Chiến lược đại sứ thương hiệu Apple – Độc và rất lạ lùng!
Apple từ trước tới nay vẫn được xem như là một trong những thương hiệu lớn trên thế giới, khi mà bảng xếp hạng giá trị thương hiệu hàng năm cái tên này liên tục “xưng vương”. Sản phẩm mà “nhà táo” đem tới cho thị trường tập trung vào sự tối giản và chủ nghĩa hoàn hảo được Steve Jobs chỉ đạo khi ông còn đương thời. Thế nhưng, dù là một thương hiệu mạnh cùng chỉ số truyền thông cao nhưng một thực tế chiến lược đại sứ thương hiệu Apple là nói không với các Influencer. Tại sao lại vậy? Hãy cùng đi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Nội Dung Chính
Chiến lược đại sứ thương hiệu Apple – Độc và rất lạ lùng!
Định vị thương hiệu đỉnh cao của Apple
“Nhà Táo” từ trước tới nay được xem như là một cái tên cực kỳ nổi trội không chỉ với ngành công nghệ mà còn đối với cả tổng thể một thị trường, những chiến lược mà hãng đề ra luôn được nhiều thương hiệu khác nhái lại. Thế nhưng, dù thế nào đi chăng nữa đẳng cấp của Apple vẫn ở một tầm khá cao mà chưa thương hiệu nào có thể làm được. Ít ai biết được rằng chi phí Marketing mà thương hiệu công nghệ này bỏ ra lại rất khiêm tốn nếu đem so sánh với các brand đối thủ như: SamSung, LG, Huawei….
Chẳng cần đại sứ quảng cáo, apple vẫn phát triển mạnh mẽ (Nguồn: Apple.inc)
Thế nhưng, có một điểm khiến chiến lược đại sứ thương hiệu của Apple đạt được những sự độc nhất vô nhị khi không cần sử dụng bất kỳ tên tuổi đình đám nào mà vẫn thu về chỉ số truyền thông cực lớn. Tất cả nhờ vào màn định vị thương hiệu “đỉnh của đỉnh” mà Steve Jobs, người đã hình thành nên văn hóa rạng rỡ của Apple hiện nay khiến bao thương hiệu phải thèm khát. Ngay từ khi cho ra mắt thương hiệu và đỉnh cao là sản phẩm Iphone làm thay đổi cục diện ngành Smartphone thế giới, hãng đã nhắm đến thị trường cao cấp và tự định vị mình là một thương hiệu với những sản phẩm gắn mác “Luxury”. Giá những sản phẩm bán ra của Apple luôn đắt hơn khá nhiều so với đối thủ, thậm chí với thị trường xách tay thì những sản phẩm của Apple được “hét” với mức giá trên trời.
Không có đại sứ thương hiệu Apple mà chính Steve Jobs tạo nên bản sắc cho Apple (Nguồn: Showbiz Cheat Sheet)
Đỉnh cao của Steve Jobs là đưa những sản phẩm của mình ở mức tối giản nhất, thiết kế sang trọng vượt thời đại và chủ nghĩa hoàn hảo là minh chứng cho những điều đó. Không cần quá phô trương, chỉ cần tin vào những gì mà mình kiên định thì đây chính là “chìa khóa” dẫn tới thành công như ngày hôm nay cho hãng. Chưa có một thương hiệu nào như hãng, đại sứ thương hiệu Apple dường như là không có, và truyền thông truyền miệng (Word of mouth) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược truyền thông xuyên suốt của họ hàng “nhà Táo”. Định vị thương hiệu của hãng được xếp vào dạng của hiếm trên thị trường khi mà khó có thương hiệu nào lại thờ ơ với Influencer Marketing, một xu hướng cực kỳ tiềm năng với các nhãn. Nhưng với Apple, Steve Jobs đã tạo nên một Apple như ngày hôm nay một cái tên mà ai nhắc tới cũng nhớ ngay đến một thương hiệu với những sản phẩm đẳng cấp và đắt tiền.
Truyền thông tự nhiên đóng góp lớn vào thành công
Nếu như Samsung, LG, Huawei tốn một đống tiền vào quảng cáo ngay từ thời điểm ra mắt, thì Apple lại ngược lại hãng tập trung vào chiến lược phân phối sản phẩm (với sự tham gia của các đại sứ thương hiệu nhằm thu hút được đông đảo người tiếp cận) và tạo sóng thông qua rất nhiều đánh giá tích cực trên các phương tiện truyền thông. Google hay Facebook là 2 nền tảng quảng cáo trực tuyến cực tiềm năng mà hiện nay thương hiệu nào cũng sử dụng để truyền thông thương hiệu mình trong những chiến lược Branding. Ngược lại, Apple lại sử dụng 2 công cụ này chẳng hề nhiều như người ta tưởng, hãng chỉ tập trung làm yếu tố thương hiệu còn quảng cáo thì gần như bằng không, bởi theo như Apple quảng cáo khiến hãng mất đi sự tự nhiên và chân thật vốn có mà khách hàng mong muốn.
