Chim bìm bịp, tác dụng chữa bệnh của Chim bìm bịp

Chim bìm bịp

Tên khác

Tên thường gọi: Chim bìm bịp

Tên khoa học: Centropus sinensis

Họ khoa học: Chứng cứ ADN gần đây cho rằng chúng nên được nâng cấp lên
thành họ riêng, gọi là Centropodidae.

Con chim bìm bịp

(Mô tả, hình ảnh con chim bìm bịp, phân bố, thu bắt, thành phần
hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả

Bìm bịp là tên chung để chỉ khoảng 30 loài chim do tiếng kêu của chúng
tương tự như “bìm bịp” vào mùa sinh sản (từ tháng 3 tới tháng 7 hàng năm).
Các tác giả Sibley và Monroe coi chúng là một họ riêng rẽ có danh pháp
Centropodidae (họ Bìm bịp) nhưng Howard-Moore vẫn tiếp tục phân loại chúng
như là phân họ Centropodinae của họ Cu cu (Cuculidae).

Tất cả các loài đều thuộc về chi Centropus. Không giống như nhiều loài
chim dạng cu cu Cựu Thế giới, bìm bịp không phải là chim đẻ trứng nhờ. Ngược
lại, chúng có nét đặc biệt riêng trong cơ chế sinh sản của mình: tất cả các
thành viên trong chi này có vai trò giới tính bị đảo ngược ở các mức độ khác
nhau sao cho con trống nhỏ hơn sẽ thực hiện phần lớn vai trò chăm sóc của
chim bố mẹ. Ít nhất có một loài bìm bịp, như bìm bịp đen, có tính chất đa
phu (nhiều chồng).

Chim bìm bịp có hai loài. Loài kích thước lớn có tên khoa
học là Centropus sinensis Stephen. Loài nhỏ là
C.benghalensis Gmelin. Hai loài đều có thân mình dài, mỏ to
nhọn, mắt đỏ, đuôi dài hơn cánh. Toàn cơ thể có lông màu đen,
riêng cánh màu nâu đỏ.

Phân bố:

Là loài
chim định cư, bìm bịp sống ở khắp vùng đồng bằng, trung du
và vùng núi có độ cao 600-800 m. Bìm bịp lớn là một loại
chim to vừa phải, định cư, suốt năm sống trong vùng làm tổ
nhỏ hẹp của mình và không đi đâu xa. Nơi ở thích hợp với
loài bìm bịp lớn là lùm cây, ven rừng có nhiều bụi cây rậm
rạp. Loài này làm tổ trong bụi cây rậm, thường là ở trong
các bụi tre, cách mặt đất 1-2 m. Khi điều kiện không thuận
lợi, chúng làm tổ cả ở những cành cây tương đối thưa lá. Tổ
hình túi dài, miệng tổ hơi nghiêng về một bên. Mỗi lứa bìm
bịp lớn đẻ 3-4 trứng; trứng dài 37-39 mm, đường kính 29-30
mm. Bìm bịp lớn ăn cóc, nhái, rắn nhỏ, trứng chim, mối, cua
đồng, cào cào, ấu trùng chuồn chuồn, đôi khi cả hạt thực
vật.

Thu bắt:

Chim Bìm Bịp nhỏ ở những sườn đồi, chân núi có nhiều cỏ
tốt và bụi cây nhỏ, làm tổ trong các bụi cây hay bụi rậm cách mặt đất 1m.
Mỗi lứa đẻ 3-4 trứng, trứng dài 29-31 mm, đường kính 23,8-25 mm. Mùa đẻ
trứng từ tháng 4 đến tháng 7. Bìm bịp nhỏ ăn cả động vật và thực vật, nhưng
thức ăn chính là động vật: như côn trùng cánh cứng, cào cào, cá nhỏ, ốc, mối,
kiến, nhái, cánh hoa và hạt cỏ dại.

Bộ phận
dùng làm thuốc
của chim bìm bịp là cả con.

Chế biến:

làm sạch lông, bỏ
hết phủ tạng rồi dùng sống.

 Thành phần hóa học của chim bìm bịp (đang cập nhật)

 Tác dụng dược lý của chim bìm bịp (đang cập nhật)

Vị thuốc chim bìm bịp

(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị…)

Tính vị:

Vị ngọt, tính ấm, không độc

Quy kinh

Vào kinh thận

Công dụng:

Bổ máu, giảm đau, tiêu ứ, chữa hư lao, suy nhược, chân tay nhức mỏi, ứ huyết bầm tím,
tê thấp, Đau lưng, sản hậu,
liệt dương, suy nhược, hen suyễn, đái buốt

Liều dùng:

Ngâm rượu uống hàng ngày hoặc nấu cháo ăn tuần 2 lần.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bìm bịp

Bổ thận, chữa suy nhược, tăng sức đề kháng, nâng cao thể trạng

Ngâm rượu bìm bịp uống háng ngày

Nấu cháo thịt chim bìm bịp tốt cho người già, phụ nữ sau sinh, người
mới ốm dậy, suy nhược cơ thể

Ngâm 2
con bìm bịp (một con lớn và một con nhỏ) với 1 lít rượu
35-40 độ trong 2-3 tháng, càng lâu càng tốt. Ngày uống hai
lần, mỗi lần 30 ml. Rượu ngâm chim bìm bịp còn có tác dụng
hỗ trợ làm liền xương trong điều trị gãy xương kín.

