Chiến lược kinh doanh bán buôn: Cách xây dựng hiệu quả nhất

Dù là bán buôn ở bất kỳ hình thức nào, nếu muốn thành công với mức lợi nhuận không ngừng tăng trưởng thì đều cần phải đưa ra được những chiến lược kinh doanh đầy sáng suốt và hiệu quả. Chiến lược kinh doanh cũng giống như ngọn đèn hải đăng, giúp chỉ dẫn những bước đi vững chắc để bạn có thể tồn tại và phát triển trên thị trường giữa vô số những đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ hiện nay.

Ngoài những kiến thức, tư duy cần thiết ra thì kỹ năng xây dựng chiến lược kinh doanh bán buôn là bạn cần phải nắm chắc. Bởi bán buôn dù không tiếp xúc với khâu cuối cùng trong chuỗi cung ứng (người tiêu dùng), nhưng có vô vàn những thách thức lớn.

1/ Bạn hiểu thế nào về kinh doanh bán buôn?

Kinh doanh bán buôn – Wholesale đang là hình thức kinh doanh được rất nhiều người lựa chọn, thậm chí có cả những cá nhân hoạt động độc lập. Điều hấp dẫn ở hình thức này có lẽ đến từ chính mức lợi nhuận có thể đạt được khi thành công. Những cá nhân, doanh nghiệp bán buôn luôn có doanh thu rất cao vì lượng hàng hóa họ bán ra không phải là nhỏ lẻ. Thậm chí lượng hàng họ bán ra một ngày có thể bằng cả tháng mà người bán lẻ bán ra thị trường. Vậy bạn hiểu như thế nào về kinh doanh bán buôn? liệu bạn đã hiểu chính xác về khái niệm này hay chưa?

Bạn hiểu thế nào về kinh doanh bán buôn?

Theo đó, bán buôn còn được gọi với một cái tên khác là bán sỉ, đây là cách gọi của miền Nam trước kia. Nhưng hiện nay, hai từ này được sử dụng thay thế cho nhau thường xuyên và mọi người đều hiểu. Bán buôn được hiểu đơn giản là hình thức kinh doanh với số lượng hàng hóa lớn, giao dịch được tiến hành với các nhà bán lẻ, người tiêu dùng công nghiệp hoặc các đơn vị bán buôn khác. Vì vậy, chúng ta không thể phân biệt hình thức kinh doanh này dựa vào đối tượng khách hàng của họ là cá nhân hay tập thể. Có rất nhiều người cá nhân vẫn là khách hàng của các nhà bán buôn lớn, họ nhập hàng hóa về để tiến hành kinh doanh bán lẻ hoặc đơn giản gom số lượng lớn để mua với mức giá rẻ cho nhu cầu sử dụng.

Phần lớn hàng hóa thuộc bán buôn đều mới chỉ nằm trong quá trình lưu thông, phân phối vì chưa đưa vào tiêu dùng ngay lập tức. Trừ các cá nhân mua số lượng lớn với mục đích đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình. Cũng bởi vì lý do này mà giá trị hàng hóa lúc này so với lúc niêm yết ra thị trường có mức chênh lệch rất lớn. Bởi trong kinh doanh bán buôn, bạn mua càng nhiều thì mức giá sẽ càng rẻ, điều này từ đó cũng hình thành nên các khái niệm về giá bán buôn, giá bán sỉ mà bạn đã từng nghe đến rất nhiều.

