Chiến lược, định hướng phát triển

Chiến lược, định hướng phát triển

A. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2022

I. PHƯƠNG HƯỚNG
1. Tiếp tục quán triệt chủ trương của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ, xác định khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; từng bước đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực thúc đẩy CNH, HĐH; Phát triển KTXH theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Đổi mới đầu tư và phát triển khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển KTXH, đảm bảo an ninh quốc phòng. Ưu tiên đầu tư lĩnh vực nông – lâm nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đổi mới mạnh mẽ cả về tổ chức và hoạt động khoa học và công nghệ. Tiếp tục áp dụng các quy định về cơ chế đặt hàng, cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và áp dụng cơ chế quỹ cấp phát kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Thay đổi phương thức cấp kinh phí thường xuyên cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thông qua nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, đặt hàng/giao nhiệm vụ.
2. Tăng cường kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập phù hợp với đặc thù của
hoạt động khoa học và công nghệ. Từng bước nâng cao năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
3. Huy động các nguồn lực để triển khai chương trình khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ; tăng nguồn lực đầu tư về khoa học và công nghệ, nguồn ngân sách, nhất là các doanh nghiệp để đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở các cấp, các ngành.
4. Huy động nguồn vốn trong nước và nước ngoài nhằm gia tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực về mọi mặt cho các tổ chức khoa học và công nghệ. Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ cả về số lượng và chất lượng. Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, khai thác sáng chế, ứng dụng và phát triển công nghệ, khuyến khích sáng tạo khoa học và công nghệ. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Hình thành hệ thống doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ. Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ song song với phát triển toàn diện công tác thống kê khoa học và công nghệ, công khai thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ.
6. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, làm chủ thành tựu công nghệ tiên tiến góp phần vào việc phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia và cấp tỉnh
– Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội gắn với việc thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV của tỉnh. Trong đó tập trung nghiên cứu ứng dụng trong nông nghiệp như công nghệ cao, tuần hoàn, nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số, để chọn tạo ra giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản mới có năng suất chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, hình thành chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm sản an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, chú trọng công nghệ trong bảo quản, chế biến nông sản. Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn để có cơ sở khoa học phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế, xã hội.
– Tập trung triển khai nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ đối với các vùng trọng điểm của tỉnh; tiếp tục triển khai Chương trình KH&CN phục vụ phát triển kinh tế – xã hội thông qua kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia.
– Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt là các nhiệm vụ KH&CN phục vụ các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị có tiềm năng suất khẩu. Nhân rộng các mô hình ứng
dụng KH&CN tiên tiến vào sản xuất; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, doanh nghiệp.
– Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các nhiệm vụ KH&CN chuyển tiếp từ năm 2022 sang và nhiệm vụ được phê duyệt từ năm 2023.
2. Hoạt động sở hữu trí tuệ, quản lý công nghệ, an toàn bức xạ
2.1. Hoạt động sở hữu trí tuệ
– Triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh từ năm 2021, năm 2022 chuyển tiếp sang năm 2023;
– Tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh dự án 04 dự án: Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh bao gồm: Gạo Phù Yên, rượu Hang Chú Bắc Yên, Thanh long Sơn La và dự án: Đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu chứng nhận “Sơn La” tại Trung Quốc cho sản phẩm Nhãn và sản phẩm Xoài của tỉnh Sơn La;
– Tiếp tục phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) triển khai dự án cấp Quốc gia “Đăng ký bảo hộ, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục vụ việc quản lý và phát triển thương hiệu các sản phẩm dịch vụ du lịch
long hồ Sông Đà của tỉnh Sơn La”.
– Triển khai các hoạt động sáng kiến và xét đánh giá công nhận sáng kiến cấp tỉnh cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh năm 2023;
– Phối hợp tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức về quản lý sử dụng nhãn hiệu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
– Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 21/2020/QĐ-UBND ngày 07/5/2020 của UBND tỉnh về ban hành Quy định quản lý hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Sơn La sau khi Luật thi đua khen thưởng sửa đổi, bổ sung được ban hành
– Thực hiện kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu các sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ;
– Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
2.2. Hoạt động Quản lý công nghệ và doanh nghiệp KH&CN
– Tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả pháp luật về Chuyển giao công nghệ, khoa học và công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
– Xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
– Hỗ trợ phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ KH&CN (Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Tỉnh ủy Sơn La về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội theo hướng đồng bộ giai đoạn 2021-2025).
– Tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội, tổ chức và doanh nghiệp về đổi mới công nghệ; hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận các quy trình công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, các sáng chế, giải pháp hữu ích phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị để áp dụng trong quá trình sản xuất (Quyết định số 118/QĐ-TTg ngày 25/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030).
2.3. An toàn bức xạ và hạt nhân
– Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ đối với các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế và các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
– Thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh.
2.4. Nâng cao năng lực ĐMST, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST
– Triển khai có hiệu quả Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La đến năm 2025;
– Hỗ trợ 02 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo theo tinh thần tại Nghị quyết số 143/2020/NQ-HĐND ngày 30/10/2020 Quy định nội dung và mức chi thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Sơn La;
– Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về khởi nghiệp;
– Chuẩn bị các điều kiện để thành lập Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La.
3. Hoạt động thanh tra khoa học và công nghệ
– Thanh tra đo lường, chất lượng, sở hữu công nghiệp; an toàn bức xạ; đề tài, dự án; thanh tra hành chính.
– Giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền. Hướng dẫn các huyện, thành phố giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực KH&CN.
4. Hoạt động quản lý khoa học và công nghệ cơ sở
– Triển khai nhiệm vụ về quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn huyện, thành phố. Duy trì hoạt động hội đồng KH&CN cấp huyện, thành phố.
– Kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ về quản lý KH&CN cấp huyện do Trường nghiệp vụ quản lý KH&CN tổ chức. Tổ chức lớp tập huấn về KH&CN tại cấp huyện.
5. Hoạt động quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
– Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
– Thanh, kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa thuộc quyền quản lý tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn 11 huyện và thành phố. Kiểm tra theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ.
– Xuất bản bản tin và tiếp tục duy trì và thực hiện nghĩa vụ Thông báo và Hỏi đáp về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại theo nghĩa vụ thành viên WTO.
– Triển khai thực hiện Đề án tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến 2030; Đề án triển khai, áp dụng và
quản lý hệ thống truy suất nguồn gốc; Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
6. Hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
– Tổ chức đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000; ISO IEC 17025… cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
– Thực hiện hoạt động kiểm định, thử nghiệm, giám định phục vụ công tác quản lý nhà nước.
7. Hoạt động thông tin và Ứng dụng KHCN
– Xây dựng cơ sở dữ liệu về KH&CN và cơ sở dữ liệu về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La. Vận hành cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La.
– Thông tin, tuyên truyền về KH&CN trên Đài PTTH tỉnh, Báo Sơn La, xuất bản Bản tin KH&CN và Trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ…; thu thập thông tin và tuyên truyền các kết quả đối với các nhiệm vụ KH&CN đã và đang triển khai thực hiện.
– Thực hiện điều tra thống kê về KH&CN theo quy định.
– Ứng dụng và phổ biến rộng rãi các tiến bộ KH&CN tiên tiến vào sản xuất và đời sống. Triển khai mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN tại Khu nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nông lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu.
8. Đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ
– Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý KH&CN đối với cán bộ làm công tác quản lý khoa học và công nghệ.
– Cử cán bộ tham gia các đoàn học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý về lĩnh vực KHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.
9. Công tác tham mưu, tư vấn
– Tham mưu tổ chức các hội đồng tư vấn cấp tỉnh, cấp cơ sở đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ; các hội đồng đánh giá, tuyển chọn, nghiệm thu, tổng kết đối với các nhiệm vụ KH&CN; các hội đồng thẩm định công nghệ dự
án đầu tư.
– Tổ chức các lớp tập huấn, Hội nghị, Hội thảo về lĩnh vực khoa học và công nghệ. Bồi dưỡng kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; về Quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (STARTUP) trên địa bàn tỉnh… Tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh tinh thần “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” theo Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh.
– Tổ chức các hoạt động Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18.5.

10. Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ

Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo đáp ứng phục vụ công tác quản lý nhà nước về KH&CN; đầu tư trang thiết bị cho các trung tâm trực thuộc để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
11. Công tác quản lý khoa học và công nghệ cấp huyện
Tiếp tục phối hợp UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế thành phố triển khai hoạt động quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng, hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật trên
địa bàn huyện, thành phố.
12. Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 6, năm 2023
Thực hiện Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật; Quyết định số 928/QĐUBND ngày 22/4/2011 của UBND tỉnh về việc giao cho Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh từ năm 2011 chủ trì, thường trực các hội thi sáng tạo toàn tỉnh.
Tổ chức triển khai Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 6, năm 2023 (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật) nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy khả năng tư duy sáng tạo của thanh thiếu niên, nhi
đồng trên địa bàn tỉnh, qua đó giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo; Khuyến khích, thúc đẩy phong trào sáng tạo khoa học công nghệ trong thanh thiếu niên, nhi đồng Sơn La tạo ra các sản phấm, mô hình hữu ích có khả năng áp dụng rộng rãi vào đời sống, sản xuất và đem lại hiệu quả cao”.

