Chia sẻ thực đơn chuẩn cho người niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài nên và không nên ăn gì? Đây là thắc mắc của hầu hết các bạn đang niềng răng hoặc có ý định niềng răng đúng không nào. Dưới đây, Nha khoa Trẻ sẽ chia sẻ đến bạn thực đơn chuẩn cho người niềng răng mắc cài nhé!
1. Thực đơn chuẩn cho người niềng răng mắc cài nên kiêng ăn gì?
Trong suốt quá trình niềng răng mắc cài, bạn cần tránh ăn một số loại thực phẩm dưới đây để đảm bảo niềng răng nhanh chóng và hiệu quả.
-
Thực phẩm giòn như: bỏng ngô, khoai tây chiên, đá viên, …
-
Thực phẩm dai – dẻo: vỏ bánh pizza, bánh giầy, bánh nếp, bánh mì có vỏ dai cứng, …
-
Thực phẩm cứng: kẹo, bánh sừng bò, xương, …
-
Các thực phẩm đòi hỏi thao tác ăn phải cắn ngập răng như bắp ngô, táo, cà rốt, sườn, đùi cánh gà, …thì nên tránh.
-
Nếu thực phẩm quá lớn thì nên cắt nhỏ vừa miếng để ăn, không nên ăn cả miếng to, hoặc nhằn xé bằng răng, môi.
Việc ăn các loại thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển răng, có thể gây sai lệch vị trí răng khi niềng.
2. Tiêu chí lựa chọn thực đơn chuẩn khi niềng răng mắc cài
Để xây dựng được một thực đơn chuẩn cho người niềng răng mắc cài cũng như xác định niềng răng nên ăn gì thì các nha sĩ đã đề ra các tiêu chí:
-
Thực phẩm mềm, không cứng quá và không dai quá sẽ rất tốt cho răng miệng trong thời kỳ đang niềng răng.
-
Thực phẩm ít cặn bám sẽ giúp người niềng răng tránh được việc bị giắt răng ở những kẽ răng khó làm sạch.
-
Thực phẩm ít đường hoặc không đường là thực đơn chuẩn cho người niềng răng vì có thể chống được sâu răng.
-
Các thực phẩm khi ăn phải được cắt vừa miếng để tránh ăn nhai nhồm nhoàm và răng phải dùng quá nhiều lực làm ảnh hưởng đến mắc cài.
3. Chi tiết thực đơn chuẩn cho người niềng răng
Dưới đây là thực đơn chuẩn cho 2 giai đoạn trong niềng răng, thời gian đầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để đảm bảo niềng răng mắc cài hiệu quả và đầy đủ chất dinh dưỡng.
3.1 Niềng răng nên ăn gì giai đoạn trước và sau khi niềng 2 – 3 tuần
Có nhiều trường hợp phải nhổ răng trước khi niềng để có đủ không gian dịch chuyển các răng về đúng vị trí. Sau khi nhỏ, vị trí này thường có hiện tượng đau nhức, lợi hơi sưng.
Đặc biệt, ngay sau khi niềng răng mắc cài, răng của bạn rất dễ đau nhức, khó chịu, việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, thời gian trước và sau khi niềng răng 2 – 3 tuần bạn cần tuân theo thực đơn chuẩn cho người niềng răng mắc cài được tư vấn từ bác sĩ.
-
Các món ngũ cốc nấu nhừ dễ ăn và đảm bảo dinh dưỡng.
-
Các loại cháo dinh dưỡng bao gồm cháo tôm, cháo ngao và cháo thịt các loại. Đây là các món bổ dưỡng cung cấp đầy đủ năng lượng mỗi ngày cho người niềng răng.
-
Súp: Bạn có thể thay đổi khẩu vị với món súp hoặc làm món phụ ăn kèm với cháo. Các loại súp ngô, súp rau củ các loại, súp yến,…sẽ giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
-
Cơm mềm: Khi niềng răng bạn vẫn có thể ăn cơm nhưng lưu ý ăn cơm mềm, cơm dẻo nhé!
-
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa bột dinh dưỡng hoặc sữa tươi là đồ ăn không thể thiếu trong suốt quá trình niềng răng.
-
Các món hầm, luộc nhừ: Các món được nấu mềm giúp bạn dễ dàng ăn nhai hơn.
-
Sinh tố, rau củ quả: Bạn nên chọn loại rau quả nhiều chất dinh dưỡng, không quá nhiều đường để tránh các bệnh lý sau khi niềng răng.
Bạn cần bổ sung đầy đủ những thực phẩm cung cấp đủ 4 nhóm chất cơ bản: nhóm chất đường bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng bằng cách chế biến thành dạng mềm, dễ nhai nuốt.
Xem thêm: Niềng răng ăn cháo bao lâu? Một số lưu ý ăn uống khi chỉnh nha
Niềng răng bao lâu thì ăn cơm được bình thường?
3.2 Thực đơn trong thời gian niềng răng mắc cài
Sau khi đã quen dần với mắc cài, răng sẽ không còn đau nhức và khó chịu nữa. Lúc này, bạn sẽ ăn uống thoải mái hơn, thực đơn phải có đầy đủ các nhóm chất như bình thường, bổ sung thêm protein từ thịt, trứng, cá. Ngoài ra, bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi và magie từ sữa và các loại ngũ cốc.
Trên đây là thực đơn chuẩn cho người niềng răng mắc cài. Nếu bạn cảm thấy không thể duy trì thực đơn này trong thời gian dài thì hãy sử dụng niềng răng trong suốt. Với khay niềng tháo lắp dễ dàng, bạn sẽ không phải kiêng khem nhiều, thoải mái ăn uống mà không lo mắc dính thức ăn và vệ sinh răng miệng sau bữa ăn hiệu quả hơn.
Tác giả: