Chi tiết cách sắm lễ “vay vốn” cầu làm ăn đền Bà Chúa Kho – Oản Cô Tâm
Trong văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Việt Nam, hiếm có ngôi đền nào lại thu hút đông đảo khách thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh, làm ăn như đền Bà Chúa Kho. Cứ vào mùa lễ hội, hàng ngàn lượt khách hành hương lại đổ về đền và thực hiện nghi thức “vay vốn” cầu làm ăn. Người ta tin rằng, đầu năm vay vốn, cuối năm trả nợ Bà Chúa Kho sẽ giúp cho công việc kinh doanh thuận lợi, tiền tài tấn tới.
Sự tích Bà Chúa Kho
Bà Chúa Kho là nhân vật lịch sử có đóng góp lớn trong chiến thắng Như Nguyệt và gắn liền với sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076. Tương truyền bà là người phụ nữ thông minh, tài giỏi. Vào thời nhà Lý, bà có công lớn trong việc giúp triều đình trông coi lương thực tại Núi Kho (Bắc Ninh), cung cấp quân lương chống giặc. Sau này, khi trở thành Hoàng Hậu dưới triều nhà Lý, bà vẫn giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Hơn thế, bà còn chiêu dân, lập ấp, khai hoang ruộng đất ở vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Đồng, giúp người dân có đất canh tác, trồng cấy. Nhớ ơn công lao của Bà, nhân dân Cổ Mễ đã lập đền thờ chúa bà ngay tại vị trí kho lương cũ trên Núi Kho. Và cùng lúc đó, nhà vua cũng ban sắc phong cho đền thờ chúa bà là “Chủ Khố Linh từ” tức đền thiêng thờ Bà Chúa Kho.
Xem thêm: Kinh nghiệm dâng lễ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà cầu tài lộc, bình an cho gia quyến.
Nghi thức “vay vốn” cầu làm ăn
Nghi thức “vay vốn” đã tồn tại và duy trì từ lâu tại đền Bà Chúa Kho. Người ta quan niệm rằng, muốn làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió, có tiền có của thì đến xin lộc và vay vốn Bà Chúa Kho. Cầu chúa bà phù hộ cho một năm làm ăn thuận lợi. Và tất nhiên, khi đã có vay thì phải có trả. Bạn chỉ cần nhớ rõ trong sớ dâng lên chúa bà là vay bao nhiêu, để làm gì, cùng với đó là thời gian hứa trả (tạ lễ). Có thể là một năm, hai năm hoặc năm năm. Quan trọng là bạn phải làm đúng theo những gì đã hứa dù có làm ăn được hay không.
Xem thêm: Tổng hợp ngày tiệc Tứ Phủ 12 tháng và những lễ tiết lớn trong năm, con hương nhất tâm nên biết.
Nguồn gốc
Nghi thức “vay vốn” diễn ra tại đền Bà Chúa Kho xuất phát chủ yếu từ sự tích Bà Chúa Kho và quan niệm của khách hành hương xin lộc chúa bà.
Theo lưu truyền thì bà là thủ kho vô cùng tài giỏi và sắc sảo. Có thể nói bà là người nắm giữ “nguồn sống” của mọi người. Người ta muốn đến trước cửa chúa bà để xin tài lộc, của cải. Nhưng rõ ràng của cải là thứ mình làm ra chứ không thể đi xin. Do đó, thay vì xin lộc bà, người ta đến “vay” vốn làm ăn đầu năm. Vay bao nhiêu, trả bấy nhiêu. Nhưng cũng có người thành tâm, vay 1 trả 3 hoặc vay 1 trả 10. Từ đó, theo quan niệm này, cứ đến dịp đầu năm người ta lại đến đền Bà Chúa Kho “vay” vàng bạc, tiền tài từ chúa bà để về làm ăn cho thuận lợi, tươi tốt.
Lễ bà Chúa Kho gồm những gì?
Sắm lễ bà Chúa Kho về cơ bản cũng giống với những vị thần thánh Tứ Phủ khác. Một mâm lễ bao gồm một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, trầu cau, cút rượu, xôi thịt, thẻ hương và cánh sớ. Tuy nhiên, có 3 điểm khác biệt khi bạn thực hiện nghi thức “vay vốn” tại đền.
Đầu tiên, đó là bạn phải viết sớ khai tên tuổi, nguyện vọng muốn vay chúa bà bao nhiêu, mục đích gì và thời gian trả nợ.
Thứ hai, bạn phải sắm thật nhiều vàng mã, thường là vàng thỏi. Bạn muốn vay vốn chúa càng nhiều thì sắm càng nhiều vàng mã. Việc sắm vàng mã không nên mua tại đền mà nên sắm ở nhà. Bởi bạn dễ bị chặt chém, hét giá lên gấp 2, 3 lần khi mua chúng tại đền.