 

B. KẾ HOẠCH, ĐỊNH HƯỚNG  CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG  KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SƠN LA  GIAI ĐOẠN 2021-2025

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
I. Mục đích

1. Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 – 2025 phải đƣợc xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ chính xác tình hình kết quả thực hiện kế hoạch giai đoạn 2016-2020 thể hiện quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc, của Bộ Khoa học và Công nghệ và của tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của tỉnh.
2. Kế hoạch cần bám sát phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Khoa học và Công nghệ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; định hƣớng, chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025 của tỉnh và chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La đến năm 2030.
3. Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La giai đoạn 2021- 2025 phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo và là cơ sở tổ chức triển khai thực hiện hàng năm của cấp cơ sở (cấp
ngành, huyện…).
II. Yêu cầu
1. Kế hoạch phải đƣợc xây dựng từ cơ sở đồng thời đƣợc quán triệt, phổ biến tới các cấp, các ngành trong tỉnh để phối hợp tổ chức triển khai thực hiện.

2. Nội dung kế hoạch phải thể hiện rõ thứ tự ƣu tiên và phân bổ các nguồn lực KH&CN phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, có khả năng cân đối thực hiện các nguồn lực; phát huy tối đa nội lực đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của các nguồn lực từ bên ngoài.

B. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KH&CN 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
I. Đánh giá tình hình thực hiện chính sách về KH&CN và đổi mới sáng tạo 05 năm giai đoạn 2016 – 2020
1. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách và quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng, sở hữu trí tuệ, năng lƣợng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân và thông tin, thống kê KH&CN…
Trong giai đoạn 2016 – 2020 hoạt động KH&CN tỉnh Sơn La luôn bám sát chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc thực hiện tốt các cơ chế, chính sách và quy định của pháp luật về khoa học và công
nghệ, tiêu chuẩn, đo lƣờng, chất lƣợng, sở hữu trí tuệ, năng lƣợng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân và thông tin, thống kê KH&CN…
Thực hiện tốt việc triển khai, áp dụng Luật Tiêu chuẩn chất lƣợng, các Nghị định của Chính phủ, các Thông tƣ của Bộ Khoa học và Công nghệ nhƣ Luật chất lƣợng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, quy chuẩn QCVN 2:2008/BKHCN về mũ bảo hiểm cho ngƣời đi xe mô tô, xe gắn máy…
Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách và các quy định pháp luật về Sở hữu trí tuệ. Căn cứ các cơ chế, chính sách do Trung ƣơng ban hành, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 04/01/2016 về phê duyệt Kế hoạch xây dựng, quản lý và phát triển thƣơng hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 30/2014/QĐ/UBND ngày 13/11/2014 của UBND tỉnh Quy định Quy trình công nhận sáng kiến trên địa bàn tỉnh Sơn La; trình HĐND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích đầu tƣ vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh, trong đó có nội dung hỗ trợ xây dựng, quản lý và phát triển thƣơng hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Việc tham mƣu cho tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách về xây dựng, quản lý và phát triển thƣơng hiệu sản phẩm đã có tác động tích cực đến nhận thức của các doanh nghiệp, hợp tác xã về sản xuất sản phẩm theo hƣớng đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng và nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã nhiều cơ hội tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận thị trƣờng xuất khẩu sản phẩm.
2. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp ĐMST và phát triển doanh nghiệp KH&CN, lấy doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống ĐMST quốc gia, các sản phẩm sáng tạo phục vụ trực tiếp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, năng suất, chất lƣợng theo chuỗi giá trị
Thực hiện Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nƣớc ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ƣu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030”; UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch 101/KH-UBND ngày 11/4/2019 để triển khai thực hiện Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nƣớc ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ƣu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La”. Sau một năm Kế hoạch đƣợc phê duyệt và triển khai, chƣa có nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài vào Việt Nam trên địa bàn tỉnh, các hoạt động đổi mới và phát triển công nghệ chủ yếu diễn ra dƣới hình thức mua bán các thiết bị, máy móc phụ vụ sản xuất thông qua các tổ chức trung gian tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh, không có yếu tố công nghệ đƣợc chuyển giao. 

3. Nâng cao năng lực công nghệ, đổi mới công nghệ, ĐMST và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trong doanh nghiệp; khuyến khích khởi nghiệp ĐMST; cơ chế ƣu đãi, phát triển doanh nghiệp ĐMST

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 về tiếp tục thực hiện những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hƣớng đến năm 2021; UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch hành động số 82/KH-UBND ngày 28/3/2019 thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 nhằm cải thiện môi trƣờng kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt và các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển.

Trên tinh thần của Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ và Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 15/6/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành Nghị quyết số 128/NQHĐND ngày 17/7/2019 thông qua một số nội dung chủ yếu của Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2019-2025” nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sơn La. Ngày 26/7/2019, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 1843/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2019 – 2025”; chỉ đạo các sở, ngành trên địa bàn tỉnh thực hiện tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Đề án và xây dựng Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ đƣợc giao tại Quyết định 1843/QĐ-UBND.

4. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Triển khai có hiệu quả chính sách sử dụng, trọng dụng đối với đội ngũ nhân lực đặc biệt là đội ngũ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân lực ngành KH&CN để đáp ứng yêu cầu
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ trình độ, năng lực phẩm chất làm công tác khoa học và công nghệ từ tỉnh đến huyện, trong đó chú trọng tới đội ngũ cán bộ là ngƣời dân tộc thiểu số.

5. Cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách đầu tƣ cho KH&CN và ĐMST, nhất là từ doanh nghiệp;
Nhằm khuyến khích, huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách đầu tƣ cho KH&CN và đổi mới sáng tạo, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định 2378/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 phê duyệt Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020; với cơ chế hỗ trợ tài chính (khoảng 50% tổng kinh phí) cho hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp KHCN và các doanh nghiệp tiềm năng trở thành doanh nghiệp KHCN. Theo đó đã chỉ đạo Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với các sở, ngành, các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị tập huấn phát triển doanh nghiệp KH&CN và hỗ trợ một số đơn vị tiềm năng và một số doanh nghiệp khoa học và công nghệ về chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cây trồng mới nhập nội, giống chuối nuôi cấy mô; hoàn thiện công nghệ quy trình kỹ thuật nâng cao chất lƣợng, năng suất than sinh học; tƣ vấn xây dựng và hoàn thiện hồ sơ thủ tục để đăng ký chứng nhận Doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

6. Cơ chế ƣu đãi, thu hút đầu tƣ vào khu công nghệ cao, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung
Nhằm thúc đẩy việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh đổi mới công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn Là đã ban hành Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2611/QĐ-UBND ngày 09/10/2017 thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025.
Hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm hàng hóa đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong sản xuất, chế biến ngày càng đƣợc chú trọng, đƣợc thực hiện thông qua triển khai các nhiệm vụ KH&CN; Đề án hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp KH&CN và dự án nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm hàng hóa chủ lực của doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh.

II. Đánh giá kết quả hoạt động KH&CN và Đổi mới sáng tạo

1. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN các cấp
Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Sơn La triển khai thực hiện 93 nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong đó 01 đề tài cấp quốc gia, 06 dự án thuộc Chƣơng trình Nông thôn miền núi và 86 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh. Các nhiệm vụ đƣợc cơ cấu trên các lĩnh vực nhƣ sau: Lĩnh vực nông nghiệp 48 nhiệm vụ chiếm 51,6%;  lĩnh vực xã hội nhân văn, y tế, giáo dục 37 nhiệm vụ chiếm 39,8 %; Lĩnh vực kỹ thuật công nghệ 08 nhiệm vụ chiếm 8,6%.

a) Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia
Triển khai Đề tài “Giải pháp khoa học và công nghệ nâng cao năng suất, chất lƣợng và phát triển sản xuất nhãn bền vững tại Sơn La và các tỉnh phía Bắc” tại Sơn La, đề tài đã thu thập, tuyển chọn đƣợc một số cây nhãn ƣu tú để thu thập mắt ghép, tiến hành nhân giống trồng khảo nghiệm giống, trồng khảo nghiệm một số giống nhãn có triển vọng tại Sơn La (3 giống/dòng thuộc nhóm giống chín sớm, 3 giống/dòng thuộc nhóm giống chín chính vụ, 3 giống/dòng thuộc nhóm giống chín muộn); Nghiên cứu hoàn thiện biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lƣợng quả; Xây dựng mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Hiện đề tài đang triển khai đảm bảo tiến độ đề ra.
b) Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở
Kết quả dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi (NTMN):
Năm 2016-2020, trên địa bàn tỉnh Sơn La triển khai 06 dự án thuộc Chƣơng trình NTMN:
Các dự án đang triển khai về cơ bản đảm bảo tiến độ theo thuyết minh và hợp đồng đƣợc phê duyệt. Một số kết quả nổi bật nhƣ: đã xây dựng đƣợc mô hình sản giống cà phê chè chất lƣợng cao; Mô hình sản xuất cà phê chè bền vững; Mô hình trồng mới cà phê chất lƣợng cao có các chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển, và một số chỉ tiêu về năng suất cao hơn so với mô hình canh tác truyền thống; Mô hình nhân giống và nuôi dê lai thƣơng phẩm cũng bƣớc đầu đƣợc nhân rộng sang vùng lân cận; Mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm đã ứng dụng đồng bộ một số biện pháp kỹ thuật mới về trồng dâu, chăm sóc thâm canh dâu năng xuất cao, nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm lớn trên nền nhà và phòng trị bệnh hại nên năng suất kén/vòng trứng tăng 9,6%, sản lƣợng kén tăng cao, nâng thu nhập cho ngƣời nuôi tằm.

