Chiến lược kinh doanh của Apple – Lý giải sự thành công
Mức độ nổi tiếng của Apple có lẽ là điều mà không một ai có thể phủ nhận được, đây là thương hiệu được người người nhà nhà biết đến trên phạm vị toàn cầu. Trải quan nhiều năm xây dựng, phát triển với biết bao thăng trầm Apple đã tạo dựng cho mình một vị thế hàng đầu. Những kết quả của Apple đã đạt được có lẽ là ước mơ của biết bao thương hiệu ở khắp mọi nơi.
Vậy tại sao thương hiệu này lại có thể thành công được như vậy? Đây ắt hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người đã đặt ra. Bởi sự thành công của Apple thực sự là một điều mà ai nhìn vào cũng phải ngưỡng mộ. Để lý giải cho điều này thì trong bài ngày hôm nay chúng tôi sẽ cùng bạn phân tích chiến lược kinh doanh của Apple – điều luôn được coi là “chìa khóa” tạo dựng nên sự thành công của mọi doanh nghiệp.
Tổng quan chung về Apple
Không chỉ là câu chuyện thuộc riêng về giới công nghệ, Apple là thương hiệu luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt trong nền kinh tế chung. Dù số đông trong chúng ta đã hiểu hay đã từng đọc rất nhiều thông tin liên quan về thương hiệu này. Nhưng có rất nhiều điều mà không phải ai cũng biết đến, vì vậy phần đầu tiên này hãy bổ sung cho mình đôi điều về Apple nhé. Apple hay còn được gọi với cái tên đầy đủ là Apple Inc được chính thức thành lập vào ngày 01/014/1976, có trụ sở tại tại Cupertino – California. Tuy nhiên, ban đầu thành lập thì tập đoàn này hoạt động dưới cái tên là Apple Computer, Inc., mãi cho đến năm 2007 mới đổi thành Apple Inc.
Sáng lập lên Apple là bộ ba Steve Wozniak, Steve Jobs và Ronald Wayne và trong hơn 40 năm phát triển tập đoàn này đã có đến bảy vị CEO. Nhưng trong đó chỉ có hai người là sự thực sự tạo nên những dấu ấn nổi bật cho thương hiệu Apple trên toàn cầu là Steve Jobs và Tim Cook. Có thể nói rằng, hai người này cũng chính là những người đã giúp Apple đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ như ngày hôm nay. Sản phẩm đầu tiên của Apple là một bộ mạch chủ cùng bộ xử lý và bộ nhớ chung được đặt tên là Apple I, giá trị của nó là 666.66 USD. Cho đến nay, các dòng sản phẩm của Apple đã vô cùng đa dạng với nhiều loại, nhiều phiên bản khác nhau. Nhưng nổi bật nhất có lẽ vẫn là những chiếc Iphone mỗi lần ra mắt là lại khiến cả thị trường phải “chao đảo” theo.
Tính đến nay, Apple đã cung ứng cho thị trường tiêu dùng 220 dòng sản phẩm và trong đó chưa hề tính đến những phiên bản cùng loại. Nếu để chúng ta liệt ra ra từng loại sản phẩm có lẽ sẽ là cả một danh sách dài. Hiện tại, Tim Cook đang là CEO tại vị của tập đoàn nghìn tỷ này, ông chính thức đảm nhận vị trí này vào tháng 8/2021. Nhưng chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã tạo ra rất nhiều sự thay đổi mới, tạo nên những dấu ấn nổi bật và khiến bao người trong ngành phải bất ngờ.