Xem thêm:  Chiến lược giảm giá kinh doanh: Có nên áp dụng không? Bí quyết giúp tạo dựng sự thành công

2/ Các quyết định quan trọng trong kinh doanh bán buôn

Bắt tay vào việc kinh doanh, buôn bán, bản thân người làm chủ đều phải đứng trước các quyết định rất lớn. Điều gì càng mang đến cơ hội phát triển, lợi nhuận cao thì bạn cũng phải chấp nhận rằng sóng gió và thách thức cũng sẽ nhiều hơn. Các quyết định mà bạn đưa ra sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh của mình có thuận lợi không, đạt hiệu quả không. Đối với hình thức kinh doanh với số lượng hàng hóa lớn này thì bạn cần phải chắc chắn về những điều quan trọng nhất như sau:

Các quyết định quan trọng trong kinh doanh bán buôn

•    Quyết định về sản phẩm kinh doanh: Tất nhiên, đã kinh doanh thì bạn phải có sản phẩm để cung ứng cho nhu cầu của thị trường. Sản phẩm chính là nền tảng để bạn phát triển những điều khác sau này. Hãy tiến hành nghiên cứu, khảo sát thị trường để biết được đâu là sản phẩm đang có nhu cầu cao, tiềm năng phát triển lâu dài và quan trọng nhất là phù hợp với hình thức đầu tư bạn đang hướng đến.

•    Quyết định liên quan về tài chính: Muốn kinh doanh thì bạn phải có đủ nguồn vốn cần thiết, dù là nguồn vốn chủ động của bạn hay là đi vay đi chăng nữa. Bởi nếu thiếu vốn thì không thể vận hành tốt được mọi khâu cần thiết. Nếu nguồn tài chính không đủ thì bạn phải quyết định mình nên vay vốn ở đâu hay kêu gọi đầu tư như thế nào.

•    Quyết định hình thức bán buôn: Kinh doanh bán buôn cũng được phân chia thành các hình thức khác nhau, vì vậy bạn cần phải xác định được đâu là hình thức mình nên lựa chọn để đầu tư phát triển. Mỗi một hình thức sẽ có những đặc điểm riêng biệt, từ đó mang đến những mặt ưu điểm và hạn chế khác nhau.

•    Quyết định về chiến lược kinh doanh: Không một hoạt động kinh doanh nào có thể tiến hành thành công, lâu dài nếu thiếu đi các chiến lược định hình. Chiến lược kinh doanh được coi là một bản kế hoạch lớn, định hướng về những công việc mà bạn cần phải thực hiện để đạt được những mục tiêu mình đặt ra.

3/ Cách xây dựng chiến lược kinh doanh bán buôn cho doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh bán buôn khôn ngoan, sáng suốt sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt, tăng trưởng nhanh chóng và không ngừng mở rộng thị phần của mình. Đối với quy mô hoạt động là các doanh nghiệp bán buôn chứ không phải là cá nhân bán buôn nữa, thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh lại càng được phải chú trọng hơn rất nhiều. Trước hết bạn cần phải biết những hình thức chiến lược kinh doanh khác nhau, sau đó đánh giá từng kiểu vừa lựa chọn cho mình. Tiếp đến là việc xây dựng chiến lược kinh doanh bán buôn dành riêng cho mình với 9 bước dưới đây.

Bước 1: Thiết lập mục tiêu của doanh nghiệp

Bước 1: Thiết lập mục tiêu của doanh nghiệp

Trong mọi bản chiến lược dù là nhỏ hay lớn, dù là bán hàng hay tiếp thị thì việc thiết lập mục tiêu luôn cần phải đặt lên hàng đầu. Vì sao bạn xây dựng bản chiến lược kinh doanh này? Bạn muốn đạt được những gì khi triển khai chiến lược của mình? Bạn cần giải quyết những điều gì lúc này?… Tất cả đều cần phải hình thành nên những mục tiêu, đó có thể là những mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn. Nhưng phải có sự xác định về số liệu cụ thể và nó phù hợp với điều kiện thực tế, khả năng của doanh nghiệp.