Kết quả nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh
Các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh triển khai trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 sau khi nghiệm thu kết thúc đã đƣợc tổ chức bàn giao cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, trƣờng đại học, cao đẳng trong tỉnh để tổ chức tuyên truyền, triển khai nhân rộng kết quả. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, kỹ thuật công nghệ đã có nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN đƣợc mở rộng diện tích tại chỗ và nhân rộng sang các vùng lân cận, nhiều sản phẩm đã đƣợc xây dựng thƣơng hiệu ngày càng có chỗ đứng trên thị trƣờng. Đối với lĩnh vực xã hội nhân văn, y tế, giáo dục, nhiều đề tài đã đƣợc xuất bản thành sách là nguồn tƣ liệu quý để các cơ quan, ban, ngành khai thác sử dụng, các nghiên cứu đã cung cấp những luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc đƣa ra những chủ trƣơng định hƣớng, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
Một số kết quả nghiên cứu nổi bật trong từng lĩnh vực nhƣ sau:
Về trồng trọt: Thử nghiệm giống mới, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất rau, hoa trái vụ, cây ăn quả chất lƣợng cao nhƣ tuyển chọn cây đầu dòng để nhân giống các giống bơ, cam quýt, nhãn chín sớm, chín muộn,… đồng thời cung cấp hom giống phục vụ ghép chuyển đổi diện tích cây già cỗi kém chất lƣợng trên địa bàn tỉnh; nguồn gen cây trồng vật nuôi quý của tỉnh cũng đƣợc nghiên cứu duy trì và phát triển nhƣ giống lúa nếp tan Mƣờng Và, nếp tan Ngọc Chiến, giống lúa tẻ dao, giống xoài Yên Châu, giống khoai sọ mán; cùng với đó là các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại mới với cây trồng chủ lực góp phần ổn định năng suất, chất lƣợng sản phẩm nhƣ nghiên cứu phòng trừ hiện tƣợng chùn ngọn cà phê, sâu đục quả xoài… từ kết quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học nhiều sản phẩm nông sản đặc sản của Sơn La đã và đang khẳng định đƣợc thƣơng hiệu trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Sản phẩm nông sản hàng hóa xuất khẩu tăng lên hàng năm. 
Về chăn nuôi: Tập trung nghiên cứu cung cấp nguồn thức ăn cho lợn, bò sữa, bò thịt từ nguyên liệu sẵn có địa phƣơng nhƣ sản xuất thức ăn chăn nuôi từ ngô, sắn, cá mƣơng; chế biến lõi ngô, bã mía, vỏ chanh leo làm thức ăn cho bò sữa, lựa chọn các giống cỏ mới, chế biến cỏ phục vụ chăn nuôi trâu, bò thịt quy mô trang trại; ứng dụng quy trình công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi dê, bò, lợn…

Về lâm nghiệp: KH&CN đã tác động mạnh mẽ trong công tác bảo tồn, khoanh nuôi bảo vệ, trồng rừng và phát triển rừng kinh tế nhƣ ứng dụng KH&CN nhân giống trồng rừng thâm canh thông Caribe cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Sơn La; nghiên cứu bảo tồn và phát triển loài Thông 5 lá; nghiên cứu quản lý rừng cộng đồng bền vững. Việc triển khai các nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực lâm nghiệp góp phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát triển vốn rừng, tăng thu nhập cho ngƣời dân

Về công nghệ chế biến và bảo quản: các sản phẩm nông, lâm nghiệp sau thu hoạch đƣợc tập trung đầu tƣ ứng dụng góp phần nâng cao giá trị các sản phẩm nông lâm nghiệp trên địa bàn tạo sản phẩm hàng hóa địa phƣơng nhƣ sản phẩm rƣợu vang Sơn tra, rƣợu chuối, chuối sấy Yên Châu, sản phẩm rƣợu mận, mứt mận Mộc Châu, sản phẩm mật ong Sơn La; nƣớc mắm Quỳnh Nhai,…

Về thủy lợi và bảo vệ môi trường nông thôn: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong xử lý chất thải sinh hoạt, trong chế biến như ứng dụng công nghệ vi sinh để xử lý những phụ phẩm nông nghiệp, xử lý chất thải chăn nuôi,…; dự án thử nghiệm ứng dụng băng thu nước ngầm tạo nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho vùng khan hiếm nước được triển khai tại xã Bó Mười (huyện Thuận Châu) đã tiết kiệm hàng tỷ đồng khi thi công các công trình cấp nước sinh hoạt, kết quả dự án hiện đang được nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

Các nghiên cứu thuộc lĩnh vực xã hội đã cung cấp các luận cứ, cơ sở khoa học xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế – xã hội phù hợp trên địa bàn tỉnh như: nghiên cứu về các mối liên kết kinh tế (liên kết doanh nghiệp và hợp tác xã trong nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tầm; mô hình hợp tác xã nuôi trồng thủy sản; mô hình liên kết 4 nhà…), nghiên cứu xây dựng các đề án phát triển nông nghiệp đã đưa ra chính sách hỗ trợ phát triển cây trồng, vật nuôi, thủy sản của tỉnh. Đề tài: “Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020”, đã được ứng dụng trong công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh góp phần hoàn thiện nhanh, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đồng thời là điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước cho đầu tư phát triển, hướng tới xây dựng Sơn La thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.

Các nghiên cứu về lĩnh vực nhân văn như các đề tài lịch sử sau khi nghiệm thu đã được in ấn xuất bản phát hành rộng rãi tới các trung tâm chính trị, thư viện để giáo dục truyền thống yêu lịch sử quê hương đất nước, rèn luyện ý chí cách mạng như đề tài “Gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của của dân tộc Thái”, đề tài: “Nghiên cứu biên soạn địa chí Sơn La”. Riêng đề tài “Nghiên cứu và phát huy Di sản văn hóa thời Tiền – Sơ sử vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La” đã góp thêm tư liệu và nhận thức mới về thời đại đồ đá và thời đại kim khí ở khu vực tây bắc Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu lịch sử vùng đất này thời tiền sơ sử. Bổ sung thông tin cho tập 1 bộ Quốc sử 30 tập đang tiến hành đồng thời phục vụ du khách thăm quan du lịch của tỉnh,…

Đối với lĩnh vực giáo dục việc làm có các đề tài được triển khai như: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học tư thục trên địa bàn tỉnh Sơn La; Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La đáp ứng theo yêu cầu đổi mới; Đổi mới công tác đào tạo tại các trường chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh Sơn La gắn với nhu cầu xã hội và thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay. Các đề tài trên đã đưa ra các giải pháp và bản kiến nghị góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, định hướng lao động việc làm trên địa bàn tỉnh.

c)     Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng (NVTXTCN)

Giai đoạn 2016 -2020, Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện 10 NVTXTCN đều tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Qua triển khai các mô hình ứng dụng kết quả nghiên cứu ứng dụng KH&CN đã góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao đời sống cho bà con nông dân trong vùng thực hiện mô hình.

2    Phát triển tiềm lực KH&CN

a)     Đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức KH&CN

Các quy định của pháp luật như Luật KH&CN năm 2013, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27-1-2014 của Chính phủ; Thông tư số 03/2014/TT – BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ đã tạo môi trường tốt hơn để các tổ chức KH&CN thành lập và hoạt động. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có 08 tổ chức đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, trong đó 04 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ; 03 tổ chức hoạt động lĩnh vực khoa học nông – lâm – ngư nghiệp; 01 tổ chức hoạt động khoa học xã hội. Các đơn vị trên chia theo loại hình tổ chức bao gồm: 04 tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; 03 tổ chức trực thuộc trường đại học và 01 tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ.

Hàng năm, các tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động theo lĩnh vực đăng ký thực hiện các nhiệm vụ KH&CN (đề tài, dự án); các hợp đồng dịch vụ KH&CN như dịch vụ kỹ thuật, tư vấn thẩm định, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và các nhiệm vụ KH&CN khác. Tuy nhiên, các tổ chức KH&CN còn gặp một số khó khăn, như: Vấn đề áp dụng chính sách thuế; khó tiếp cận các nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước; rất ít các văn bản của nhà nước đề cập, điều chỉnh đối tượng là tổ chức KH&CN ngoài công lập; chưa có quy định phân định rõ về tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận; quy trình phê duyệt các dự án viện trợ còn phức tạp. Bên cạnh đó, năng lực tổ chức và hoạt động của các tổ chức KH&CN còn hạn chế, tính ổn định không cao.

Thực hiện Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập: Tỉnh Sơn La đã phê duyệt phương án tự chủ đối với 02 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, đó là: Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã được UBND tỉnh phê duyệt phương án tự chủ 100% về chi thường xuyên giai đoạn 2018-2020; Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN: (đơn vị được sáp nhập từ Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN và Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN), được phê duyệt phương án tự chủ 11% chi thường xuyên, giai đoạn 2019-2021.