Nhân tố chính trong chiến lược kinh doanh của Apple
Trong mọi chiến lược kinh doanh sẽ có những nhân tố chính được đặt lên hàng đầu và cũng là những nền tảng cơ bản để điều chỉnh các hoạt động cụ thể. Theo đó, Apple sẽ đưa ra rất nhiều chiến lược chức năng cho chiến lược kinh doanh tổng thể của mình. Nhưng trước hết, các nhân tố chính sẽ được xác định đầu tiên để làm cắn cứ phân tích cho từng chiến lược nhỏ một. Đây cũng là điều mà bạn cần phải lưu ý khi tiến hành xây dựng chiến lược kinh doanh trực tiếp cho doanh nghiệp, công ty của mình. Sẽ có ba nhân tố chính được đề cập trong chiến lược kinh doanh của Apple như sau:
• Mục tiêu chiến lược của Apple: Trong mọi chiến lược kinh doanh, mục tiêu luôn là điều được xác định rõ ràng ngay từ đầu. Nó là những điều bạn mong muốn đạt được, cần phải đạt được khi xây dựng ra bản chiến lược kỳ công này. Mục tiêu chiến lược của Apple sẽ có sự thay đổi trong từng giai đoạn, tuy nhiên vẫn sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến doanh thu, lợi nhuận, giá trị thương hiệu và mức độ ảnh hưởng.
• Khách hàng mục tiêu của Apple: Đối với mức giá phân phối trên thị trường, bạn cũng có thể thấy ngay rằng khách hàng mục tiêu của Apple không phải là đại chúng. Khách hàng mục tiêu của Apple được xác định là phân khúc cao cấp, tức là những người tiêu dùng có mức thu nhập cao. Bởi khách hàng mục tiêu không đơn thuần chỉ là những người có nhu cầu, mong muốn về sản phẩm mà phải có khả năng chi trả cho chúng.
• Thị trường của Apple: Xác định thị trường, thị trường mục tiêu luôn là điều cần thiết trong mỗi chiến lược kinh doanh. Nếu xác định không đúng vừa khiến bạn lãng phí các nguồn lực mà hiệu quả lại không đạt được như mong muốn. Thị trường của Apple được phân chia thành nhiều phân đoạn khác nhau, đặc biệt sẽ tập trung vào các thị trường chính. Trong đó, thị trường chính của Apple là những quốc gia, khu vực có mức tiêu thu cao như Mỹ hay Trung Quốc.
Các chiến lược kinh doanh của Apple
Chiến lược phát triển sản phẩm của Apple
Trong các chiến lược kinh doanh của Apple thì chiến lược phát triển sản phẩm bao giờ cũng được chú trọng rất nhiều. Điều này hoàn toàn dễ hiểu khi sản phẩm chính là “nhân vật trung tâm” để chúng ta phát triển, xây dựng mọi điều theo. Chiến lược sản phát triển sản phẩm của Apple luôn là bổ sung, hoàn thiện theo từng dòng, từng phiên bản. Từ đó tạo ra một hệ sinh thái toàn diện nhất đối với một doanh nghiệp cung ứng dòng sản phẩm công nghệ. Đặc biệt, các dòng sản phẩm Iphone, iPad, Macbook và iPod còn được áp dụng chiến lược phát triển theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Các sản phẩm của hãng không chỉ đề cao chất lượng mà còn là sự khác biệt so với các thương hiệu khác trên thị trường.
Chiến lược định giá sản phẩm của Apple
Chiến lược định giá sản phẩm của Apple chắc chắn sẽ là “mảnh ghép” không thể thiếu trong “bức tranh” tổng thể này. Vào thời điểm những năm 1990, trong mắt người tiêu dùng các sản phẩm của Apple chỉ là những thiết kế màu mè thiên về trang trí nhiều hơn nhưng giá thành thì lại quá đắt đỏ. Nên dòng sản phẩm máy Macintosh thậm chí không “có cửa” để cạnh tranh với các máy tính cá nhân của Windows khi mức giá rẻ hơn và công năng cũng tốt hơn. Vì vậy, trong những năm gần đây Apple không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm của mình mà còn định giá một cách chặt chẽ hơn.