Bước 2: Đánh giá vị trí hiện tại

Để đưa ra những chiến dịch, kế hoạch tốt nhất trong bản chiến lược hay phân bổ các nguồn lực ra sao thì bạn đều phải biết hiện tại mình đang có những gì, vị trí của mình là ở đâu. Các doanh nghiệp bán buôn luôn tiến hành các giao dịch với số lượng lớn, giá trị cao nên việc xác định vị trí hiện tại trên thị trường là điều rất cần thiết. Bạn phải xác định được quy mô, thị phần, nhân lực, khả năng tài chính, kỹ thuật, tệp khách hàng,… Đặc biệt là đánh giá cả về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại như thế nào.

Bước 3: Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Bước 3: Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Hiểu thị trường, hiểu đối thủ là những điều mọi doanh nghiệp kinh doanh đều cần phải chắc chắn. Không hiểu thị trường, không biết khách hàng của mình là ai, nhu cầu của họ là gì, trong tương lai sẽ có sự thay đổi như thế nào và tương tự với đối thủ cạnh tranh. Rất dễ khiến bạn đưa ra những chiến lược mang cảm tính nhiều hơn, rất mơ hồ, không rõ ràng. Đây là điều cần tuyệt đối nên tránh khi xây dựng chiến lược kinh doanh bán buôn cho doan nghiệp của mình. Hãy xác định các vấn đề liên quan đến thị trường và đối thủ cạnh tranh trước khi đưa ra những quyết định cần thiết.

Bước 4: Xây dựng chiến lược sản phẩm

Trong chiến lược kinh doanh sẽ bao gồm các chiến lược hay kế hoạch nhỏ khác nhau. Một trong những chiến lược bạn cần phải tập trung nhiều chính là chiến lược sản phẩm bán buôn. Đây chính là điều cốt lõi trong mọi hoạt động kinh doanh, bạn bán gì? chỉ một câu hỏi đơn giản nhưng lại khiến bạn phải “đau đầu” rất nhiều. Khách hàng của doanh nghiệp bán buôn sẽ không đưa ra quyết định mua sản phẩm của bạn ngay lập tức chỉ bởi bạn có quảng cáo hay, chương trình khuyến mại hấp dẫn. Bởi họ nhập hàng của bạn về số đông đều có mục đích kinh doanh chứ không phải mua chỉ để sử dụng đơn thuần. Sản phẩm bạn cung ứng phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, ổn định cả về chất lượng lẫn số lượng.

Bước 5: Xây dựng chiến lược định giá bán buôn

Bước 5: Xây dựng chiến lược định giá bán buôn

Bán buôn được diễn ra với số lượng hàng hóa lớn, vì vậy giá bán buôn sẽ được quyết định bằng số lượng hàng hóa trong mỗi một giao dịch được tiến hành. Công thức định giá bán buôn sẽ được thiết lập khi đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận của bạn đạt thấp nhất là 50%. Đây là một nguyên tắc mà bạn cần phải ghi nhớ, nếu tỷ lệ lợi nhuận thấp hơn 50% thì nguồn vốn của bạn sẽ rất khó duy trì tính ổn định, đảm bảo cho các hoạt động khác. Thường thì các doanh nghiệp bán buôn sẽ áp dụng hai chiến lược định giá cho mình, đó là chiến lược định giá toàn bộ và định giá phân biệt.

Bước 6: Xây dựng chiến lược phân phối

Hệ thống phân phối lớn là điều cần phải tạo dựng được cho doanh nghiệp bán buôn, bởi để cạnh tranh được với các đối thủ của bạn thì bạn phải làm sao phân phối được càng nhiều sản phẩm, càng nhanh chóng hơn. Nếu chiến lược phân phối không hiệu quả, hàng hóa tồn kho quá nhiều hay mất nhiều thời gian trong khâu vận chuyển đều khiến doanh nghiệp thất thoát rất nhiều nguồn lực. Hơn thế, việc mở rộng các kênh phân phối cũng chính là bước tiến để bạn giành được thị phần riêng cho mình. Ngay cả trong kinh doanh bán lẻ, đây cũng là điều được các thương nhân chú trọng đến.