Về Quy hoạch mạng lưới KH&CN tỉnh Sơn La: UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 1690/QĐ-UBND ngày 12/7/2018 về phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó: Đối với Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ giai đoạn 2019-2021 tự chủ 11% chi thường xuyên; Giai đoạn 2022-2024 tự chủ 100% chi thường xuyên; Đến năm 2025 tự chủ 100% chi thường xuyên và chi đầu tư; Đến năm 2028 chuyển đổi sang công ty cổ phần hoá. Đối với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: Giai đoạn năm 2018-2020 tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; Sau năm 2020 mục tiêu sẽ chuyển đổi sang công ty cổ phần nếu bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.

b)    Tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN

Cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nói chung và đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ KH&CN nói riêng luôn được tỉnh Sơn La quan tâm thực hiện, cán bộ có trình độ chuyên môn và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Theo số liệu điều tra thống kê từ năm 2016 đến nay nguồn nhân lực hoạt động KH&CN tăng từ 1.562 người lên 2.103 người. Đội ngũ cán bộ KH&CN đã góp phần quan trọng tron g việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, đời sống, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

c)      Kết quả phát triển hạ tầng KH&CN

Giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La có 04 dự án tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ từ nguồn cân đối ngân sách tỉnh với tổng vốn đầu tư là 70, 2 tỷ đồng. Các dự án đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ gồm:

Dự án “đầu tư hoàn thiện khả năng kiểm định thử nghiệm cho Trung tâm đo lường thử nghiệm kiểm soát an toàn bức xạ thuộc Chi cục TCĐLCL tỉnh Sơn La” với tổng kinh phí 35,990 tỷ đồng, trong đó năm 2016 được phân bổ 7,4 tỷ đồng để hoàn thành các hạng mục dự án và nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.

Dự án Đầu tư thiết bị các khu chức năng của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tại thành phố Sơn La (tổng kinh phí 2,9 tỷ đồng, từ nguồn cân đối ngân sách tỉnh) do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN làm chủ đầu tư .Thời gian khởi công và hoàn thành năm 2016.

Dự án “Xây dựng trụ sở và tăng cường tiềm lực Trung tâm Thông tin và Thống kê KHCN tỉnh Sơn La” với tổng kinh phí 14,9 tỷ. Chủ đầu tư Ban Quản lý dự án các công trình công nghiệp tỉnh Sơn La. Khởi công 2017 và hoàn thành năm 2019.Công trình đã hoàn thành bàn giao cho trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN quản lý, khai thác và sử dụng.

Dự án “Khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu” với tổng kinh phí 45 tỷ đồng thực hiện trong giai đoạn 2016-2020. Chủ đầu tư Ban Quản lý dự án các công trình công nghiệp tỉnh Sơn La. Thời gian khởi công 2016 và hoàn thành năm 2020. Hiện nay đã bàn giao một phần cho Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN quản lý, khai thác và sử dụng.

1.     Phát triển doanh nghiệp KH&CN, thị trường KH&CN và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

a)       Phát triển doanh nghiệp KH&CN

Căn cứ cac nôi dung cua Chương trinh    592 đề ra, UBND tinh Sơn La

đa ban hanh Đê an Hô trơ phat triên doanh nghiêp KH &CN trên đia ban tinh Sơn La đên năm 2020 tại Quyết định số 2378/QĐ-UBND ngay 10/10/2016 (sau đây gọi tăt la Đê an 2378). Đối tượng của Đề án là các Doanh nghiệp

KH&CN va cac Doanh nghiêp tiêm năng đê trơ thanh doanh nghiêp KH &CN.

Tỉnh Sơn La bắt đầu thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiêp KH&CN tư năm 2017. Đên nay đa đạt: được cac kêt qua như sau :

Thực hiên hô trơ     01 doanh nghiêp tiêm năng trong lĩnh vực nông

nghiêp công nghê cao (HTX nông nghiêp 26-3), tiêp nhân quy trinh ky thuật sản xuất Dưa lê vàng Hàn quốc và Cà chua chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP; hoàn thiện các điều kiện để Hợp tác xã trở thành doanh nghiệp KH&CN; Hô trơ 01 doanh nghiêp khoa hoc công nghê (Công ty TNHH Năng lượng Môc Châu Xanh ) hoàn thiện công nghệ , quy trình kỹ thuật sản xuất than sinh học và hô trơ 01 HTX nông nghiêp (HTX Đông Tiên) tiêp nhân 01 quy trinh trông chuôi nuôi cây mô tài huyên Yên Châu , tỉnh Sơn Là.

Tính đến nay , trên toan tinh đà co 12 doanh nghiêp KH &CN. Các doanh nghiệp KH &CN hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp . Trên địà bàn tỉnh Sơn Là đến nay chưa hinh thành càc doanh nghiêp chuyên vê công nghê; nhu câu chuyên giao công nghê cua càc doanh nghiêp con thâp .

Về phát triển thị trường khoà học và công nghệ: Hiện này, chưà có tổ chức trung gian của thị trường KH&CN nào đăng ký hoạt động trên địa bàn; vì vậy, thị trường KH&CN của tỉnh Sơn La hầu như chưa phát triển, các hoạt động môi giới chuyển giao công nghệ chưa diễn ra. Hàng năm, tỉnh có một số đoàn gồm các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tham dự các Hội chợ công nghệ, Ngày hội kết nối cung cầu công nghệ (Techdemo) cấp quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

2.    Công tác đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân

Tuyên truyền, triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định 01/2006/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020”, Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 và các văn bản dưới Luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử và kiểm soát an toàn bức xạ và hạt nhân trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn các tổ chức cá nhân nghiêm túc thực hiện Hệ thống các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ; nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân trong việc bảo vệ, lưu giữ các nguồn phóng xạ để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành năng lượng nguyên tử.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng hạt nhân, ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ mang lại hiệu quả cao trong phát triển kinh tế – xã hội, nổi bật là các công nghệ mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh, nghiên cứu các điều kiện tiến hành xây dựng cơ sở chiếu xạ tăng cường bảo quản các sản phẩm nông sản và một số loại trái cây phục vụ xuất khẩu…

Xây dựng và đề nghị phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cấp tỉnh (Quyết định phê duyệt số 3888/QĐ-BKHCN ngày 21/12/2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ) nhằm chủ động phòng ngừa các tình huống mất an toàn, bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ; Tiếp nhận, xử lý đúng quy định các hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, giấy đăng ký, chứng chỉ nhân viên bức xạ các loại; hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở.

3.     Hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN

Giai đoạn 2016 – 2020 tỉnh Sơn Là không có hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế đối với lĩnh vực KH&CN.

4.     Thông tin và thống kê KH&CN

4.1.     Kết quả xây dựng hạ tầng thông tin, thống kê KH&CN:

Đã đầu tư xây dựng trường quay ảo và các trang thiết bị đi kèm đảm bảo phục vụ tốt công tác xuất bản các phóng sự về hoạt động KH&CN. Nâng cấp hệ thống máy tính đảm bảo phục vụ tốt công tác thống kê.

4.2.     Kết quả thực hiện hoạt động thông tin KH&CN, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin KH&CN:

Từ năm 2016 đến nay đã xuất bản 15 số bản tin KHCN với tổng số 6.260 cuốn; 01 ấn phẩm chuyên đề nhiệm vụ KHCN; 26 số bản tin video, 08 số bản tin điện tử; 4.700 cuốn lịch KHCN.

Phối hợp tuyên truyền 48 chuyên mục KH&CN trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh Sơn La. Phối hợp Báo Sơn La thu thập thông tin xây dựng được 32 chuyên mục và mở chuyên trang KHCN trên báo điện tử Sơn La (baosonla.org.vn); trên Website (sokhoahoc.sonla.gov.vn) cập nhật 456 tin, bài tuyên truyền về hoạt động KH&CN, Tuyên truyền cho ngày KHCN Việt Nam 18/5 xây dựng 04 phóng sự về thành tựu khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh; Trưng bày triển lãm sản phẩm KHCN tại Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ XVII.

Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin KH&CN giai đoạn 2016 – 2020 Scan được 3.719 trang tài liệu…

4.3.     Kết quả thực hiện hoạt động thống kê KH&CN, kết quả các điều tra thống kê KH&CN và ĐMST:

Giai đoạn 2016 – 2020, UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo thực hiện 03 cuộc điều tra thống kê định kỳ theo Thông tư số 25/2015/TT-BKHCN ngày 26/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp; Thông tư số 26/2015/TT-BKHCN ngày 26/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ; 02 cuộc điều tra thống kê định kỳ theo Thông tư 15/2018/TT-BKHCN ngày 15/11/2018 của Bộ khoa học và công nghệ Quy định chế độ báo cáo thống kê ngành khoa học và công nghệ ( Năm 2018, 2020); 06 cuộc điều tra theo quy định của Bộ khoa học và công nghệ về việc ban hành danh mục các cuộc điều tra thống kê khoa học và công nghệ ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia (trong đó năm 2016: 03 cuộc; năm 2018: 02 cuộc và năm 2019: 01 cuộc).

5.     Công tác cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực KH&CN

a)     Công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính

Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 1326/QĐ-UBND ngày 09/6/2011 về việc phê duyệt chương trình CCHC của tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai cụ thể các nội dung phù hợp với từng giai đoạn và đặc thù từng ngành.

Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ, từ năm 2016 đến năm 2019 UBND tỉnh đã ban hành 03 quyết định về công bố danh mục, bao gồm:

Quyết định số 2273/QĐ-UBND tỉnh ngày 23/9/2016 của UBND tỉnh về việc công bố bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ. Gồm: 42 TTHC thuộc 3 lĩnh vực (Hoạt động khoa học công nghệ, an toàn bức xạ hạt nhân, tiêu chuẩn đo lường chất lượng).

Quyết định số 1989/QĐ-UBND ngày 15/8/2018 của UBND tỉnh về việc công bố Danh mục TTHC phạm vi, chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ. Gồm: gồm 40 TTHC thuộc các 4 lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ (18 TTHC), lĩnh vực an toàn bức xạ hạt nhân (07 TTHC), lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng (13 TTHC), lĩnh vực sở hữu trí tuệ (02 TTHC).

Quyết định số 1741/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 của UBND tỉnh về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ. Gồm: 45 TTHC thuộc 4 lĩnh vực (Hoạt động khoa học công nghệ, an toàn bức xạ hạt nhân, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ).

Bộ TTHC thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ thường xuyên được rà soát, cập nhật đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, các văn bản quy định từ Bộ KH&CN và có tính khả thi cao. Hằng năm bộ TTHC được kiểm tra, đề xuất đơn giản hóa, cắt giảm thời gian thực hiện. Tính đến năm 2019, bộ TTHC thuộc lĩnh vực KH&CN đã được cắt giảm tổng cộng trên 12 ngày làm việc đối với 4 TTHC thuộc lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Việc cắt giảm thời gian thực hiện TTHC tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và công dân trong thực hiện giao dịch với các cơ quan quản lý nhà nước.

Việc áp dụng CNTT vào giải quyết TTHC lĩnh vực KH&CN được thực hiện từ năm 2018 (đối với 6 TTHC thực hiện trực tuyến mức độ 3). Đến hết 5/2020 số lượng TTHC lĩnh vực KH&CN thực hiện trực tuyến mức độ 3 là 37/45 TTHC. Dự kiến đến cuối năm 2020, chỉ đạo nâng cấp và cấu hình tích hợp lên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh 45/45 TTHC được ban hành tại Quyết định số 1741/QĐ-UBND ngày 16/7/2019.

Về triển khai tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích được thực hiện từ năm 2018. Số lượng hồ sơ được thực hiện nhận/trả qua dịch vụ bưu chính công ích tăng đều qua mỗi năm.

Về cải cách tổ chức bộ máy: Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25.10.2017 của ‘ Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đối với lĩnh vực KH&CN. Kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW đã giảm tổng số 05 đầu mối (02 phòng thuộc Sở, 03 phòng thuộc đơn vị); giảm 02 công chức, 01 hợp đồng theo NĐ 68; giảm tổng số 05 lãnh đạo (03 Trưởng phòng thuộc Sở, 03 Trưởng phòng thuộc đơn vị). Kết quả thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW đã giảm 05 đầu mối (01 đơn vị sự nghiệp thuộc Sở, 01 đơn vị sự nghiệp thuộc Chi cục, 03 phòng thuộc đơn vị sự nghiệp); giảm 08 biên chế và 06 chức danh lãnh đạo (01 cấp trưởng, 02 cấp phó đơn vị, 03 Trưởng phòng thuộc đơn vị sự nghiệp).

Về cải cách tài chính công: Chỉ đạo thực hiện đổi mới cơ chế tài chính cho các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công theo hướng tiếp tục giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp theo quy định của Pháp luật. Đối với ngành KH&CN thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005; Nghị định số 117/2013/NĐ- CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ đối với 02 đơn vị. Thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ đối với 02 đơn vị. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị định 96/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP đối với 01 đơn vị.

Ban hành Quyết định số 2561/QĐ-UBND ngày 03/10/2017 phê duyệt 01 đơn vị tự chủ 100% về chi thường xuyên và chi đầu tư, giai đoạn năm 2018­2020; Quyết định số 3028/QĐ-UBND ngày 12/12/2019 phê duyệt 01đơn vị thực hiện tự chủ một phần chi thường xuyên (11%) giai đoạn 2019-2021.

b)    Hiện đại hóa nền hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử thực hiện Nghị quyết 36a của Chính phủ.

Tăng cường nguồn lực, bố trí kinh phí thực hiện nâng cao hạ tầng CNTT đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Sử dụng các phần mềm chuyên dụng, phần mềm quản lý văn bản và điều hành, chứng thư số, chữ ký số… tăng tỉ lệ trao đổi văn bản điện tử trong giao dịch công vụ, đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử.

Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 và chuyển đổi sang TCVN ISO 9001:2015 được thực hiện đồng bộ từ xã, phường, thị trấn đến các cơ quan hành chính nhà nước. Tính đến hết tháng 5/2020, tỉ lệ áp dụng và chuyển đổi trên địa bàn tỉnh đạt trên 80% (kế hoạch dự kiến hoàn thành trước năm 2022).

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp và chỉ đạo sát sao đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác CCHC lĩnh vực KH&CN giai đoạn 2016-2020. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong thực hiện TTHC với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

c)    Kết quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ

Tính đến hết năm 2019, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có 32/32 (đạt 100%) cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh đã xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL)theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001; 177/204 (đạt 86,8%) xã, phường, thị trấn (đối tượng khuyến khích áp dụng) đã xây dựng, áp dụng và công bố HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001.

Tổ chức 16 lớp đào tạo về HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001; 02 cuộc hội thảo đề tham gia, góp ý về mô hình HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO; Chuyển giao phần mềm quản lý HTQLCL ISO cho 48 đơn vị; Kiểm tra tại 105 lượt cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, 127 UBND xã, phường thị trấn.

Việc triển khai Quyết định 19/2014/QĐ-TTg đã cơ bản hoàn thành, 100% cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xây dựng, áp dụng, duy trì và công bố Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001, đó là cơ sở để từng bước tin học hóa quá trình giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức tiến tới việc ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng chính phủ điện tử theo Nghị quyết 36a của Chính phủ.

Phối hợp với các sở, ngành rà soát các TTHC, xây dựng 1057 quy trình cho phần mềm hỗ trợ giải quyết TTHC tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Sơn La.

6.    Tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho KH&CN

Trong giai đoạn 2016-2020, lĩnh vực KH&CN triển khai 04 dự án đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách tỉnh, cụ thể:

a)    Dự án Khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 2661/QĐ-UBND ngày 30.10.2015 của UBND tỉnh với tổng mức đầu tư 45 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2016-2020.

Địa điểm xây dựng: Thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu, Sơn La.

Loại, cấp công trình: Công trình dân dụng cấp III.

Mục tiêu đầu tư: Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức hệ thống liên hoàn ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN về nông lâm nghiệp, tổ chức sản xuất thử nghiệm các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Quy mô đầu tư: Nhà làm việc, nuôi cấy mô và khu đào tạo 3 tầng. Diện tích xây dựng 378m2 diện tích sàn 1.105,65 m2.; Nhà xưởng 2 tầng: Diện tích xây dựng: 486m2 , diện tích sàn 972m2; Nhà ở học viên tầng 1: diện tích xây dựng 204,75m2 ; Nhà lưới có giá cố định: 04 nhà: kích thước: 24x68m; Nhà lưới trồng cây: 03 nhà: 24x48m; Nhà kính có giá di động: kích thước : 24x48m; Nhà bảo vệ: diện tích 19,36 m2 ; Gara ô tô + kho: 163,98 m2 ; Nhà vệ sinh: diện tích: 50,5 m2 ; Các hạng mục khác: Sân, cổng, đường bê tông, trạm biến áp, lan can, kè đá, tường rào, san nền, hệ thống cấp điện, cấp nước, phòng cháy chữa cháy theo hồ sơ thiết kế cơ sở.

Tổng mức đầu tư: 45.000,000 triệu đồng;Thời gian thực hiện: Năm 2016 – 2020. Hiện nay các hạng mục của dự án đã cơ bản hoàn thành bàn giao một phần cho Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN quản lý, sử dụng và dự kiến triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN từ năm 2020.

b)    Dự án Đầu tư thiết bị các khu chức năng của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tại thành phố Sơn La

Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 2970/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 của UBND tỉnh thực hiện trong năm 2016 với tổng mức đầu tư 2,9 tỷ đồng, do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN làm chủ đầu tư; Quy mô đầu tư trang thiết bị nghiên cứu sản xuất thử nghiệm các sản phẩm khoa học và công nghệ mới thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học; Dự án đã hoàn thành năm 2017, hiện nay thiết bị của dự án đang được Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN triển khai nghiên cứu các mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN của Trung tâm.

c)     Dự án đầu tư hoàn thiện khả năng kiểm định thử nghiệm cho Trung tâm đo lường thử nghiệm kiểm soát an toàn bức xạ thuộc Chi cục TCĐLCL tỉnh Sơn La

Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 2610/QĐ-UBND ngày 09/11/2011 của UBND tỉnh thực hiện từ năm 2012, với tổng kinh phí 35,990 tỷ đồng, do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng làm chủ đầu tư. Năm 2016 là 7,4 tỷ đồng ; Địa điểm thực hiện: Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

Dự án Đầu tư hoàn thiện khả năng thử nghiệm kiểm định Trung tâm Đo lường thử nghiệm kiểm soát an toàn bức xạ nhằm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về nơi làm việc và nhu cầu về trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện vận chuyển phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng của địa phương như kiểm tra chất lượng chất lượng hàng hóa nông sản, thực phẩm, kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu của 2 đơn vị là Chi cục tiêu chuẩn đo lường và chất lượng và Trung tâm Kiểm định, Đo lường và Chất lượng.

