Chiến lược Bảo vệ Môi trường Tỉnh Aichi | Trang web chính thức của Chính quyền Tỉnh Aichi

Chiến lược Bảo vệ Môi trường Tỉnh Aichi – Hướng đến Bảo tồn Đa dạng sinh học và Sử dụng bền vững

Cuộc sống và lối sống của chúng ta phụ thuộc vào đa dạng sinh học – có một môi trường tự nhiên đa dạng và sự sống phong phú.
Chính từ môi trường tự nhiên dồi dào mà chúng ta có được gạo và rau, hải sản để ăn, gỗ để xây nhà, len và lụa để may trang phục; ngoài ra còn bảo vệ chúng ta khỏi thảm họa, tự nhiên còn nuôi dưỡng và làm giàu tinh thần chúng ta nhờ sự yên bình và năng lực chữa lành của mình.

Chúng tôi muốn Tỉnh Aichi là một cộng đồng bảo vệ món quà đa dạng sinh học, sử dụng sự hào phóng của tự nhiên một cách bền vững thông qua các hoạt động công nghiệp, và thực sự trân trọng những lợi ích mà chúng ta đang được hưởng thụ từ đa dạng sinh học.

1. Về Chiến lược Bảo vệ Môi trường Tỉnh Aichi


Thông qua lần cuối

Tháng 3/2009

Thời gian dự kiến

2025

Mục tiêu

Chúng tôi muốn tạo dựng được mối quan hệ cộng sinh giữa con người với tự nhiên thông qua việc thành lập các cộng đồng hỗ trợ đa dạng sinh học giàu có và phong phú.

2. Tương lai Vùng đất của Chúng ta

(1) Bảo tồn Đa dạng sinh học

Khuyến khích đa dạng sinh học, ví dụ “một môi trường tự nhiên đa dạng và sự sống phong phú.”

(2) Sử dụng Đa dạng sinh học trong sự Phát triển bền vững

Chia sẻ lợi ích của đa dạng sinh học với thế hệ tương lai.

(3) Tạo sự Nỗ lực toàn diện thông qua việc Hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tạo sự nỗ lực toàn diện thông qua việc hợp tác trên nhiều lĩnh vực nhờ vậy mối quan hệ cộng sinh giữa con người và tự nhiên sẽ dần ăn sâu vào lối sống của chúng ta.

3. Tiếp cận Cơ bản

  • (1) Tiếp cận toàn diện: thúc đẩy những nỗ lực có quan tâm đến cả vấn đề ấm lên toàn cầu và tái chế tài nguyên.
  • (2) Tiếp cận đến hệ sinh thái: hành động một cách linh hoạt và thận trọng, dựa trên hiểu biết khoa học về hệ sinh thái.
  • (3) Khuyến khích sự tham gia và hợp tác trên diện rộng: xây dựng một mạng lưới cư dân, doanh nhân, tổ chức phi lợi nhuận, và chuyên gia có thể cộng tác trên nhiều mặt.
  • (4) Hành động với quan điểm dài hạn: duy trì các hoạt động cần sự cam kết dài hạn để tác động đến sự phục hồi của môi trường.
  • (5) Hành động trên quan điểm khu vực và quốc tế: tham gia vào các hoạt động quốc tế rộng lớn có liên quan đến chu trình thủy văn và tái chế tài nguyên.

4. Kế hoạch hành động

(1) Bảo tồn đa dạng sinh học.

Đa dạng sinh học sẽ được bảo tồn bằng cách đảm bảo sự đa dạng ở ba mức độ: hệ sinh thái, loài, và di truyền.
Để đạt được điều đó, chúng ta hướng đến việc bảo tồn hệ thực vật, hệ động vật, và hệ sinh thái tạo nên môi trường tự nhiên như rừng, vành đai xanh, sông, và các vùng đất ngập nước bằng cách phát triển mạng lưới sinh thái và duy trì được chu trình thủy văn tốt nhất.
Chúng ta cũng cần phải bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài đang tồn tại hiện nay.

■ Bảo tồn và làm mới Cộng đồng với Hệ sinh thái được quản lý

Thực hiện công việc để bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái được quản lý ở vùng nông thôn, vùng núi, và cộng đồng ven biển đã được tạo nên thông qua sự kết hợp giữa con người và tự nhiên hàng thế kỷ qua, và tạo nên những cộng đồng mới giống như vậy. Bảo tồn điểm độc đáo của mỗi cộng đồng; và cùng lúc đó, xây dựng mạng lưới giữa cư dân của các cộng đồng này mà đã được quản lý thích hợp và sử dụng hiệu quả.

  • Giảm bớt rừng nhân tạo được tạo ra thông qua các loại thuế rừng và vành đai xanh Tỉnh Aichi. Bảo tồn và sử dụng

    satoyama

    (rừng được quản lý).