Chiến lược định vị thương hiệu của Apple
Chiến lược định vị thương hiệu của Apple được coi là một câu chuyện đặc biệt của ngành công nghệ trên toàn cầu. Thậm chí còn trở thành bài học mà mọi doanh nghiệp đều có thể áp dụng cho mô hình kinh doanh của mình. Thay vì chỉ đầu tư vào chất lượng sản phẩm mà còn là sự “đầu tư” cả về sự hài lòng, cảm xúc của khách hàng trong từng trải nghiệm. Từ xuất phát điểm ban đầu là định vị thương hiệu, Apple đã phát triển thành những giá trị riêng như sau:
• Tập trung vào giá trị cộng đồng và nhân văn
• Truyền cảm hứng thông qua ngôn từ và thẩm mỹ
• Kết nối với cộng đồng bằng hệ sinh thái riêng của mình
Chiến lược phân phối của Apple
Chiến lược phân phối của Apple cũng là một định hướng rất đặc biệt mà bạn có thể tham khảo, thay vì tập trung vào các cửa hàng độc lập của mình quá nhiều. Apple sẽ phân phối tới các đại lý của mình nhiều hơn, họ sẽ đạo tạo các nhân viên bán hàng của đại lý một cách chi tiết nhất về sản phẩm. Điều này sẽ giúp khách hàng khi đến mua sắm sẽ đều được tư vấn, cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm nhất. Bên cạnh đó, ở một số phân khúc thị trường hãng sẽ cho phân phối tại các trường trung học và đại học. Từ đó ngẫu nhiên tạo thành một không gian để quảng bá các sản phẩm của hãng rất hiệu quả.
Chiến lược marketing của Apple
Các bài học từ chiến lược marketing của Apple có lẽ luôn là chủ đề rất HOT, được rất nhiều người quan tâm. Chiến lược marketing của Apple thực sự là một “đỉnh cao” trong tổng thể chiến lược chiến lược kinh doanh của họ. Nhìn qua, nhiều người sẽ cảm thấy rằng Apple rất “hời hợt” trong các hoạt động marketing của mình. Thậm chí các lần ra mắt sản phẩm của họ cũng rất đơn giản, không quảng cáo rầm rộ. Nhưng thực chất đằng sau đó lại là cả một kế hoạch được nghiên cứu và xây dựng tỉ mỉ. Chiến lược marketing sẽ sử dụng đến các chiến thuật về tâm lý nhằm khơi gợi ham muốn của khách hàng. Họ thu hút, lôi kéo khách hàng của mình bằng cách tự nhiên nhất.
Chiến lược cạnh tranh của Apple
Trong hơn 40 năm xây dựng và phát triển của mình, Apple là cái tên có nhiều dấu ấn đặc biệt và trong đó có cả những thị phi đi kèm. Trong chiến lược cạnh tranh của Apple, những thị phi này cũng chính là cách để họ đánh bóng tên tuổi của mình. Thu hút sự quan tâm của thị trường, lôi kéo mọi người vào những cuộc tranh luận. Đồng thời, trọng tâm của chiến lược cạnh tranh luôn là tạo ra sự khác biệt, độc nhất so với các đối thủ. Trở thành một hình mẫu khác biệt hoàn toàn – từ đó hình thành nên ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Cùng với đó Apple lựa chọn tấn công toàn lực để chinh phục khách hàng và thách thức đối thủ của mình.
Chiến lược chăm sóc khách hàng của Apple
Như đã nhắc đên sở trên, Apple “đầu tư” vào việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng và “cưng chiều” cảm xúc của họ rất nhiều. Vì vậy, chiến lược chăm sóc khách hàng của Apple chính là một trong những điều đặc biệt giúp họ thành công. Đây là một trong số ít những thương hiệu tiêu biểu coi trọng thái độ tôn trọng đến từng khách hàng của mình. Với Apple khách hàng không đơn thuần chỉ là người giúp mang đến doanh thu, lợi nhuận mà còn là người cùng góp phần vào việc xây dựng thương hiệu. Vì vậy, mọi đợt nâng cấp, thiết kế sản phẩm mới hãng đều xem xét đến đánh giá, ý kiến của khách hàng một cách kỹ lưỡng.
3 bí quyết giúp Apple trở thành thương hiệu hàng đầu
Giữa vô vàn các công ty, doanh nghiệp công nghệ hình thành và phát triển trong nhiều thập kỷ qua. Nhưng có lẽ cho đến thời điểm hiện tại, phải còn rất lâu nữa mới có một cái tên đủ sức để vượt quan Apple. Ngoài các chiến lược kinh doanh đỉnh cao của mình, để tạo nên sự thành công như ngày hôm nay còn là sự đóng góp đến từ rất nhiều nhân tố khác nhau. Nhìn lại lịch sự của hơn 40 năm, để trở thành thương hiệu hàng đầu Apple đã áp dụng cho mình 3 bí quyết sau đây.