Thứ ba, bạn nên dâng tiến một quanh oản đường đẹp lên ban thờ chúa bà. Lễ càng to thì oản sắm lễ càng phải đẹp và cầu kỳ. Muốn mua những quanh oản đẹp, trang trọng, cầu kỳ thì bạn không thể tìm đến những cửa hàng bán oản truyền thống bọc giấy bóng kiếng đơn giản mà phải tìm đến những cửa hàng chuyên Oản Tài Lộc – Oản Nghệ Thuật giống như Oản Cô Tâm đang làm.
Tham khảo: Mẫu Oản Tài Lộc dâng lễ Bà Chúa Kho và thần linh Tứ Phủ.
Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên cung cấp Oản Tài Lộc được thiết kế, trang trí nghệ thuật theo đúng tín ngưỡng tâm linh người Việt. Các chi tiết trên oản được sắp xếp có kết cấu, trật tự rõ ràng, mang ý nghĩa tâm linh thiêng liêng chuyên để thắp hương các vị thần linh Tứ Phủ đặc biệt là Bà Chúa Kho. Quý khách có thể tham khảo mẫu oản nghệ thuật mang thiết kế có 1-0-2 trên thị trường sau đây.
Trình tự dâng lễ
Trước khi đi lễ đền Bà Chúa Kho, bạn nên thắp hương báo cáo gia tiên tại gia trước. Sau đó, khi đến cửa đền, hãy khấn bát hương công đồng được đặt giữa sân. Khấn vái các quan chứng giáng và tiếp độ cho gia tiên được vào đền lễ thánh.
Tiến bước vào trong đền, bạn đặt mâm lễ dâng tiến vào cung chính giữa hoặc cung trong. Thông thường, nếu đi vào những dịp lễ hội, đền có rất đông khách hành hương vào lễ, nên bạn khó có thể đặt mâm cúng vào đúng cung chính. Thay vào đó, bạn có thể đặt mâm lễ này vào bất cứ ban thờ nào thuộc gian giữa và đọc bài văn khấn Bà Chúa Kho thì chúa bà vẫn chứng cho lòng thành của bạn.
Sau khi đọc văn khấn xong, bạn có thể tản mát trong đền và chờ thời gian cháy hết một nén hương rồi hạ lễ. Thời gian này chỉ có thể ước chừng vì hiện nay trong các đền, chùa người ta không còn cho khách hành hương thắp hương nữa. Khi hạ lễ, hoa quả, bánh kẹo có thể mang về, còn giấy sớ thì đem đi hóa tại lò hóa sớ của đền.
Văn khấn Bà Chúa Kho
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.
Con xin kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh
Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.
Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hóa anh linh.
Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần,
Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.
Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh
Hương tử (chúng) con là ….
Ngụ tại …..
Hôm nay là ….
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia khuyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, xin cho con được làm ra kiếm thấy, có ngân có xuyến, ăn nên làm ra.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Trả nợ Bà Chúa Kho
Có vay thì phải có trả. Đó là lệ phải làm khi thực hiện nghi lễ “vay vốn” đền Bà Chúa Kho. Kể cả bạn có làm ăn được hay không thì theo lời hứa bạn vẫn phải tạ lễ chúa bà đúng kỳ hạn.
Với lễ tạ bà Chúa Kho hay “trả nợ” bà Chúa Kho bạn cũng sắm lễ như lúc đi “vay vốn”. Lễ thành gồm một đĩa hoa, một đĩa quả, trầu cau, cút rượu, thẻ hương cùng với đó là thỏi vàng mã trả nợ, sớ tạ lễ và quanh oản tài lộc thành tâm dâng tiến.
Tham khảo: Oản nghệ thuật dâng tạ lễ Bà Chúa Kho.
Khi làm lễ “trả nợ” bạn cũng sử dụng bài văn khấn gần giống như lễ “vay vốn” chỉ có điều thay vì xin lộc chúa bà thì là khấn lễ tạ trả nợ chúa bà.
Nên đi vay lộc và trả nợ Bà Chúa Kho vào ngày nào trong năm
Khoảng thời gian dâng lễ Bà Chúa Kho tốt nhất trong năm là vào các ngày thuộc tháng giêng âm lịch. Mà tốt nhất là vào ngày lễ hội chính của đền, tức ngày 14 tháng giêng. Tuy nhiên, thường những ngày này khách hành hương về đền chật kín cả sân, vô cùng đông đúc nên bạn có thể chọn những ngày trước và sau đó.
Đối với ngày đi lễ tạ, trả nợ Bà Chúa Kho, bạn có thể đi vào các ngày thuộc tháng 11, tháng 12. Bởi theo thông lệ, cuối năm luôn là tháng lễ tạ, kết thúc một năm làm ăn.
Đền Bà Chúa Kho ở đâu?