  • Bảo tồn môi trường đa dạng như cánh đồng lúa – ví dụ, bằng cách thêm “đường cho cá bơi trên cánh đồng” có thể cải thiện đa dạng sinh học của cánh đồng.
  • Bảo tồn các bãi triều và thềm tảo biển ven biển.

■ Phát triển Mạng lưới sinh thái

Liên kết các môi trường tự nhiên đa dạng – như hồ chứa nước và rừng – với các vùng xanh và đường bờ biển để tạo ra liên kết giữa nước với rừng trải dài từ những dãy núi phía xa tới biển, và trong đó phát triển “các mạng lưới sinh thái” mà các loài động thực vật hoang dã có thể đi qua.

  • Xác định và bảo tồn những khu vực bảo vệ tự nhiên mới
  • Phát triển mạng lưới khu vực cốt lõi của những khu vực bảo vệ tự nhiên.
  • Hỗ trợ các nỗ lực của NPOs bằng cách sử dụng thuế rừng và vành đai xanh Tỉnh Aichi.
  • “Chiến dịch Phát triển rừng Duy trì sự sống”

■ Bảo vệ và Quản lý Hệ động thực vật tự nhiên

Nỗ lực hướng đến hiểu biết và bảo vệ những loài có nguy cơ tuyệt chủng; đối phó với những loài cần chú ý có thể đe dọa nông nghiệp, lâm nghiệp, và ngư nghiệp, như heo rừng; và giảm tác động của những loài xâm lấn đến các hệ sinh thái của chúng ta.

  • Phát triển hệ thống để xác định và lưu giữ các loài động thực vật quý hiếm.
  • Lên kế hoạch để không chỉ bảo vệ các loài chim và loài thú có tác động tiêu cực lên nông nghiệp mà còn giảm thiệt hại do các loài này gây ra.
  • Xác định một cách công khai các loài lạ có thể gây ra tổn hại đáng kể cho hệ sinh thái và giáo dục công cộng để tránh giới thiệu và đưa vào trồng trọt những loài này.
(2) Sử dụng đa dạng sinh học một cách bền vững.

Lối sống hiện đại và các hoạt động công nghiệp của chúng ta phụ thuộc và dựa vào tài nguyên thiên nhiên rất nhiều. Vì vậy, mục tiêu của chúng tôi là đưa sự quan tâm đối với đa dạng sinh học vào tất cả các lĩnh vực công nghiệp, bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, và ngư nghiệp cũng như sản xuất; nhằm đảm bảo thế hệ tương lai có thể tiếp tục sử dụng những tài nguyên này; và kiến tạo Tỉnh Aichi thành nơi để sống thoải mái và hài hòa.

■ Tìm kiếm sự hài hòagiữa Phát triển địa phương và Đa dạng sinh học

Lập kế hoạch để đạt được sự hài hòa giữa phát triển địa phương và bảo tồn đa dạng sinh học bằng những hành động phòng trước ngăn chặn các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường và đối phó với những thay đổi về sinh thái một cách linh hoạt, và thông qua việc giới thiệu tiếp cận hệ sinh thái để tìm hiểu xem làm thế nào cùng cộng tác sinh tồn giữa con người và môi trường.

■ Nghiên cứu kỹ vấn đề Đa dạng sinh học trong Công nghiệp

Thúc đẩy những đường lối chỉ đạo công nghiệp khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện xem xét coi trọng vấn đề đa dạng sinh học ở cả việc thu mua tài nguyên thiên nhiên và chế biến sản phẩm.

■ Sử dụng Tài nguyên sinh vật trong Công nghiệp

Giải quyết các vấn đề môi trường như sự ấm lên toàn cầu và tái chế tài nguyên bằng cách khuyến khích sự phát triển của các ngành kỹ thuật và ngành công nghiệp sử dụng tài nguyên sinh vật thân thiện với môi trường như nguyên liệu sinh học.

■ Thể hiện sự bảo vệ Đa dạng sinh học trong Nông nghiệp, Lâm nghiệp, và Ngư nghiệp

Thực hiện những công việc để đảm bảo rằng thế hệ tương lai có thể tiếp tục sử dụng tài nguyên thiên nhiên của chúng ta bằng cách phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp bền vững.

  • Thúc đẩy phát triển rừng đa dạng.
  • Duy trì và cải thiện các thảm tảo biển ven biển và bãi triều.
  • Duy trì và cải thiện tính linh hoạt của hồ chứa nước.
  • Thúc đẩy nông nghiệp thân thiện với môi trường thông qua chứng chỉ Nông dân sinh thái (Eco-Farmer).
  • Phát triển kỹ thuật thân thiện với môi trường như nông nghiệp không cày bừa.
(3) Tạo nỗ lực toàn diện thông qua hợp tác giữa những thành viên chính.