Bước 7: Xây dựng chiến lược truyền thông

Bước 7: Xây dựng chiến lược truyền thông

Truyền thông dù không tạo ra doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp bán buôn, nhưng nó lại là yếu tố góp phần vào tỷ lệ tăng trưởng của điều này rất nhiều. Phần lớn các nhà bán buôn hiện nay không quá quan tâm đến các hoạt động truyền thông, quảng cáo quá nhiều. Có chăng thì họ cũng sẽ lựa chọn những hình thức triển khai giá rẻ, ít tốn kém cho mình. Tuy nhiên, nếu như làm tốt điều này thì bạn hoàn toàn có thể nhận được rất nhiều lợi ích lớn. Nhất là việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu, đối với quy mô hoạt động là doanh nghiệp thì chúng tôi tin rằng đây là điều bạn không thể không quan tâm.

Bước 8: Lên kế hoạch triển khai thực tế

Sau khi đã lên một loạt các chiến lược chức năng cần thiết, xác định rõ mục tiêu cho từng mục một thì đây là lúc bạn cần phải lên kế hoạch triển khai thực tế. Một chiến lược hay nhưng không có kế hoạch thực hiện thì mãi mãi sẽ chỉ là một mớ lý thuyết không giá trị. Lúc này bạn cần phải xác định rõ ràng mình cần phải làm những gì để đạt được mục tiêu đã đặt ra ở bước một. Từ đó phân bố các nguồn lực thực hiện để đảm bảo về mặt hiệu quả, tránh lãng phí những vào những điều không cần thiết. Kế hoạch chi tiết sẽ phân bổ đến từng cá nhân đảm nhận những công việc, vấn đề nào.

Bước 9: Đánh giá và kiểm soát chiến lược

Bước 9: Đánh giá và kiểm soát chiến lược

Việc đánh giá, theo dõi thường xuyên chiến lược kinh doanh bán buôn của doanh nghiệp sẽ giúp bạn biết được mình đã đạt được gì, có vấn đề nào phát sinh, chỗ nào chưa ổn,… Để từ đó phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của mình một cách tối ưu hơn. Đồng thời từ đó kiểm soát tốt mọi vấn đề nhằm tránh những rủi ro, tác động xấu do sự thay đổi của thị trường theo thời gian. Bởi không có một chiến lược kinh doanh nào có thể hoàn hảo ngay từ lần xây dựng đầu tiên khi được triển khai vào thực tế mà không cần phải sửa đổi lại. Nhất là đối với những chiến lược mang tính dài hạn của các doanh nghiệp.

4/ Một số lưu ý khi lên chiến lược kinh doanh bán buôn

Để lên được một chiến lược kinh doanh bán buôn mang tính khả thị cao, bạn sẽ phải cân nhắc đến rất nhiều vấn đề khác nhau. Đôi khi chúng ta tập trung vào những vấn đề lớn mà bỏ qua những tiểu tiết nhỏ, nhưng đừng quên hiệu ứng cánh bướm nhé. Một tác động nhỏ vẫn có thể tạo nên một chuỗi những phản ứng rất lớn và trong kinh doanh điều này đã xảy ra rất nhiều. Vì vậy, sau đây có một số lưu ý mà bạn cần phải cân nhắc đến.

Một số lưu ý khi lên chiến lược kinh doanh bán buôn

•    Tăng sự hiện diện trên Internet: Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số, mọi hoạt động đều chịu tác động và thay đổi rất nhiều. Dù bán buôn không đầu tư mạnh vào truyền thông, quảng bá đi chăng nữa thì đừng quên tăng sự hiện diện của mình trên Internet. Ngày nay khi muốn tìm hiểu về một vấn đề nào đó, mọi người sẽ lên mạng tìm kiếm các thông tin trước.

•    Hiểu nhà cung cấp: Nếu bạn không tự sản xuất ra sản phẩm hay có nguyên liệu thì chắc chắn sẽ cần hợp tác với những nhà cung cấp cần thiết. Đây là một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh bán buôn, nên hãy dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu các nhà cung cấp của mình.