Đền Bà Chúa Kho hiện nay nằm tại lưng chừng ngọn núi Kho, Cô Mễ, Vũ Ninh, Bắc Ninh. Đền thờ chúa bà được nhân dân lập từ thời Lý. Ban đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ, kiến trúc đơn giản và mộc mạc.
Đến thời Lê, đền được trùng tu và mở rộng hơn với nhiều công trình trong tổng thể kiến trúc. Bao gồm công Tam quan, hoa viên, tòa tiền tế, cung đệ nhị, cung chính. Trong đó, cung chính là nơi tôn nghiêm, thờ tự tượng chúa Bà.
Đến năm 1989, đền được Nhà nước xếp hạng di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia và được nhân dân tỉnh Bắc Ninh trùng tu tôn tạo, mở rộng nhiều hạng mục công trình hơn như Cổng Tam Môn, Tiền tế, cung Đệ Tam, cung Đệ Nhị và cung Thượng (nơi thờ Bà Chúa Kho); ngoài ra còn có toàn Sơn Trang, Lầu Cậu, Lầu Cô, … Các công trình được tôn tạo và bổ sung trên tiêu chí tôn trọng những nét kiến trúc cũ và truyền thống. Nên sau khi hoàn thành, kiến trúc đền bà Chúa Kho vẫn giữ được những nét kiến trúc cổ đặc trưng cùng vẻ trang trọng, uy nghiêm.
Đối với những câu chuyện ly kỳ xảy ra ở đền Bà Chúa Kho thì nổi tiếng nhất là câu chuyện xảy ra vào năm 1967. Năm ấy, giặc Mỹ bắn phá miền Bắc hòng chiếm đóng Việt Nam. Cổ Mễ, Bắc Ninh cũng là một trong những tỉnh trọng điểm bị bom địch tàn phá dữ dội. Khắp nơi rải rác những mảnh bom lớn. Nhưng điều kỳ lạ là dù dịch cho cho bom cày xới tan nát núi Kho đến như thế nào thì vẫn không hề có một quả bom nào rơi vào đền. Thậm chí cầu Đáp Cầu và Cầu Phao chỉ cách đền vài trăm mét, ngày đêm bị dội bom nhưng tuyệt nhiên, đền Bà Chúa Kho vẫn không bị ảnh hưởng. Do đó, mà người ta càng tin rằng đền Bà Chúa Kho là một ngôi đền cực kỳ linh thiêng.
Vị trí đền Bà Chúa Kho và phương tiện di chuyển đến đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho tọa lạc tại núi Kho, cạnh dòng sông Cầu, khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, Thành Phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 45km chếch về hướng Đông Bắc.
Để di chuyển đến đền Bà Chúa Kho, quý khách có thể đi bằng phương tiện các nhân như ô tô, xe máy hoặc phương tiện công cộng như xe buýt.
Lộ trình di chuyển bằng xe buýt công cộng
Nếu ở nội thành Hà Nội, bạn phải bắt xe đến bến xe Long Biên. Từ bến xe Long Biên, bạn đón chuyến buýt số 54 đi thẳng tới thành phố Bắc Ninh. Từ đây, bạn có thể thuê xe ôm để đi vào đền. Đền cách điểm dừng xe buýt tại thành phố Bắc Ninh khoảng 3 km. Tổng thời gian di chuyển bằng phương tiện công cộng đi đến đền khoảng 2 tiếng rưỡi.
Lộ trình di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Nếu di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô, bạn sẽ chỉ mất khoảng 1 giờ 8 phút cho quãng đường khoảng 35 Km để đến đền Bà Chúa Kho. Có 2 lộ trình đi từ Hà Nội đến đền:
-
Ô tô + Xe máy – có trạm thu phí: Hà Nội – Cầu Vĩnh Tuy – Đường Cổ Linh – Đường Thạch Bàn – QL1A – Cao tốc Hà Nội Bắc Giang – Nút giao quốc lộ 38 rẽ trái vào đường Nguyễn Trãi – đến vòng xoay đồng hồ rẽ phải vào Lý Thái Tổ – rẽ trái vào đường Kinh Dương Vương – rẽ phải DT295B – đền Bà Chúa Kho. Đây là quãng đường dễ đi và tối ưu nhất cho bạn đặc biệt nếu bạn đi bằng ô tô.
-
Xe máy + Ô tô – không có trạm thu phí: Hà Nội – Cầu Long Biên – Ngọc Thụy – Nam Đuống – Hà Huy Tập – Đặng Phúc Thông – Trần Phú qua Tx. Từ Sơn – Minh Khai – Nguyễn Văn Cừ – DT295B – đền Bà Chúa Kho
Ngày giỗ Bà Chúa Kho
Ngày 12 tháng giêng năm 1077, chúa bà bị giết trong khi đang phát lương thực cứu giúp dân làng. Nên người ta lấy ngày này làm ngày giỗ của Bà Chúa Kho linh thiêng.