Apple không hoạt động nhiều trên Social Media (Nguồn: Twitter)
Để đáp ứng được yếu tố “tự nhiên” của chính mình đề ra, chiến lược đại sứ thương hiệu Apple hướng tới là không gì cả, và hãng quyết định không mời bất kỳ một ngôi sao nào tham gia để quảng bá những sản phẩm mới của mình. Đây là một điều tưởng chừng như điên dồ, nhưng thực sự nó đã tạo nên bản sắc mà chỉ Apple mới có thể làm được. Apple hướng về những thứ tự nhiên và chân thực nhất, sẽ rất khó để mời một Celebrity làm đại sứ nhưng bạn hoàn toàn có thể tiếp cận những người có sức ảnh hưởng để nhờ họ chia sẻ về sản phẩm công ty mình. Tận dụng điều đó là một trong những bước đi khôn ngoan của hãng!
Đại sứ thương hiệu iPhone không hề có mà Apple nhắm tới trải nghiệm khách hàng làm “kim chỉ nam” (Nguồn: Cnet)
Thêm vào đó, điều khiến Apple có được danh tiếng và định vị thương hiệu vững chãi như ngày hôm nay chính là nhờ vào những nhận xét đánh giá của người dùng. Thời gian đầu ra mắt, cho tới khi phát triển thương hiệu Iphone, Apple không sử dụng quảng cáo hay Influencer Marketing để cạnh tranh thị phần với các thương hiệu đối thủ. Nhà Táo đi theo một con đường riêng, tổ chức những chương trình sử dụng miễn phí dịch vụ/ sản phẩm để nhận được các đánh giá chi tiết từ khách hàng. Chẳng cần nói, những dịch vụ của Apple luôn được đánh giá cao, và trên nền tảng Internet những đánh giá đó xuất hiện tràn lan và nó chính là yếu tố tự nhiên khiến khách hàng cảm nhận về thương hiệu này là một thương hiệu tốt. Những người tiêu dùng rất tin tưởng lẫn nhau, và Apple tận dụng chính điểm này để gia tăng uy tín cho brand mình, đồng thời cũng củng cố được lòng tin của mình. Đại sứ thương hiệu Apple không hề được nhắc tới trong suốt quá trình xây dựng thương hiệu, nhưng chính với chiến lược này cùng cách làm Branding cực tốt đã khiến chỉ số thương hiệu của hãng luôn đứng đầu qua đánh giá hàng năm của nhiều chuyên trang uy tín.
Apple giờ đây đã trở thành một biểu tượng văn hóa đại chúng chứ không đơn thuần chỉ là công ty công nghệ!
Nếu để nói chiến lược đại sứ thương hiệu Apple đã gây không ít bất ngờ cho nhiều người khi hãng không hề có bất kỳ ngôi sao nào truyền thông cho mình. Thế nhưng điều đáng để nói hơn là hãng hiện đang tạo nên một biểu tượng trong văn hóa đại chúng đương thời. Khó có thương hiệu nào trên thế giới có được một lực lượng người ủng hộ cuồng nhiệt như Apple. Apple đã trở thành điều gì đó lớn hơn cả một thương hiệu. Những sản phẩm công nghệ chất lượng cao của Apple trở thành một văn hóa ăn sâu vào đời sống hằng ngày của nhiều người tiêu dùng trung thành.
Apple hiện trở thành một văn hóa đại chúng tại nhiều quốc gia trên thế giới (Nguồn: The Independent)
Những giá trị mà Steve Jobs để lại mà thứ được nhân loại trân trọng và cảm thấy đáng quý, nếu không có ông thì chưa chắc mọi người sẽ được tiếp cận với khái niệm “Smartphone” sớm đến như vậy! Cố CEO của Apple cũng là người tạo nên bản sắc riêng cho thương hiệu này bằng “chủ nghĩa hoàn hảo” mà đến hiện nay nhiều thương hiệu vẫn phải học theo khá nhiều. Những giá trị cốt lõi này cũng chính là lý do vì sao sản phẩm của Apple luôn có chất lượng cao và người dùng luôn có cùng một trải nghiệm khi bước vào bất cứ cửa hàng nào của Apple. Từ nhân viên bán hàng cho đến cấp quản trị cao nhất, Apple luôn được thống nhất bởi một văn hóa chung. Có thể nói Apple hiện nay đã vươn lên một tầm cao mà khó có thương hiệu nào có thể bắt kịp.
Tạm kết
Chiến lược đại sứ thương hiệu Apple đây đã chứng minh cho một điều rằng, chẳng cần Influencer hay những kênh mạng xã hội thì thương hiệu vẫn có được danh tiếng không tưởng. Thế nhưng, chẳng phải ai cũng có thể làm được như những gì mà “nhà Táo” đã gây dựng được danh tiếng hàng chục năm qua. Mỗi một sản phẩm mà Apple tạo ra hàng năm, chẳng cần truyền thông quá nhiều thì hãng vẫn đạt được lượng Buzz Volume lớn không tương, và dây chính là thứ mà nhiều thương hiệu khác thèm muốn.
Theo Thắng Nguyễn – MarketingA