1. Phá vỡ rào cản phân khúc khách hàng: Khách hàng mục tiêu của Apple là những người có thu nhập cao nhưng lại hoàn toàn không có sự phân định về các yếu tố khác như nhân khâu học, tính cách, sở thích, văn hóa,… Thậm chí các mẫu quảng cáo của họ còn không sử dụng đén thuật ngữ về công nghệ khó hiểu, mọi thứ đều rất gần gũi và dễ hiểu.
2. Kiến tạo văn hóa thương hiệu: Apple luôn có một lực lượng người ủng hộ vô cùng đông đảo, không dừng lại ở việc tạo dựng giá trị riêng cho thương hiệu mà hãng đã kiến tạo nên một văn hóa rất khác biệt. Những sản phẩm công nghệ chất lượng dần trở thành một phần trong văn hóa tiêu dùng của nhiều người. Điều này đã trở thành một giá trị cốt lõi trong các chiến lược kinh doanh của Apple.
3. Không tham gia vào các cuộc chiến về giá: Rất nhiều doanh nghiệp đều cho rằng giá cả chính là một yếu tố cạnh tranh không thể bỏ qua, nhưng suốt nhiều năm chiến lược định giá của Apple đã rất khác biệt. Họ không tham gia vào các cuộc chiến về giá, họ nghiêm túc tuân theo chiến lược định giá riêng của mình. Ngay cả khi mức giá của họ cao hơn rất nhiều so với nhiều đối thủ khác của mình.
Chiến lược kinh doanh của Apple tại Việt Nam
Việt Nam luôn dược coi là “miếng bánh ngon” đối với các hãng về công nghệ, dù mức thu nhập bình quân của người dân không thực sự quá cao nhưng độ “chịu chơi” thì lại rất lớn. Vì vậy, thì phần của các sản phẩm công nghệ và đặc biệt là smartphone tại Việt Nam luôn chiếm phần cao. Thị phần của Apple tại Việt Nam cũng không ngoại lệ, mức độ tiêu thụ luôn dẫn đầu. Vì vậy, lúc này nhiều bạn ắt hẳn sẽ rất tò mò về chiến lược kinh doanh của Apple tại Việt Nam được xây dựng như nào hay có điều gì đặc biệt đúng không nào.
Tuy nhiên, điều này sẽ khiến bạn phải bất ngờ khi trong suốt thời gian dài thị trường Việt Nam không được Apple tập trung quá nhiều và nếu như không muốn nói là không có gì khi xét về mức độ ưu tiên. Lúc trước, các hoạt động kinh doanh của Apple tại Việt Nam luôn chịu sự quản lý của bộ phận tại Thái Lan. Sau này, Apple mới chia nhỏ lại hơn các vùng quản lý tại Đông Nam Á bao gồm 4 khu vực là Thái Lan, Singapore, Philippines và Malaysia. Việt Nam chúng ta vẫn không có tên trên “bản đồ” này và cũng không có bất kỳ một hoạt động marketing nào. Hay nói cách khác, thị trường kinh doanh của Apple tại Việt Nam mang tính chất tự phát nhiều hơn. Tuy nhiên, cho đến 2014 thì Apple đã chính thức tách Việt Nam ra thành thị trường riêng. Nhưng thị trường Việt Nam so với các nước khác vẫn là quá nhỏ, các chiến lược kinh doanh vẫn là đợt phía trên và ảnh hưởng rất nhiều từ các nước lớn.
Các chiến lược kinh doanh của Apple đã mang đến những bức tranh đầy màu sắc của sự khác biệt, nổi bật. Những gì họ mang lại không chỉ dừng chân ở các sản phẩm chất lượng cao mà còn là văn hóa, tư duy được số đông đón nhận. Nên sự thành công của Apple chính là tổng hòa của rất nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi một chiến lược chức năng của Apple đều được chú trọng ở rất nhiều điều và trở thành những bài học quý giá mà mọi hãng đều có thể noi theo.