Chiến lược kinh doanh là gì? Các nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh nổi bật – GoSELL

    Trong kinh doanh để có thể phát triển và đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp cần phải nỗ lực tìm ra các chiến lược mới – kim chỉ nam trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Vậy chiến lược kinh doanh là gì và có những nguyên tắc xây dựng nào giúp bạn có được chiến lược kinh doanh hiệu quả? Hãy cùng GoSELL khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé.

    Chiến lược kinh doanh chính là một bản kế hoạch dài hạn phối hợp điều khiển các hoạt động kinh doanh nhằm giúp bạn đạt được các mục tiêu, kỳ vọng mà bạn đã đề ra trước đó. Đây cũng được xem là bản kế hoạch có quy mô tổng thể được sắp xếp theo một trình tự và phân bổ rõ ràng, chi tiết. 

    Một bản kế hoạch – chiến lược kinh doanh cụ thể sẽ bao gồm các phương pháp, cách thức hoạt động trong xuyên suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời có hệ thống bài bản, sắp xếp hợp lý giúp doanh nghiệp sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ và mang về nguồn doanh thu tốt nhất.

    Chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp vì:

    Sau khi nắm rõ khái niệm chiến lược kinh doanh là gì, tiếp theo là 7 nguyên tắc xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả mà bạn cần nằm lòng:

    Mỗi một doanh nghiệp là một phần của hệ sinh thái kinh tế và thị trường, trong đó mỗi một thị trường sẽ có màu sắc, đặc điểm và tính cách riêng biệt. Những đặc điểm này liên quan trực tiếp đến lợi nhuận mà bạn sẽ đạt được trong tương lai. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên là hình thành tư duy chiến lược cho doanh nghiệp của bạn – thấu hiểu thị trường và đối thủ. Từ đó, bạn mới có thể tồn tại và có đủ sức cạnh tranh.

    Tiếp theo là xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn muốn nhắm đến và nghĩ đến cách bạn sẽ phục vụ tệp khách hàng này. Bạn không thể bán sản phẩm/dịch vụ của mình cho hết thảy mọi người, mà nên giới hạn số lượng khách hàng tiềm năng có chung nhu cầu mà thôi.

    Nhiều người vẫn nghĩ rằng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là phải trở thành đơn vị tốt nhất, nhưng nhiệm vụ đó đôi khi không thể thành sự thật. Trong thể thao có thể chỉ có một người thắng duy nhất, nhưng trong kinh doanh việc 2-3 doanh nghiệp cùng dẫn đầu là chuyện hết sức bình thường. Vì vậy, khác biệt chính là con đường duy nhất đưa bạn đến thành công. Hãy tạo ra những chiến lược kinh doanh mới mẻ và hạn chế tối đa lặp lại bước đi của đối thủ.

    Kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc bạn có thị phần lớn nhất trong thị trường hay phát triển với tốc độ chóng mặt, mà là khoản lợi nhuận bạn có được. Bạn cần chú trọng vào việc tìm hiểu và biết cách tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất, từ đó tạo sức bật lợi nhuận và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thương trường.

    Khi đã thấu hiểu thị trường, khách hàng và xây dựng các giá trị cam kết thì bạn sẽ nhận ra có một vài vấn đề mà bạn phải học cách từ chối. Nói “không” phục vụ, ngừng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ,…với một số tệp khách hàng khi không cần thiết. Trong chiến lược kinh doanh, việc xác định phải làm gì và không nên làm gì cũng là bước quan trọng.

    Công nghệ ngày càng cải tiến kéo theo cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu và hành vi khách hàng cũng không ngừng thay đổi. Do đó, bạn cần phải nhạy bén với các xu hướng để làm mới, cập nhật cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bạn ngần ngại và chỉ đứng yên một chỗ thì bạn sẽ bị bỏ lại khá xa và không theo kịp với thời cuộc. Chấp nhận thay đổi các sản phẩm/dịch vụ của mình là cách để bạn kéo dài vòng đời cho thương hiệu của mình.

    Nguyên tắc cuối cùng cũng không kém phần quan trọng là việc hình thành tư duy hệ thống, xây dựng data và dữ liệu chính xác để đưa ra các giả định cho sự phát triển của doanh nghiệp. Những phán đoán của bạn không thể luôn luôn chính xác, vì thế mà bạn cần số liệu thực tế để phán đoán các xu hướng về thị trường, khách hàng,…

    Như vậy, bạn vừa tham khảo các nguyên tắc xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tìm được một phần mềm để có thể thực hiện chiến lược đã đề ra chưa bao giờ là dễ dàng. Hơn nữa trong thời đại 4.0 ngày nay, các doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc kinh doanh trên một số nền tảng nhất định như trước kia, mà họ phát triển sang kinh doanh đa kênh. 

    Bán hàng đa kênh đang là xu hướng được hầu hết các doanh nghiệp ứng dụng vào chiến lược kinh doanh của họ. Từ website, app bán hàng, mạng xã hội cho đến các sàn thương mại điện tử nhằm tăng cơ hội nhận diện thương hiệu và tỉ lệ chuyển đổi. Vậy bài toán đặt ra là: làm sao bắt kịp xu hướng trên và có giải pháp nào để quản lý bán hàng đa kênh, để bạn tự tin đưa xu hướng vào trong chiến lược của mình? GoSELL – phần mềm quản lý bán hàng đa kênh sẽ giúp bạn.

    GoSELL tự hào là giải pháp công nghệ được hơn 10.000 người kinh doanh và thương hiệu tin chọn. Để chiến dịch kinh doanh được triển khai một cách hiệu quả, đánh bại các đối thủ trên đường đua kinh doanh đầy khốc liệt. Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh GoSELL mô hình OAO (Online And Offline) chính là sự lựa chọn dành cho bạn.

  • Cho phép phân line cuộc gọi, chỉ cần có kết nối internet là có thể gọi cho khách hàng trực tiếp trên nhiều thiết bị.

  • Lưu trữ ượng ghi âm lên đến hàng chục GB dữ liệu từng cuộc gọi một, giúp nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên telesales.

  • Quản lý cuộc gọi thông minh, tự động báo cáo và lưu lại trong lịch sử cuộc gọi.

  • Có tích hợp CRM giúp xem lại lịch sử mua sắm, ghi chú cuộc gọi từ đó lên kịch bản bán hàng cho khách tốt hơn.

  • Báo cáo thống kê rõ ràng giúp bạn dễ dàng theo dõi trạng thái cuộc gọi vào từ khách hàng, cuộc gọi ra từ nhân viên telesales.

  • Giúp bạn tiết kiệm đến 50% cước gọi và gọi nội bộ hoàn toàn miễn phí.