Chiến lược kinh doanh là gì? Bí quyết giúp doanh nghiệp phát triển –
Đánh giá post
Chiến lược kinh doanh là gì? Các chiến lược trong hoạt động kinh doanh cơ bản hiện nay gồm những gì? Các hình thức xây dựng chiến lược để phát triển kinh doanh như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn thông tin bổ ích nhất.
Chiến lược kinh doanh là gì?
Chiến lược kinh doanh trong tiếng Anh sử dụng thuật ngữ Business Strategy. Đây chính là một nghệ thuật phối hợp các hoạt động với nhau để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Một chiến lược hiệu quả là doanh nghiệp biết cách tận dụng nguồn lực, phát huy thế mạnh của mình và tận dụng những cơ hội để phát triển. Nội dung chính là một bản kế hoạch theo trình tự nhất định. Nó thể hiện các phương pháp, cách thức để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian dài.
Chiến lược cho hoạt động kinh doanh khác với chiến thuật kinh doanh, các bạn đừng nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau nhé! Để hiểu rõ hơn, các bạn có thể đọc ví dụ như sau:
Một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm máy tính, tuy nhiên chiến lược mà họ hướng đến là bán nhiều sản phẩm cho một khách hàng. Ngoài bán máy tính, doanh nghiệp sẽ tư vấn để bán thêm chuột máy tính, bộ vệ sinh, USB, bộ tản nhiệt, bàn phím,…
👉 Xem thêm: 5W1H – công thức vàng cho chiến lược kinh doanh hiệu quả
Tổng hợp các chiến lược kinh doanh cơ bản
Mỗi doanh nghiệp muốn hoạt động và phát triển đều cần xây dựng mô hình kinh doanh riêng. Dưới đây là tên các chiến lược trong kinh doanh cơ bản và được nhiều đơn vị hiện nay sử dụng:
Cạnh tranh để đem đến sự khác biệt
Trong chiến lược phục vụ cho kinh doanh của doanh nghiệp nhiều người mặc định phải trở thành đơn vị tốt nhất. Tuy nhiên, để đạt được nó là rất khó và ít khả thi. Trên thương trường thì 2 – 3 công ty cùng kinh doanh 1 khía cạnh là chuyện bình thường.
Bạn không nhất thiết phải cố gắng đánh bại đối thủ, nhưng cũng đừng bắt chước họ mà hãy đi lối riêng. Cạnh tranh để tạo ra sự khác biệt giúp doanh nghiệp của bạn thành công.
Cạnh tranh hướng đến lợi nhuận
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi đầu tư, hoạt động kinh doanh đều hướng đến lợi nhuận. Chính vì vậy mà một chiến lược tạo ra và áp dụng thì cần xét đến tính lợi nhuận của nó. Nếu không đem lại doanh thu tốt thì quá trình hoạt động kinh doanh đó là không hiệu quả và không nên phí thời gian.
Xây dựng chiến lược từ thấu hiểu thị trường
Nội dung của các chiến lược trong quá trình phát triển kinh doanh đáng chú tâm nhất đó chính là thấu hiểu thị trường để đưa ra những chiếc lược phù hợp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm và nguồn lực riêng, phân tích khả năng của mình chính là cách tốt nhất để giúp đơn vị đi lên.
Xác định các đối tượng khách hàng
Mỗi sản phẩm phải có khách hàng tiềm năng, có mục tiêu hướng đến cụ thể. Một chiếc lược hiệu quả là xác định đúng đối tượng khách hàng. Mỗi sản phẩm, dịch vụ có chức năng riêng của mình và nó không thể đáp ứng tất cả nhu cầu của mọi người được.
Do đó cần có chiến lược cụ thể để đưa sản phẩm đến với khách hàng mục tiêu để bán được nhiều sản phẩm nhất.
Không ngại thay đổi các chiến lược trong hoạt động kinh doanh
Thị trường luôn có chuyển biến và phát triển không ngừng, do đó việc thay đổi và không ngại thay đổi với chiến lược, kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn là điều cần thiết. Nhờ có đó mà chiến lược hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất và phù hợp để mang lợi nhuận cao.
Tư duy logic để phát triển chiến lược
Tư duy hệ thống là chiến lược cuối cùng để đi đến được thành công. Xây dựng hệ thống khách hàng, hệ thống chính sách khách hàng, bảo hành, hậu mãi chính là cách tốt nhất giúp kinh doanh bền vững và giữ chân được khách hàng.
👉 Xem thêm: 4P trong Marketing là gì? Cách ứng dụng chiến lược 4P hiệu quả
Các hình thức chiến lược hiệu quả cho kinh doanh
Hiện nay có 3 loại hình xây dựng chiến lược cho hoạt động kinh doanh cơ bản đó là: thông dụng, cạnh tranh và doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Hình thức chiến lược thông dụng
Chiến lược này hướng đến việc đạt mục đích theo cách thức nào, chính vì thế mà nó quan trọng vấn đề mục đích và cách thức đạt được nó. Nó thể hiện mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh và nguồn tài nguyên của doanh nghiệp phải sử dụng.
Chiến lược thông dụng là phân bổ và phát triển doanh nghiệp dựa vào tài nguyên có sẵn.
Hình thức chiến lược cạnh tranh
Hình thức này là việc doanh nghiệp dùng thế mạnh, nguồn lực và nắm rõ về điểm yếu của mình đem ra so sánh với đối thủ. Từ đó đơn vị có thể đưa ra những chiến thuật “vượt mặt” đối thủ trên thị trường.
Hình thức chiến lược doanh nghiệp
Chiến lược này liên quan đến vấn đề tầm nhìn mà tầm quan trọng đến từ phía người lãnh đạo. Nếu doanh nghiệp có tầm nhìn tốt về thị trường phát triển thì sản phẩm cung cấp cho khách hàng sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại.
Mẫu xây dựng chiến lược trong kinh doanh hiệu quả
Bạn đang muốn học theo một mẫu xây dựng chiến lược cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hiện nay? Các bước thực hiện như sau:
-
Bước 1: Đầu tiên doanh nghiệp nên xác định mục tiêu dài hạn theo mô hình SMART.
-
Bước 2: Tiến hành khảo sát thị trường và phân tích chặt chẽ về nó.
-
Bước 3: Xây dựng kế hoạch sản phẩm phù hợp với thị trường và khách hàng mục tiêu.
-
Bước 4: Đo lường để có những đánh giá với chiến lược. Thông qua đó doanh nghiệp mới có thể tối ưu để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Tóm lại, chiến lược kinh doanh với doanh nghiệp rất quan trọng, nó quyết định để sự phát triển và tồn tại lâu dài.
👉 Xem thêm: WOMM là gì? Yếu tố nào làm nên chiến dịch WOMM hiệu quả?
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)