Quy mô dự án: Công trình thiết kế 4 tầng nhà cấp III, chiều cao tầng 1-4: 3,9m; diện tích xây dựng 550m2, tổng diện tích sàn 1.934,1m2 ; Diện tích làm việc hành chính 136;635m2; diện tích các phòng thử nghiệm, kiểm định, thiết bị 728,24m2; diện tích phù trợ + công cộng 439,245m2 ; Diện tích nhà kiểm định xi téc, tacximeter + kho để chuẩn: Nhà cấp 4, diện tích 139m2 ; Diện tích nhà gara ô tô: Nhà cấp 4, diện tích 23,4m2 ; Diện tích nhà bảo vệ: Nhà cấp 4, diện tích 16,0m2 ; Diện tích nhà gara xe đạp, xe máy: Diện tích 15,0m2 ; Phòng gia công mẫu: Diện tích 15,6m2 ; Sân bê tông: Diện tích 555,0m2.

Diện tích các phòng làm việc, phòng để thiết bị, máy móc phục vụ công tác kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đáp ứng yêu cầu của các phép đo, thử nghiệm đảm bảo về điều kiện môi trường theo quy định; phòng thử nghiệm hóa, kho để hóa chất, phòng gia công mẫu, kho để chuẩn, phòng thí nghiệm hóa phân tích; phòng thí nghiệm hóa sinh, hóa xăng dầu; phòng thí nghiệm điện – điện tử, phòng thí nghiệm chất lượng mũ bảo hiểm; cơ lý vật liệu xây dựng, cơ lý đất; phòng kiểm định điện, kiểm định áp suất lực, phòng kiểm định khối lượng, kiểm định dung tích, phòng kiểm định thiết bị y tế.

Dự án đã kết thúc và bàn giao các hạng mục trụ sở, trang thiết bị. Việc sử dụng hiệu quả thiết bị của dự án đã tăng cường năng lực cho Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, tạo nguồn thu ổn định cho đơn vị từ đó đơn vị đã trình Sở khoa học và Công nghệ trình UBND tỉnh phê duyệt phương án tự chủ 100% chi thường xuyên, thực hiện từ năm 2018 góp phần giảm chi ngân sách Nhà nước.

d)    Dự án Xây dựng trụ sở và tăng cường tiềm lực Trung tâm Thông tin và Thống kê KHCN tỉnh Sơn La

Được phê duyệt tại Quyết định số 2532/QĐ-UBND ngày 28/10/2016 của UBND tỉnh.Tổng mức đầu tư 14,9 tỷ đồng.Thời gian thực hiện giai đoạn 2017­2019. Chủ đầu tư Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng công nghiệp tỉnh Sơn La. Hiện nay công trình đã bàn giao cho Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN thuộc Sở KH&CN quản lý và sử dụng.

7.     Các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

a) Hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, xác lập và phát triển tài sản trí tuệ, thúc đẩy ĐMST của doanh nghiệp, ngành, địa phương.

Trong 5 năm 2016-2020 tỉnh Sơn La đã hỗ trợ 4 HTX, 10 doanh nghiệp triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm và mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật thuộc Chương trình Nông thôn miền núi (ngân sách nhà nước hỗ trợ 30­40% kinh phí triển khai dự án). Việc triển khai dự án SXTN hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất của DN, HTX góp phần tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của DN, HTX trên thị trường. Nổi bật như sản phẩm nước mắm Quỳnh Nhai, sản phẩm từ quả sơn tra, sản phẩm mận chín sớm…Tuy nhiên Quy mô DN, HTX trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, thiếu vốn kinh doanh, chủ yếu là DN, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, việc tiếp cận KH&CN còn hạn chế. Do vậy việc nhân rộng kết quả của dự án, mô hình trong thực tiễn còn chậm.

Hỗ trợ 01 doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm; 06 doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001; 15 hợp tác xã đánh giá chứng nhận VietGap; Hỗ trợ 01 đơn vị xây dựng phòng thí nghiệm theo ISO/IEC 17025:2005; 01 đơn vị xây dựng chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật và xây dựng tổ chức chứng nhận sản phẩm theo ISO/IEC 17065:2012 thuộc dự án “nâng cao năng suất chât sluwowngj sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Sơn la đến năm 2020”.

b)     Hoạt động sở hữu trí tuệ:

Hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đánh giá cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập đáng kể cho người dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, sản phẩm có thương hiệu làm tăng giá trị sản phẩm (giá bán cao hơn so với khi chưa có thương hiệu), thay đổi nhận thức của người dân về thói quen canh tác lạc hậu sang canh tác, sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; sản xuất sản phẩm hàng hóa theo thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 18 sản phẩm nông sản của tỉnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, trong đó 03 chỉ dẫn địa lý (chè Shan Tuyết Mộc Châu, xoài tròn Yên Châu, cà phê Sơn La); 15 sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận (Táo Sơn Tra Sơn La, cá Tầm Sơn La, cá Sông Đà Sơn La, chè Phổng Lái Thuận Châu, Na Mai Sơn, Bơ Mộc Châu, chuối Yên Châu, nếp Mường Và Sốp Cộp, rau an toàn Mộc Châu, chè Olong Mộc Châu, nhãn Sông Mã, cam Phù Yên; rau an toàn Sơn La; chanh leo Sơn La; Mận Sơn La); 03 sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể (chè Tà Xùa Bắc Yên, Mật Ong Sơn La, khoai sọ Thuận Châu).

Riêng đối với sản phẩm chè Shan Tuyết Mộc Châu đã được bảo hộ tại Thái Lan năm 2017. Đây là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của tỉnh đăng ký bảo hộ thành công tại nước ngoài; Sau khi hiệp định EVFTA (hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu) có hiệu lực vào tháng 7/2020, tỉnh Sơn La có thêm 02 sản phẩm “chè Shan Tuyết Mộc Châu” và “xoài tròn Yên Châu” được bảo hộ tại thị trường Châu Âu theo cam kết.

Hiện nay, UBND tỉnh Sơn La đang tiếp tục xây dựng thương hiệu cho sản phẩm: Bơ Sơn La, Nhãn Sơn La, Xoài Sơn La và hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt nội dung xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm Gạo Phù Yên, Sơn La; Rượu Hang Chú Bắc Yên, Sơn La; Thanh long Sơn La; duy trì và phát triển chỉ dẫn địa lý “Yên Châu” cho sản phẩm quả xoài tròn của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sang thị trường Trung Quốc cho sản phẩm xoài và sản phẩm nhãn của tỉnh Sơn La.

Về tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về SHTT: Công tác tuyên truyền tổ chức dưới nhiều hình thức như: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh Sơn La, Truyền hình VTC16 về nông nghiệp nông thôn, đã phối hợp xây dựng các phóng sự về các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh được bảo hộ. Đưa tin hoạt động SHTT trên tạp san thông tin KH&CN, tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo với các nội dung về nâng cao nhận thức cho người dân về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thương hiệu sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong việc quản lý, duy trì thương hiệu các sản phẩm.

Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 tỉnh Sơn La đã tổ chức được 120 phiên họp của Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh xét đánh giá cho 484 giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh; trình cấp có thẩm quyền công nhận 243 giải pháp là sáng kiến cấp tỉnh. Năm 2020, đang tiến hành chuẩn bị các điều kiện để tổ chức họp, xét đánh giá sáng kiến cấp tỉnh đợt 1/2020.

Phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức Hội thi sáng tạo khoa học và kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ V, VI, VII năm 2016,2018,2020. Kinh phí 690 triệu đồng.

c)     Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng: Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức triển khai các TCVN, QCVN, các quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy đến các đối tượng quản lý. Quản lý có hiệu quả các hàng hóa nhóm 2 được giao quản lý. Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX triển khai việc xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý tiến tiến ISO, VietGap.

d)    Các quy định hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhận hỗ trợ của NSNN, các hoạt động tài trợ, cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để ươm tạo công nghệ, phát triển ý tưởng, mô hình kinh doanh:

Thời gian qua, các hoạt động xây dựng Hệ sinh thái (viết tắt là HST) khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (viết tắt là ĐMST) trên địa bàn tỉnh Sơn La chủ yếu tập trung vào các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông qua các diễn đàn, hội thảo, hội nghị tập huấn; chưa hướng đến các hoạt động trọng tâm hiệu quả hỗ trợ phát triển các thành phần cốt lõi của HST khởi nghiệp ĐMST. Với mục tiêu giai đoạn 2017 – 2019 tập trung vào tuyên truyền văn hóa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến cộng đồng, đặc biệt là đối tượng thanh niên, sinh viên; các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có một số nội dung liên kết, hợp tác mang lại hiệu quả, tạo nền tảng cho việc hình thành và phát triển HST khởi nghiệp ĐMST trong các giai đoạn tiếp theo. Cụ thể như sau:

Năm 2018 – 2019, đã có 05 diễn đàn, hội nghị được tổ chức có sự hợp tác của Sở Khoa học và Công nghệ (cơ quan thường trực thực hiện Đề án hỗ trợ HST khởi nghiệp ĐMST của địa phương) với các cơ quan Trung ương (bao gồm: Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa hoc vci công nghê (Bô Khoa học va Công nghê), Trung tâm chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp (ĐHQGHN) và địa phương (bao gồm: Tỉnh đoàn Sơn La, Trường Đại học Tây Bắc, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, Hội Doanh nghiệp tỉnh Sơn La); thu hút đông đảo sinh viên các Trường Đại học , Cao đẳng, các doanh nghiệp khởi nghiệp trên đia ban tỉnh tham dư.

