chinh phục hành trình trở thành bác sĩ với ngành Y khoa

Ngành học

Chinh phục hành trình trở thành bác sĩ với ngành Y khoa

Với những bạn trẻ có ước mơ trở thành bác sĩ, được chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng thì học ngành Y khoa (Y đa khoa) chính là điều đầu tiên cần hướng đến. 

Nghề bác sĩ không chỉ dễ dàng kiếm việc, thu nhập ổn định mà còn mang đến cho các bạn tôn trọng, sự tin yêu của xã hội. Thế nhưng để đạt được điều đó là khoảng thời gian học tập rất dài và căng thẳng, có nhiều lúc nói vui rằng “học Y khoa là đánh đổi cả thanh xuân”. Hãy cùng theo dõi bài viết này để hiểu hơn về hành trình chạm đến công việc thiêng liêng này nhé.

Học Y khoa có thể trở thành bác sĩ không?

Người tốt nghiệp trình độ đại học ngành Y khoa (hệ chính quy, cử tuyển, liên thông…) hoặc học tại nước ngoài và văn bằng được Cục Khảo thí Việt Nam chấp nhận tương đương thì gọi là bác sĩ đa khoa. Bác sĩ đa khoa có học tập thời gian từ 6 – 6,5 năm, được cung cấp các kiến thức căn bản nhất về tất các chuyên khoa, mỗi khoa đều biết một chút nhưng không chuyên sâu và đầy đủ.

 

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh Việt Nam, chỉ những người có chứng chỉ hành nghề (CCHN) mới được phép thực hiện khám chữa bệnh. Vậy nên nếu chỉ tốt nghiệp đại học ngành Y khoa, bạn mới được gọi là bác sĩ nhưng không được phép khám chữa bệnh vì chưa có CCHN.

Theo nghị định 109-BYT, để có chứng chỉ hành nghề bác sĩ (CCHN ngoại chung, nội chung, sản, nhi, chuyên khoa…) thì bác sĩ cần có:

  • Văn bằng chuyên môn liên quan đến nghề y, với bác sĩ là bằng bác sĩ Y khoa hoặc chuyên khoa, bằng Chuyên khoa I, Chuyên khoa II.

  • Sơ yếu lý lịch tư pháp (văn bản xác nhận của Sở Tư pháp xác nhận tình trạng lý lịch của bạn đủ để hành nghề y: không có tiền án, tiền sự, không đang chịu án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự…).

  • Văn bản xác nhận quá trình thực hành nghề y, với bác sĩ thời gian là 18 tháng do bệnh viện cấp hoặc bằng tốt nghiệp Chuyên khoa cấp 1 được tính là thời gian thực hành nghề y. Sau khi tốt nghiệp Chuyên khoa cấp 1, bạn được cấp chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đã học.

Nhu cầu nhân lực ngành y tại Việt Nam?

Bác sĩ Y khoa là một ngành nghề hấp dẫn trong lĩnh vực đào tạo y khoa. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội tăng cao, từ đó nhu cầu về bác sĩ luôn tăng nhanh chóng và đã mở ra một cơ hội nghề nghiệp thu hút trong lĩnh vực y khoa hiện nay. 

Tại Việt Nam hàng năm, có hàng nghìn sinh viên Y, Dược ra trường nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng lớn của xã hội, khiến cho ngành này luôn trong tình trạng “khát” nhân lực. Theo các chuyên gia, năm 2021, ngành Y tế Việt Nam cần bổ sung khoảng 50.000 bác sĩ; 10.000 dược sĩ; hơn 80.000 điều dưỡng; 60.000 kỹ thuật viên y học. 

Thống kê của ngành Y tế cho thấy biết tỷ lệ bác sĩ/vạn dân của Việt Nam là 8,6; thấp hơn từ 4 – 8 lần so với nhiều nước có ngành Y phát triển như Úc khi tỷ lệ của nước này đạt 48,3; Cuba 67,2; Argentina 38,6 hay Nga với 43 bác sĩ/vạn dân.

 

Ngoài ra, lĩnh vực y tế dự phòng và y tế cơ sở ngày càng thiếu hụt trầm trọng đội ngũ bác sĩ. Theo đó, nguồn nhân lực của hệ thống này chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng để có thể triển khai hoạt động phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm mà Việt Nam và thế giới đang phải đối mặt.

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Y khoa

Không chỉ làm bác sĩ, ngành Y Khoa có cơ hội công việc hết sức phong phú. Bạn có thể tham khảo một số vị trí dưới đây để đặt ra định hướng thích hợp với mong muốn của bản thân ngay từ những ngày đầu theo học như:

  • Bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến cơ sở đến trung ương (bao gồm cả các cơ sở công lập và dân lập).

  • Làm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng.

  • Làm việc tại các cơ quan quản lý y tế từ cơ sở đến trung ương.

  • Tham gia vào công tác thiện nguyện như: cứu chữa người bệnh, thăm khám trẻ em ở các vùng sâu vùng xa, chăm sóc bệnh nhân ở trung tâm bảo trợ xã hội.

  • Tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp dịch vụ sức khỏe.

  • Mở phòng khám đa khoa riêng.

  • Giảng viên, trợ giảng tại các trường đại học, cao đẳng có đào tạo khối ngành sức khỏe hoặc ngành Y khoa. 

 

Bác sĩ là một trong những nghề “đức cao vọng trọng” của xã hội. Từ xưa đến nay, vai trò chữa bệnh cứu người của y bác sĩ luôn được đặt lên vị trí hàng đầu. Do đó, ngành Y khoa luôn nhận được sự quan tâm lớn từ phụ huynh và các bạn học sinh. Rightpath.edu.vn rất vui mừng nếu biết rằng bạn đang quan tâm đến ngành này, với năng lực và tấm lòng cao cả của bạn, xin chúc bạn sẽ đỗ vào ngành Y khoa và có một sự nghiệp thật thành công!

Tags:

Tin liên quan

Bất động sản – Ngành “hot” nhất của người muốn làm giàu nhanh nhất

Những tố chất phù hợp với ngành Bất động sản bạn cần biết

Cơ hội việc làm hấp dẫn với sinh viên ngành Bất động sản

Những điều cần biết về ngành Công nghệ Thông tin

Kỹ năng người làm IT cần có để phát triển nghề nghiệp là gì?

Web Hướng Nghiệp

Địa chỉ: Đường 60 CL, Khu đô thị Cát Lái, P. Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP.HCM