•    Đánh giá nhà cung cấp: Hiểu nhà cung cấp là một chuyên nhưng từ đó bạn có thể đánh giá được đâu là sự lựa chọn tốt nhất cho việc hợp tác, tìm kiếm nguồn hàng, nguyên liệu cho mình hay không lại là điều khác. Hãy tìm kiếm nhiều nhà cũng cấp và sau đó đưa ra các tiêu chí so sánh thì bạn sẽ dễ dàng đánh giá hơn.

•    Kho hàng: Tùy vào mặt hàng mà việc thiết kế kho hàng sẽ phải tuân thủ những nguyên tắc, quy định khác nhau. Hơn thế, kho hàng cũng chính là điều bạn cần tính toán kỹ lưỡng nếu không sẽ tiêu hao rất nhiều chi phí.

5/ Bí quyết giúp nâng cao lợi nhuận bán buôn

Nâng cao lợi nhuận là điều mà chắc chắn một thương nhân nào cũng đều mong muốn khi kinh doanh. Tất nhiên, nếu chỉ kinh doanh theo chiến lược đơn thuần thì rất khó có thể đạt được mức lợi nhuận mà bạn cần phải có những bí quyết hay cho mình. Đối với hình thức kinh doanh bán buôn chúng tôi sẽ có 4 bí quyết “vàng” dành cho bạn.

Bí quyết giúp nâng cao lợi nhuận bán buôn

1.    Nâng cao hiệu quả marketing: Những giá trị mà hoạt động marekting mang lại là điều mà không một ai có thể phủ nhận. Muốn nâng cao lợi nhuận bán buôn thì bạn tuyệt đối không nên bỏ qua đi này. Đừng triển khai một cách hời hợt, bạn vẫn có thể làm marketing với chi phí thấp nhưng quan trọng nó phải phù hợp thực sự.

2.    Điều chỉnh chiến lược giá: Nếu lợi nhuận của bạn đang tăng trưởng rất chậm thì có lẽ đến lúc bạn nên điều chỉnh chiến lược của mình. Đặc biệt là chiến lược giá, hãy tính toán công thức giá của mình đã đảm bảo 50% lợi nhuận tối thiểu chưa. Nếu cần thiết bạn nên đổi mới lại chiến lược giá bán buôn của mình.

3.    Cân nhắc làm dropshipping: Đây là hình thức bỏ quan khâu vận chuyển đang được rất nhiều người triển khai. Khâu vận chuyển có thể tốn kém rất nhiều chi phí và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của bạn. Cách này sẽ giúp bạn tăng lợi nhuận từ việc cắt giảm chi phí kinh doanh.

4.    Thay đổi nhà cung cấp: Bạn hoàn toàn nên thay đổi nhà cung cấp, nếu cảm thấy mức giá mà họ đưa ra quá cao. Nếu ngay từ sản phẩm, nguyên liệu ban đầu nhập về đã đắt đỏ thì bạn cũng khó có thể bán ra với mức giá tốt để đạt lợi nhuận cao được.

Xem thêm:  Chiến lược marketing cho cửa hàng bán lẻ: 6 sự gợi ý mà bạn không nên bỏ qua

Chiến lược kinh doanh bán buôn dành đối với các doanh nghiệp luôn là “vũ khí” tạo nên sự thành công. Dù mới bắt đầu hay đã kinh doanh lâu năm, vai trò của điều này đều không thay đổi. Môi trường cạnh tranh ngày càng tăng “nhiệt”, buộc bạn phải đưa ra những nhận định chính xác, đúng đắn ngay từ chiến lược kinh doanh của mình. Một chiến lược kinh doanh không hiệu quả, thiếu tính thực tế hoàn toàn có thể đẩy bạn đến vô số rủi ro.