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp và Trường Đại học Tây Bắc đề cử các ứng viên là lãnh đạo doanh nghiệp tham gia Khóa tập huấn kỹ nẳng cố vấn về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khuôn khổ chuỗi hoạt động về khởi nghiệp ĐMST tại tỉnh Sơn La trong khuôn khổ Đề án 844 do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì.

– Tỉnh đoàn đã phối hợp với Sở Khoa học và C ông nghê tô chức thanh công cuôc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp ” trong thanh niên tỉnh Sơn La nẳm 2018. Cuôc thi đa chọn ra 05 ý tưởng hay và có tính khả thi để nhận hỗ trợ (50.000.000 đông/dư an, ý tưởng), tiêp tục hoan thiên y tương va tham gia kêu gọi vốn tại cuộc thi do Trung ương đoàn tổ chức.

Thực hiện Đề án từ nẳm 2018 đến nay, đã có 15 dự án của học sinh THPT tham gia cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp”. Trong đó, có 04 dự án được chọn gửi đi dự thi cấp Quốc gia.

Tháng 10/2019, Trường Cao đẳng Sơn La có 01 dự án “Trồng cây Hướng dương (sâm đất, Địa tàng thiên, Yacon) dưới tán cây ăn quả phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La” tham dự cuộc thi “Tìm kiếm tài nẳng khởi nghiệp ĐMST vùng Đồng bằng Sông Hồng và Trung du miền núi phía bắc nẳm 2019” do Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KHCN tổ chức.

Nhìn chung, hệ sinh thái khởi nghiệp tại tỉnh Sơn La cơ bản mới được hình thành; các thành phần của Hệ sinh thái còn chưa hoàn chỉnh và còn thiếu; đặc biệt thiếu đội ngũ chuyên gia tâm huyết tham gia vào việc tư vấn, hỗ trợ các Start-up định hướng mô hình kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo ngay từ giai đoạn đầu, dẫn đến các Start-up chủ yếu vận hành theo mô hình kinh doanh truyền thống, phát triển tuần tự nên khó tạo được sự đột phá. Sự liên kết giữa các thành phần trong Hệ sinh thái chưa chặt chẽ; nhiều hoạt động về khởi nghiệp diễn ra trên địa bàn tỉnh vẫn còn rời rạc, chưa đồng bộ, còn trùng lặp, chồng chéo, chưa phát huy mạnh mẽ trong công tác hỗ trợ khởi nghiệp. Chưa có chính sách hỗ trợ các ý tưởng, dự án khởi nghiệp phát triển thành doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; chất lượng các ý tưởng, dự án khởi nghiệp còn thấp và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch.

8.         Tình hình phân bổ và kết quả thực hiện dự toán ngân sách cho hoạt động KH&CN

Giai đoạn 2016-2020 tỉnh Sơn La được bố trí thực hiện dự toán ngân sách chi cho hoạt động KH&CN: 114.851.604.000 đồng ( Một trăm mười bốn tỷ tám trăm năm mươi mốt nghìn sáu trăm linh tư nghìn đồng chẵn).

Trong đó:

1.     Kinh phí chi tự chủ, không tự chủ, chi Thường xuyên và không thường xuyên 42.840.250.000 đồng.

2.     Kinh phí sự nghiệp khoa học và Công nghệ: 111,348 tỷ đồng (Năm 2016: 20.450 triệu đồng; Năm 2017: 21.680 triệu đồng; Năm 2018: 21.763 triệu đồng; Năm 2019: 22.703 triệu đồng; Năm 2020: 24.752 triệu đồng). hằng năm phân bổ 60%-65% tổng kinh phí được giao để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN (đề tài, dự án). Còn lại để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, an toàn bức xạ, thanh tra KHCN, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng; thực hiện nhiệm vụ TXTCN; thông tin tuyên truyền về KHCN; hỗ trợ hoạt động KH&CN cấp huyện; đào tạo tập huấn; tăng cường tiềm lực KH&CN; tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật (02 năm/1 lần)…

Việc phân bổ dự toán kinh phí sự nghiệp KH&CN được thực hiện theo đúng Luật KH&CN, Luật Ngân sách và đảm bảo đúng các quy định hiện hành. Kinh phí sự nghiệp KH&CN được UBND tỉnh giao bằng kinh phí thông báo của Bộ Khoa học và Công nghệ. Hằng năm cơ bản đều được thực hiện hết kinh phí được phân bổ.

3.     Kinh phí đầu tư công: 71.900.000.000 đồng. Triển khai thực hiện các dự án: Dự án Đầu tư hoàn thiện khả năng thử nghiệm kiểm định Trung tâm Đo lường thử nghiệm kiểm soát an toàn bức xạ; Khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu, Sơn La; Dự án xây dựng trụ sở và tăng cường tiềm lực Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN; Dự án Đầu tư thiết bị, dụng cụ của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại phường Chiềng Cơi, Thành phố Sơn La.

III.            ĐÁNH GIÁ CHUNG

1.     Đánh giá chung

Trong những năm qua hoạt động quản lý KH&CN luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp hoạt động của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Đội ngũ cán bộ được quan tâm đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ, có nhiều điều kiện, cơ hội tiếp cận với các hoạt động KH&CN. Luật khoa học và công nghệ sửa đổi đã tạo sự đồng bộ và tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đổi mới sáng tạo.

Hoạt động khoa học công nghệ tiếp tục đổi hoạt động trên các lĩnh vực được giao, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh, về cơ cấu tổ chức bộ máy, Sở Khoa học và Công nghệ đã được kiện toàn, giảm đầu mối các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc theo tinh thần Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Một số kết quả về khoa học và công nghệ đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đó là:

Hoạt động quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020 cơ bản hoàn thành các nội dung theo đúng tiến độ kế hoạch đã xây dựng.

Công tác tham mưu, tư vấn được tăng cường trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu của các cấp lãnh đạo cũng như yêu cầu của công tác quản lý khoa học và công nghệ.

Hoạt động quản lý khoa học đã tham mưu cho tỉnh triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ. Việc xét tuyển, thẩm định, tổng kết đề tài, dự án khoa học được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của Bộ KH&CN và của tỉnh.

Hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến tích cực. Nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về tầm quan trọng của việc xác lập bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ, trách nhiệm của các cấp các ngành trong việc tổ chức thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh có sự thay đổi rõ nét theo chiều hướng tốt. Công tác hướng dẫn xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại địa phương được triển khai thường xuyên, đúng qui định của pháp luật về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh

Hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã góp phần tích cực vào công tác bảo đảm về đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các hoạt động sự nghiệp đã có những chuyển biến tích cực và thực hiện nhiệm vụ vượt mức kế hoạch đề ra.

Công tác thanh tra KH&CN thực hiện đúng quy định của pháp luật về thanh tra, không xảy ra khiếu nại, khiếu kiện. Công tác quản lý an toàn bức xạ hạt nhân đã từng bước giúp cho các cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ nâng cao nhận thức và chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ, tuân thủ các quy định về khai báo, lập hồ sơ xin cấp phép, gia hạn theo đúng quy định.

Hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN đã đem lại hiệu quả thiết thực góp phần từng bước nâng cao đời sống cho bà con nông dân. Công tác thông tin KH&CN từng bước được nâng cao về nội dung và chất lượng, công tác tuyên truyền phổ biến các ứng dụng tiến bộ KH&CN đến được đông đảo tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Sơn La là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, địa hình chia cắt phức tạp (có nhiều tiểu vùng khí hậu); các doanh nghiệp còn nhỏ bé, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu… là những nhân tố ảnh hưởng đến việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Hệ thống các cơ quan nghiên cứu triển khai, các trung tâm, trạm trại, cơ sở đào tạo thực hành khoa học và công nghệ chưa đồng bộ, yếu về năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật.

Chưa có chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Sơn La, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai ứng dụng nhân rộng kết quả đề tài, dự án sau khi được nghiệm thu.

Công tác xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp còn một số hạn chế như chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chuyên môn và cơ quan thực thi quyền; cán bộ thực thi quyền còn mỏng, người tiêu dùng đa số không có các căn cứ để phân biệt, phát hiện hàng giả, hàng thật.

Công tác phối hợp về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa giữa các ngành trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm, chú trọng. Các sở, ngành chưa chủ động phối hợp với cơ quan chủ chì về chất lượng, sản phẩm hàng hóa của địa phương trong công tác báo cáo để nắm bắt thông tin và kịp thời xin ý kiến của các bộ, ngành cấp trên cùng tháo gỡ các vướng mắc.

Hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước của các đơn vị sự nghiệp gặp khó khăn do Bộ Khoa học và Công nghệ chưa có hướng dẫn cụ thể về định mức kinh tế kỹ thuật đối với các dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước lĩnh vực khoa học và công nghệ.

3. Đề xuất, kiến nghị

Để triển khai thực hiện tốt hoạt động khoa học và công nghệ tại địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất, kiến nghị với Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Sơn La một số nội dung sau:

Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ

Hướng dẫn cụ thể về định mức kinh tế kỹ thuật đối với danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực KH&CN để các đơn vị sự nghiệp có căn cứ triển khai thực hiện theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10.4.2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Tiếp tục hỗ trợ các dự án sản xuất thử nghiệm thuộc Chương trình nông thôn và miền núi; quan tâm đầu tư kinh phí sự nghiệp KH&CN và đầu tư tăng cường tiềm lực KH&CN để đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Sơn La.