Chúng tôi muốn xây dựng nền tảng để sử dụng bền vững và bảo vệ đa dạng sinh học, một nền tảng sẽ lưu truyền và thiết lập tầm quan trọng của đa dạng sinh học trong xã hội bằng cách thúc đẩy nghiên cứu về môi trường, bằng cách thay đổi lối sống và bằng cách thúc đẩy những nỗ lực bảo vệ môi trường và bảo vệ hệ động thực vật hoang dã. Để làm được điều này cần sự hợp tác và cộng tác của các cư dân, doanh nhân, các tổ chức NPOs và NGOs, chuyên gia, và các cấp quản lý chính quyền ở tất cả cộng đồng trên khắp tỉnh Aichi, tất cả đều có vai trò riêng của mình trong đó.

■ Nâng cao Nhận thức của Cư dân

Thúc đẩy nhận thức và giáo dục và tham gia vào các nỗ lực hợp tác để tất cả người tham gia có thể chung tay vào bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học, cho dù họ đang đóng vai trò gì.

■ Tham gia và hợp tác toàn diện

Thúc đẩy các hoạt động bảo vệ tình nguyện và các chương trình xã hội của các doanh nghiệp. Sử dụng thuế rừng và vành đai xanh Tỉnh Aichi để bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái.

  • Hỗ trợ các nỗ lực tình nguyện của NPOs bằng cách sử dụng thuế rừng và vành đai xanh Tỉnh Aichi. 
  • Thúc đẩy các chương trình hành động xã hội như “Phát triển Rừng thương mại.”
  • Thúc đẩy “Khởi xướng phục hồi Chu trình thủy văn,” trong đó cư dân có thể tham gia bằng cách nghiên cứu dự đoán tình trạng tốt xấu của các dòng sông.

■ Phân tích và nghiên cứu tự do

Thúc đẩy tạo lập mạng lưới và hệ thống cho việc xúc tiến các nghiên cứu đang triển khai về môi trường tự nhiên và hệ động thực vật hoang dã, và thu thập, chia sẻ dữ liệu có liên quan nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học.

  • Thực hiện xét lại thường xuyên Sách Đỏ.
  • Phân tích sự tồn tại và tăng trưởng của các loài được giới thiệu.

Bảo vệ Tự nhiên, Chung sống với Tự nhiên

Tự nhiên của Aichi, từ núi đến bờ biển, có sự đa dạng thật giàu có và phong phú.

Sống giữa thiên nhiên như vậy, con người đã phát triển các ngành công nghiệp: sản xuất, nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
Ví dụ như, các con sông mang đến và bồi đắp đất sét, sỏi trên khắp các cao nguyên của vùng Tokai, không chỉ tạo thành đất nuôi sống hệ thực vật đặc trưng được biết đến như là “thực vật cao nguyên Tokai,” mà còn tạo điều kiện phát triển cho ngành công nghiệp gốm hàng đầu ở đây.

Một ví dụ về thực vật cao nguyên Tokai là shidekobushi, hay cây hoa mộc liên (cây nằm ở giữa bức ảnh).

Rừng của tỉnh ở Seto, được thể hiện trong bức ảnh này, là rừng được bảo vệ như hồ trữ nước, khu rừng này là môi trường tự nhiên quý giá có các loài có nguy cơ tuyệt chủng như cây hoa mộc liên.
Khu rừng này không chỉ cung cấp nơi ở cho rất nhiều sinh vật, mà còn là một nguồn nước dồi dào cần thiết cho cuộc sống của chúng ta.

Bảo vệ Hệ sinh thái

Thuật ngữ hệ sinh thái nghĩa là “toàn bộ môi trường tự nhiên bao gồm sinh vật cũng như nước, không khí, và đất xung quanh.” Hình dưới đây cho thấy sáu hệ sinh thái đang được Tỉnh Aichi bảo tồn. Mỗi hệ sinh thái cung cấp một bố cục đa dạng sự sống của riêng mình. Tất cả môi trường nơi các sinh vật đang phụ thuộc, dù là vùng rừng, đường bờ biển, hay bất cứ môi trường nào khác, đều cần được bảo tồn.

  • Hệ sinh thái Núi (Shitara)

  • Hệ sinh thái Vùng rừng được quản lý (Seto)

  • Hệ sinh thái Đầm lầy và đất ngập nước (Seto)

  • Hệ sinh thái Sông và hồ (Aisai)

  • Hệ sinh thái Đồng bằng (Ichinomiya)

  • Hệ sinh thái Ven biển và bờ biển được quản lý (Nagoya)

Phát triển Mạng lưới sinh thái

Liên kết các khu vực có môi trường tự nhiên đặc biệt (khu vực cốt lõi) bằng cách sử dụng vành đai xanh dọc theo các con sông, con đường, và công viên như hành lang, tạo nên mạng lưới sinh thái bảo tồn những vùng và liên kết quan trọng mà những loài sinh vật cần cho không gian sống và phát triển.

Trang web tiếng Nhật: https://www.pref.aichi.jp/0000028443.html