Chiến lược thương hiệu của Apple làm nên vốn hoá 2 tỷ USD – Vũ Digital

Chiến lược thương hiệu của Apple là câu chuyện đặc biệt của giới công nghệ, họ không chỉ đầu tư vào chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mà còn nổi tiếng về mức độ hài lòng sau trải nghiệm và chiều chuộng cảm xúc khách hàng.

Chiến lược thương hiệu của Apple là bài học mà bất cứ thương hiệu nào cũng có thể noi theo. Khách hàng của Apple không chỉ trông đợi vào mối quan hệ của nhà bán lẻ với người tiêu dùng, mà họ còn sẵn sàng cam kết gắn bó với sản phẩm và thương hiệu. Suốt quá trình trở thành công ty đại chúng đầu tiên của Mỹ cán mốc vốn hoá 2 tỷ USD, đâu là những điểm nhấn trong chiến lược xây dựng thương hiệu của Apple mà chúng ta có thể học hỏi và đúc kết cho mình thêm nhiều kinh nghiệm?

Chiến lược thương hiệu là gì?

Có hai khái niệm mà nhiều người vẫn thường nhầm lẫn chúng với nhau. Đó chính là chiến lược thương hiệu và chiến thuật thương hiệu. Trong khi chiến thuật thương hiệu gắn liền với quá trình tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, thì chiến lược thương hiệu lại là một phần quan trọng trong định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu.

Doanh nghiệp không thể lên chiến thuật trong khi chưa định hình được chiến lược thương hiệu và ngược lại, chiến lược là gốc rễ và quyết định thành bại của từng chiến thuật thương hiệu khác nhau.

Chiến lược thương hiệu được ra đời với mục tiêu trả lời câu hỏi rằng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền đạt là gì. Sau đó chiến thuật thương hiệu lại đóng vai trò trực tiếp trong việc giải quyết từng vấn đề cụ thể. Thông điệp này gắn bó với sản phẩm hoặc dịch vụ như thế nào? Truyền đạt thông điệp cho ai, lúc nào và ở đâu? Tất nhiên chiến lược thương hiệu của Apple cũng là một điển hình giống như thế.

chiến lược thương hiệu của apple

Cột mốc quan trọng trong chiến lược thương hiệu của Apple

Apple có xuất phát điểm là một công ty bán sản phẩm máy tính cá nhân. Nhưng tất cả đã thay đổi vào khoảng những năm 80 của thế kỷ trước – ít nhất là trên phương diện chiến lược thương hiệu. Trong một buổi trả lời phỏng vấn, John Sculley – CEO của Táo Khuyết tại thời điểm đó và đồng thời là một chuyên gia marketing đã chia sẻ: “Mọi người thích nói về công nghệ, nhưng Apple lại muốn bàn về marketing nhiều hơn. Rồi đây chúng tôi sẽ trở thành công ty marketing tốt nhất trong cả một thập kỷ.”

>> Xem thêm: https://vudigital.co/chien-luoc-marketing-la-gi-huong-dan-xay-dung-tu-co-ban-toi-nang-cao-quy-trinh-xay-dung-5t.html

Ngay trong năm đầu tiên cùng với huyền thoại Steve Jobs lèo lái con tàu Apple, Sculley đã đẩy ngân sách làm marketing từ 15 triệu lên thành hàng trăm triệu USD. Hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực thương hiệu đều đồng ý với nhau rằng, chiến lược xây dựng thương hiệu dựa trên mối dây liên kết với cảm xúc người dùng mới chính là lý do giữ cho Apple còn tồn tại và phát triển cho đến hiện tại.

Sau khi Steve Jobs bị đẩy khỏi Apple bởi chính Sculley rồi lại quay về vào cuối những năm 90, chiến lược thương hiệu của Apple vẫn không hề thay đổi. Có chăng là tính sáng tạo trong xây dựng và thiết kế sản phẩm ngày càng được nâng lên theo cấp số nhân mà thôi.

3 điểm nhấn trong chiến lược thương hiệu của Apple

Từ mục đích ban đầu là xây dựng chiến lược cho thương hiệu. Chiến lược thương hiệu của Apple đã phát triển mạnh mẽ để trở thành một nét văn hoá doanh nghiệp.

Đó còn là một tôn chỉ không đổi trong cách tiếp cận khách hàng tiềm năng, định vị thương hiệu, thiết kế sản phẩm hay tạo dựng nên những mối quan hệ có giá trị vượt lên trên quan hệ mua bán đơn thuần với người tiêu dùng. Dưới đây sẽ là 3 điểm nhấn trong chiến lược thương hiệu, mà người ta có thể ngay lập tức hình dung đến hình ảnh logo Táo Khuyết mỗi khi nghe thấy.

Tập trung đến giá trị cộng đồng và tính nhân văn

Apple xứng đáng là thương hiệu dễ làm người ta gợi nhớ đến các giá trị cộng đồng nhất. Từ môi trường, lối sống cho đến những căn bệnh thế kỷ mà nhân loại vẫn đang trên đường tìm ra giải pháp chế ngự. Apple luôn không ngừng lồng ghép những giá trị cộng đồng này vào trong sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Không dừng lại ở đó, Apple có lẽ là thương hiệu duy nhất đủ sức làm cho khách hàng tin rằng, bản thân họ có thể thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn thông qua việc tin tưởng sử dụng sản phẩm và dịch vụ đến từ Apple.

chiến lược thương hiệu của apple

Truyền cảm hứng bằng ngôn từ và thẩm mỹ

Chẳng cần phải chờ đến lúc những sản phẩm của Apple xuất hiện trong các đoạn phim quảng cáo. Thông qua ngôn từ, hình ảnh và cách mà Apple kể chuyện ngay từ những giây phút đầu tiên, ai cũng có thể ngay lập tức khẳng định rằng đây chính là sản phẩm quảng cáo của Apple chứ không thể nhầm lẫn với bất cứ thương hiệu nào khác.

Vốn từ vựng phong phú có lẽ là lợi thế lớn trong chiến lược thương hiệu của Apple, so với chính các đối thủ khác trong thế giới công nghệ nói riêng và trên thị trường nói chung. Họ luôn tìm ra cách độc đáo nhất để gọi tên sản phẩm, thuyết trình về các tính năng mới nhất và thậm chí ở một phương diện nào đó, họ còn có thể bảo vệ chính mình trước những phản ứng trái chiều đến từ dư luân và giới mộ điệu.

Kết nối mọi người bằng cách xây chắc hệ sinh thái

Mỗi thương hiệu khác nhau sẽ có những cách khác nhau để kết nối cộng đồng người dùng sản phẩm của họ. Nhưng Apple có lẽ vẫn đang “đơn thân độc mã” trên con đường kết nối người dùng trung thành bằng cách xây chắc quy mô của hệ sinh thái. Có một lý do vô cùng phổ biến như sau khi mọi người được hỏi vì sao lại chọn mua sản phẩm đến từ Apple, đó là tính kết nối với mọi người xung quanh.

Apple tạo ra một cộng đồng đủ lớn bao gồm những người dùng trung thành của họ. Họ có thể là bạn bè, đồng nghiệp, người thân hay thậm chí chỉ là những người hoàn toàn xa lạ. Sở hữu và sử dụng thiết bị của Apple cũng giống như việc bạn đang có một người bạn tốt bên cạnh.

Người này sẵn sàng lắng nghe những vấn đề của bạn, đáp ứng những nhu cầu cần thiết từ cơ bản đến nâng cao và quan trọng hơn hết, sẵn sàng trở thành cầu nối giữa bạn với hàng triệu người dùng khác cùng trong hệ sinh thái rộng lớn.

chiến lược thương hiệu của apple

LỜI KẾT

Chiến lược thương hiệu của Apple không chỉ mang lại lợi thế cho họ trong quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu. Đó còn là một lời tuyên ngôn của nhà Táo Khuyết về chất lượng sản phẩm, triết lý vận hành và định hướng phát triển hơn nữa của thương hiệu trong tương lai. Bạn có muốn tìm hiểu nhiều hơn về kế hoạch xây dựng thương hiệu của Apple cũng như các tên tuổi hàng đầu thế giới khác hay không? Hãy tiếp tục theo dõi trang blog của Vũ hoặc trực tiếp liên hệ thông qua số hotline 0366 366 999.

⇒ Xem thêm: Vũ Digital giúp được gì khi doanh nghiệp lạc lối trên đường xây dựng thương hiệu?

Những câu hỏi thường gặp

Chiến lược thương hiệu của Apple là gì?

Chiến lược thương hiệu của Apple là câu chuyện đặc biệt của giới công nghệ, họ không chỉ đầu tư vào chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mà còn nổi tiếng về mức độ hài lòng sau trải nghiệm và chiều chuộng cảm xúc khách hàng.

3 điểm nhấn trong chiến lược thương hiệu của Apple?

Tập trung đến giá trị cộng đồng và tính nhân văn / Truyền cảm hứng bằng ngôn từ và thẩm mỹ / Kết nối mọi người bằng cách xây chắc hệ sinh thái

Chiến lược phân phối của Apple là gì?

Vượt lên cả giá trị sản phẩm lẫn chuỗi văn hoá thương hiệu, chiến lược phân phối của Apple đang cho thấy tầm quan trọng của nó, trên hành trình mang biểu tượng Táo Khuyết đến gần hơn với khách hàng trung thành.

Apple có bao nhiêu cửa hàng?

Tổng số cửa hàng của Apple trên thế giới là 513 (Mỹ 271/Nước ngoài 242).

Apple có cửa hàng tại bao nhiêu quốc gia?

Trong những năm qua, Apple đã mở rộng số lượng địa điểm bán lẻ và phạm vi địa lý của họ, với 513 cửa hàng trên 25 quốc gia trên toàn thế giới tính đến năm 2021.

Đánh giá