Dân gian
hay ngâm rượu chim bìm bịp với tắc kè hoặc cá ngựa và một số
thảo dược như sâm rừng, nhất là củ sâm cau. Đặc biệt, rượu
bìm bịp ngũ xà (ngâm với 5 con rắn là hổ mang, cạp nong, hổ
trâu, rắn ráo và rắn sọc dưa) chữa được chứng liệt dương,
suy nhược, hen suyễn, đái rắt, đái buốt. Thuốc rất thích hợp
với thể trạng suy yếu, hay đau nhức ở người cao tuổi.

Cũng với
công dụng trên, dân đồng bằng sông Cửu Long để chim bìm bịp
bị đói trong 2-3 ngày, sau đó cho ăn một con rắn và chờ đúng
3 ngày mới làm thịt rồi ngâm rượu. Họ cho rằng làm như vậy
thì tinh chất của thịt rắn sẽ ngấm vào thịt chim, làm cho
dược tính của thịt chim bìm bịp tăng lên gấp đôi.

Tham khảo

Cách ngâm rượu bìm bịp

Trước hết, đem bìm bịp vặt bỏ lông, mổ bỏ tạng phủ, không nên dùng
nước để rửa mà lấy rượu gừng (30g gừng tươi, rửa sạch, giã nát, ngâm
trong 100ml rượu 35- 40 độ) để lau sạch máu và các vết bẩn.

Để khô, rồi tiến hành ngâm rượu. Thường ngâm 2 con một bình, nếu số
lượng ít. Với số lượng lớn hơn, nên làm thành nhiều đôi. Dùng rượu ngâm
3 lần. Lần đầu, dùng rượu có nồng độ 60 độ, đổ ngập, ngâm trong 3 tháng,
lần 2-3, dùng rượu 35- 40 độ, ngâm trong 2 tháng, 1 tháng, gộp dịch
chiết rượu của 3 lần lại. Cũng cần biết thêm rằng, do quan niệm bìm bịp
ăn rắn, và có lẽ do món ăn độc đáo này mà bìm bịp có các tác dụng chữa
bệnh quý như vậy, do đó nhiều khi người ta còn cho bìm bịp ăn rắn, sau 3
ngày mới giết chúng, hy vọng sẽ tăng thêm tác dụng điều trị của bìm bịp.

Mặt khác để tăng thêm tác dụng bổ nội tiết, bổ sinh dục, người ta còn
ngâm bìm bịp với cá ngựa, hoặc bìm bịp với cá ngựa và tắc kè, hoặc bìm
bịp với rắn (1 con hổ mang, 1 con cạp nong, 1 con cạp nia, 1 con rắn ráo,
1 con hổ trâu hoặc 1 con dọc dưa). Khi ngâm rượu bìm bịp với cá ngựa và
tắc kè, mỗi loại cũng dùng một đôi, một con đực, một con cái. Nếu ngâm
bìm bịp với rắn, cần tính trọng lượng của các đôi bìm bịp, sao cho cân
bằng với trọng lượng của cả bộ ngũ xà nói trên. Có thể cùng ngâm các
loại nguyên liệu nói trên vào một bình.

Song song với việc ngâm bìm bịp, có thể tiến hành ngâm một bình rượu
thuốc, gồm các vị thuốc, như hà thủ ô đỏ, ba kích, nhục thung dung, mỗi
vị 200g, sâm cau, 100g, huyết giác 20g, đại hồi, hoặc tiểu hồi, trần bì,
mỗi vị 10g. (Nếu ngâm với rắn thì bỏ tiểu hồi, và thay bằng 50g thiên
niên kiện). Dùng rượu trắng 35-40 độ, với tỷ lệ, một phần thuốc, 5 – 8
phần rượu. Số ngày ngâm, có thể ít hơn ngâm bìm bịp. Lần 1, ngâm 1 tháng,
lần 2-3, ngâm 2 – 3 tuần lễ. Gộp dịch thuốc của các lần ngâm lại. Sau đó,
có thể tiến hành pha chế theo tỷ lệ 1 : 1 (một phần rượu bìm bịp, hoặc
bìm bịp – tắc kè, cá ngựa, hoặc bìm bịp – rắn), một phần rượu thuốc),
hoặc 1 : 2. Đem rượu bìm bịp , rót từ từ vào rượu thuốc, vừa rót vừa
dùng đũa thủy tinh quấy đều, để tránh rượu bị tủa. Có thể pha thêm ít
đường trắng cho dễ uống. Tùy theo khối lượng của từng loại nguyên liệu
động vật, đem ngâm rượu, song lượng rượu thành phẩm có được gấp khoảng
8-10 lần về trọng lượng của nguyên liệu động vật đem ngâm. Nên dựa theo
tiêu chí này để phối hợp với rượu thuốc cho phù hợp.

Rượu bìm bịp, có màu nâu thẫm, mùi thơm, vị đậm, hơi ngọt. Ngày dùng
2-3 lần, mỗi lần 30-50ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Không
dùng rượu bìm bịp cho phụ nữ có thai. Rượu bìm bịp có nhiều công dụng
tốt, đặc biệt để bổ thận dương. Tuy nhiên, để có nguyên liệu sử dụng một
cách bền vững, ngay từ lúc này cũng nên có kế hoạch nuôi dưỡng bìm bịp,
giống như đã thuần hóa các loại động vật khác như gà rừng, lợn rừng,
nhím, rắn…

Chim bìm bịp là vị thuốc quý được sử dụng
chế biến các món ăn bổ dướng cũng như trị bệnh. Người mua nên chọn
những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng
để mua được vị thuốc tốt.

Tag: cay chim bim bip , vi thuoc chim bim bip , cong dung chim bim bip , Hinh anh cay chim bim bip , Tac dung chim bim bip , Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************