Đối với UBND tỉnh: Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tiếp tục phối hợp tốt với Sở Khoa học và Công nghệ để tập trung xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Chỉ đạo các sở, ngành có liên quan trong việc thẩm định các dự án đầu tư cần chú trọng đến nội dung đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm của doanh nghiệp trong tỉnh. Hạn chế nhập các công nghệ lạc hậu, không khuyến khích.

B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KH&CN NĂM 2021-2025

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 về tiếp tục thực hiện những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021;

Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh về phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025;

Căn cứ Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 27/4/2020 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Sơn La Về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hộivà dự toán ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025;

Quyết định số 2610/QĐ-UBND ngày 09/10/2017 của UBND Tỉnh về Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo;

Công văn số 254/BKHCN-KHTC ngày 07/02/2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN năm 2021;

Công văn số 826/SKHĐT-THQH ngày 07/05/2020 của Sở KH&ĐT hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 và Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025;

Căn cứ công văn số 2074/STC-QLNS ngày 10/06/2020 của Sở Tài Chính về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.

I.        PHƯƠNG HƯỚNG

1. Tiếp tục quán triệt chủ trương của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ, xác định khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; từng bước đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực thúc đẩy CNH, HĐH; Phát triển kinh tế – xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025. Đổi mới đầu tư và phát triển khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Ưu tiên đầu tư lĩnh vực nông – lâm nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đổi mới mạnh mẽ cả về tổ chức và hoạt động khoa học và công nghệ. Tiếp tục áp dụng các quy định về cơ chế đặt hàng, cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và áp dụng cơ chế quỹ cấp phát kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Thay đổi phương thức cấp kinh phí thường xuyên cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thông qua nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng và đặt hàng/giao nhiệm vụ.

1.    Tăng cường kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ. Từng bước nâng cao năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

2.    Huy động các nguồn lực để triển khai chương trình khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ; tăng nguồn lực đầu tư về khoa học và công nghệ, nguồn ngân sách, nhất là các doanh nghiệp để đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở các cấp, ngành.

3.    Huy động nguồn vốn trong nước và nước ngoài nhằm gia tăng đầu tư cho khoa học và công nghệ. Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực về mọi mặt cho các tổ chức khoa học và công nghệ. Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ cả về số lượng và chất lượng. Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4.    Phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, khai thác sáng chế, ứng dụng và phát triển công nghệ, khuyến khích sáng tạo khoa học và công nghệ. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Hình thành hệ thống doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ. Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ song song với phát triển toàn diện công tác thống kê khoa học và công nghệ, công khai thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ.

5.    Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ nhằm nâng cao khả năng tiếp thu, làm chủ thành tựu công nghệ tiên tiến góp phần vào việc phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

II.         KINH PHÍ

Nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 -2025 đầu tư cho lĩnh vực khoa học và công nghệ: 219.100.000.000 đồng (Hai trăm mười chín tỷ một trăm triệu đồng chẵn).

Trong đó:

1.    Kinh phí chi thường xuyên ( ngân sách tỉnh): 52.500.000.000 đồng.

2.   Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học Trung ương bổ sung có mục tiêu giai đoạn năm 2021-2025 dự kiến: 166.600.000.000 đồng.

III.     NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia và cấp tỉnh

Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh trong việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn gắn với việc thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV.

Tập trung triển khai nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ đối với các vùng trọng điểm của tỉnh; tiếp tục triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội thông qua kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia.

Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt là các nhiệm vụ KH&CN phục vụ các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị có tiềm năng suất khẩu. Nhân rộng các mô hình ứng dụng KH&CN tiên tiến vào sản xuất; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, doanh nghiệp.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Nghiên cứu hệ thống cây ăn quả, các giải pháp phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao (nhãn, xoài, bơ và cây có múi) để thay thế một số cây trồng không hiệu quả trên đất dốc; nghiên cứu công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương…

Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các nhiệm vụ KH&CN chuyển tiếp từ năm 2020 sang và nhiệm vụ được phê duyệt từ năm 2021.

2.     Hoạt động sở hữu trí tuệ, quản lý công nghệ, an toàn bức xạ

2.1.     Hoạt động Sở hữu trí tuệ

Tiếp tục thực hiện các nội dung đề án quảng bá và phát triển thương hiệu của tỉnh giai đoạn 2018 – 2021.

Tổ chức các lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ, sáng kiến; tuyên truyền về sở hữu trí tuệ, các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh đã xây dựng thành công nhãn hiệu và các chương trình về nông sản an toàn.

Triển khai thực hiện các dự án xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực từ năm 2020 chuyển tiếp và các dự án phê duyệt mới (xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch tỉnh Sơn La, thương hiệu cho làng nghề truyền thống, các sản phẩm ocop của tỉnh).

Tổ chức kiểm tra, đánh giá các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu trên địa bàn tỉnh để xây dựng Kế hoạch triển khai hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trong giai đoạn tiếp theo.

Triển khai thực hiện Kế hoạch Chiến lược phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Sơn La bám sát Quyết định số 1068/QĐ-TTG ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030.

Triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh. Phối hợp tổ chức Hội thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 5 – năm 2021. Tổ chức các phiên họp của Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh.

Tổ chức các lớp tập huấn triển khai Luật, Nghị định mới; các văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh ban hành.

2.2.     Nâng cao năng lực ĐMST, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ về hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La đến năm 2025; Đề án “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2019 – 2025” cụ thể:

– Tổ chức “Ngày hội khởi nghiệp – Techfest Sơn La 2021” .

– Phối hợp tổ chức cuộc thi “Khởi nghiệp sáng tạo phát triển du lịch bền vững” .

– Tổ chức lớp tập huấn phổ biến kiến thức về khởi nghiệp, khởi sự lập nghiệp cho phụ nữ, đoàn viên, thanh niên ở các huyện, thành phố.

– Điều tra, thu thập, đánh giá các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh để phục vụ cho việc xây dựng các nội dung của kế hoạch khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021-2025.

2.3.       Hoạt động an toàn bức xạ

Kiểm tra nhà nước về công tác bảo đảm an toàn bức xạ tại các cơ sở có sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân đã phê duyệt.

Mở các lớp đào tạo ngắn hạn về an toàn bức xạ cho nhân viên tiến hành công việc bức xạ và người phụ trách an toàn bức xạ.

2.4.       Hoạt động quản lý công nghệ

Thẩm định công nghệ các dự án đầu tư.

Tiếp tục triển khai nhiệm vụ đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3.      Hoạt động thanh tra khoa học và công nghệ

Thanh tra đo lường, chất lượng, sở hữu công nghiệp; an toàn bức xạ; đề tài, dự án; thanh tra hành chính.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền. Hướng dẫn các huyện, thành phố giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

4.      Hoạt động quản lý khoa học và công nghệ cơ sở

Triển khai nhiệm vụ về quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện, thành phố. Duy trì hoạt động hội đồng khoa học công nghệ cấp huyện, thành phố.

Kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ về quản lý khoa học và công nghệ cấp huyện do Trường nghiệp vụ quản lý khoa học và công nghệ tổ chức. Tổ chức lớp tập huấn về khoa học và công nghệ tại cấp huyện.

5.      Hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Thanh, kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa thuộc quyền quản lý tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn 11 huyện và thành phố. Kiểm tra theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Kiểm tra, kiểm soát định kỳ, đề xuất các đơn vị mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi áp dụng và công bố phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 theo đúng các thủ tục hành chính do UBND tỉnh ban hành; Kiểm tra hoạt động tư vấn, xây dựng, áp dụng, chuyển đổi HTQLCL tại các cơ quan hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh đáp ứng đúng yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015.

Xuất bản bản tin và tiếp tục duy trì và thực hiện nghĩa vụ Thông báo và Hỏi đáp về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại theo nghĩa vụ thành viên WTO.

Triển khai thực hiện Đề án tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến 2030; Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy suất nguồn gốc.

6.      Hoạt động kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổ chức đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000; ISO IEC 17025… cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Tham gia khảo sát đánh giá về đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa tại địa phương;

Thực hiện hoạt động kiểm định, thử nghiệm, giám định phục vụ công tác quản lý nhà nước.

7.      Hoạt động thông tin và ứng dụng KHCN

Xây dựng cơ sở dữ liệu về KH&CN và cơ sở dữ liệu về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La. Vận hành cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La.

Thông tin, tuyên truyền về KH&CN trên Đài PTTH tỉnh, báo Sơn La, xuất bản Bản tin KH&CN và Trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ…; thu thập thông tin và tuyên truyền các kết quả đối với các nhiệm vụ KH&CN đã và đang triển khai thực hiện.

Thực hiện điều tra thống kê về KH&CN theo quy định.

Ứng dụng và phổ biến rộng rãi các tiến bộ KH&CN tiên tiến vào sản xuất và đời sống. Triển khai mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao đời sống cho bà con nông dân trong tỉnh.

Điều tra nhu cầu ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh. Tham gia hoạt động kết nối cung cầu do Cục ứng dụng khoa học và công nghệ tổ chức.

8.     Đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý khoa học và công nghệ đối với cán bộ làm công tác quản lý khoa học và công nghệ.