Bản văn Bà Chúa Kho
Ai lên tới Bắc Ninh nhớ lại
Hỏi thăm đền Chúa ngự nơi nao
Hỏi thăm Cổ Mễ đi vào
“Linh từ Chủ Khố” anh hòa chung linh
Dẫn sự tích Nữ trung anh kiệt
Kho quân lương Như Nguyệt trông coi
Thiên tinh ngân khố nhà trời,
Năm mây ngũ sắc muôn nơi tụ vào
Đất Bắc Ninh anh hào giáng thế
Tự thuở xưa Cổ Mễ còn ghi
So bề đức hạnh dung nghi
Hằng Nga kém sắc Tây thi kém tài
Vùng Quả Cảm đất đai hoang hóa
Bà chiêu dân khai phá dựng làng
Bốn phương nam bắc vẹn toàn
Dân an quốc thái lại càng tốt tươi
Dẫu bể cạn ơn người vẫn tỏ
Sắc tặng phong thượng cổ phúc thần
Ơn bà giáo hóa độ dân
Vũ Ninh, Kinh Bắc khắp vùng đội ơn
Dân thiết lập đền thờ Chủ Khố
Bà Chúa Kho tích sử lưu truyền
Quản cai lẫm thóc lẫm tiền
Nghe lệnh chúa truyền phát chấn mở kho
Đức anh linh thiên thu vạn cổ
Ai lòng thành gia hộ độ cho
Cầu sao được vậy ấm no
Buôn may bán tốt độ cho an lành
Tấm lòng thành tùy tâm sở nguyện
Giảng phúc lành ứng hiện hà sa
Một nguyện phúc lộc đề đa
Trừ tai hạn ách tống ra hải ngoài
Thứ hai nguyện đinh tài hậu phát
Kêu đồng gia kinh ngạc tranh vanh
Ba Nguyện phú quý khang ninh
Lưu ân giáng phúc môn đình thiên xuân.
Chủ Khố Phu Nhân Diễn Văn
Hương một triện kính thành đôi chữ
Trước điện tiền điện tử quỳ tâu
Tâm hương thành kính quy đầu
Tiến dâng một bản văn chầu thánh linh
Đất Thăng Long giáng sinh thần nữ
Thượng đẳng thần Chủ Khố đại vương
Quế lan thoang thoảng đưa hương
Vầng dương sáng tỏ bốn phương thái hòa
Ất Mùi niên, tiên nga giáng thế
Ngày mười hai cát nhật, tháng hai
Dung nghi diện mạo toàn tài
Khắp miền Võ Trại nào ai sánh bì
Đức Chúa Bà sinh chi Lý thị
Dòng trâm anh dấu khí thiên hương
Nữ tài đẹp tốt ai đương
Da ngà vẻ ngọc phi phương nào tày
Tóc tựa mây lông mày lá liễu
Cổ hạc cao yểu điệu lưng ong
Sớm khuya cưỡi ngựa bắn cung
Đêm ngày tập luyện tinh thông kỳ tài
Nghĩa trăm năm duyên hài gia thất
Trần tướng quân thủ chấn Hoan Châu
Phu thê ân nghĩa làm đầu
Hảo hòa cầm sắt ngọc châu xướng tùy
Trái mấy kỳ bao cơn binh biến
Giặc Nguyên Mông xâm chiến cõi Nam
Chúa Bà y áo cải trang
Phu thê đồng sức dẹp an nước nhà
Đức Chúa Bà Quản trưởng Quốc khố
Trần tướng quân binh bộ cầm tay
Quyết lòng báo đáp ơn dày
Trung quân ái quốc nào hay mệnh trời
Ai hay lẽ sao dời vận đổi
Chốn binh trường bao nỗi đau thương
Từ nay hai ngả âm dương
Phu Quân tử trận lên đường mây xanh
Nhớ bóng nguyệt trăng thanh giãi tỏ
Đấng trung thần thiên cổ còn ghi
Khăn hồng tử tiết một khi
Đôi mươi tháng bảy hạc trì hồi loan
Gia sắc chi bảng vàng phong tặng
Bốn chữ đề “Trần Lý phương danh”
Chúa Bà hiển ứng anh linh
Khố Nương Công CHúa Phu nhân trị vì
Phường Võ Trại, Phụng Thiên: Giảng Võ
Lập linh từ Quốc Khố phu nhân
Từ phương phụng sự tinh thần
Hương hoa phụng hiến tiếng dâng muôn đời
Nay đệ tử văn mời giáng hạ
Thỉnh Chúa Bà loan giá giáng lâm.
Chữ rằng thánh giáng lưu ân
Khuông phù đệ tử thiên xuân thọ trường.