[Chi tiết] 17 phương pháp nghiên cứu khoa học thường dùng nhất 2022

[ Chi tiết ] Các phương pháp nghiên cứu khoa học thường dùng nhất 2022 [ 17 phương pháp]

4.3/5 – (20 bình chọn)

Các phương pháp nghiên cứu khoa học là các phương pháp, công cụ, phương thức thực hiện các nghiên cứu, khảo sát phục vụ cho quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học. Cùng tìm hiểu 17 phương pháp nghiên cứu khoa học trong bài viết dưới đây với Luanvan24!

Nghiên cứu khoa học là một chuỗi các hoạt động phân tích, khảo sát, nghiên cứu các số liệu, kết quả thu thập được sau khi thực hiện phương pháp nghiên cứu, các tài liệu liên quan từ đó đúc rút ra một nhận định về tính chất, đặc tính, quy luật hoạt động của sự vật, hiện tượng cụ thể. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về ý nghĩa của nghiên cứu khoa học qua bài viết: Ý nghĩa nghiên cứu khoa học. 

Các phương pháp nghiên cứu khoa học không thể thiếu khi thực hiện những công trình nghiên cứu khoa học. Có nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Một nghiên cứu khoa học có thể tích hợp nhiều phương pháp nghiên cứu để chứng minh luận điểm và khai thác luận cứ cần thiết. 

Vậy có những phương pháp nghiên cứu khoa học nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây!

1. 5 phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến

Có 5 phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến, thường xuyên được sử dụng đó là: Phương pháp luận, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp toán học. 

5 phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến5 phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến

Đặc điểm của các phương pháp nghiên cứu này sẽ được giới thiệu cụ thể dưới đây. 

1.1. Phương pháp luận

  • Phương pháp luận là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Phương pháp luận là việc sử dụng hệ thống các luận điểm, lý luận làm cơ sở, có chức năng làm nền tảng cho những luận điểm trong nghiên cứu khoa học. 
  • Các phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận là hai khái niệm rất dễ nhầm lẫn trong quá trình thực hiện NCKH. Hiểu một cách đơn giản, phương pháp luận là phương pháp lý luận, chứng minh nghiên cứu thông qua hệ thống các lý thuyết đã có sẵn. 
  • Phương pháp luận được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học. 

1.2. Phương pháp thu thập số liệu

  • Phương pháp thu thập số liệu là phương pháp tìm kiếm và tổng hợp thông tin, kiến thức, lý thuyết từ các nguồn đã có sẵn từ đó xây dựng lý luận và chứng minh và tổng hợp tạo thành các luận điểm. 
  • Có nhiều cách có thể được sử dụng để thu thập số liệu như: Tìm kiếm thông tin trong sách liên quan, tìm kiếm trên internet, tham khảo kết quả của các nghiên cứu khoa học khác, phỏng vấn trực tiếp,….
  • Tuy nhiên, trong phương pháp nghiên cứu khoa học này cần lưu ý trích nguồn cũng như tài liệu tham khảo trong phần phụ lục theo quy định cụ thể. 

1.3. Phương pháp nghiên cứu định tính

  • Một trong những loại nghiên cứu khoa học phổ biến nhất là phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng nhiều trong các đề tài nghiên cứu khoa học về xã hội. 
  • Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để định dạng, tổng kết các kết quả nghiên cứu không được đo lường bằng các chỉ số, đơn vị cụ thể. Phương pháp này giúp người nghiên cứu hiểu rõ sâu sắc hơn về hành vi con người và các vấn đề xã hội khác. 

1.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng 

  • Phương pháp nghiên cứu định lượng thuộc nhóm những phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng nhiều trong hầu hết các nghiên cứu khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. 
  • Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp tổng kết các kết quả nghiên cứu cụ thể bằng những con số, số liệu, kết quả chính xác được rút ra từ quá trình điều tra, khảo sát,….
  • Phương pháp nghiên cứu định lượng gắn liền với hoạt động khảo sát trong các nghiên cứu khoa học, có ý nghĩa lớn trong các nghiên cứu khoa học. 

1.5. Phương pháp toán học

  • Phương pháp toán học là gì? Phương pháp nghiên cứu này là phương pháp sử dụng những logic toán học để xây dựng và chứng minh nghiên cứu khoa học. 
  • Phương pháp này có ưu điểm là logic, dễ hiểu vậy nên khá được ưa chuộng trong số những loại phương pháp nghiên cứu khoa học. 
  • Khi sử dụng phương pháp này, các kết quả khảo sát, thống kê, điều tra được tổng hợp lại bằng các phép tính, thuật toán, cho ra các số liệu cụ thể, chính xác. Có thể thấy rằng đây là phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến nhất. 

2. 5 phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu khoa học thường dùng trên còn có 5 NCKH thuộc nhóm nghiên cứu khoa học thực tiễn. Các phương pháp này cho phép người nghiên cứu đúc rút các kết luận từ thực tiễn. 

Chi tiết về khái niệm của 5 phương pháp nghiên cứu khoa học trên được giới thiệu cụ thể trong từng phần dưới đây.

5 phương pháp nghiên cứu thực tiễn5 phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.1. Phương pháp quan sát 

  • Phương pháp quan sát là phương pháp nghiên cứu khoa học sử dụng tri giác thu thập thông tin từ đối tượng. Người nghiên cứu sử dụng các giác quan từ đó xác định các thông tin cụ thể về đối tượng nghiên cứu. 
  • Ví dụ, khi quan sát quả cam, thông qua thị giác, ta biết quả cam có màu cam, thông qua khứu giác, ta biết quả cam có mùi thơm. 
  • Phương pháp quan sát là phương pháp được sử dụng để xác định luận điểm, đặc tính, bản chất của đối tượng nghiên cứu khoa học. 
  • Đây cũng được coi là 1 phương pháp thường được các hướng dẫn viên dùng để nghiên cứu khoa học về du lịch

2.2. Phương pháp điều tra

  • Phương pháp điều tra là phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để tìm hiểu cụ thể về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu khoa học. Thông qua điều tra, tìm hiệu cụ thể đối tượng để rút ra bản chất, quy luật của chúng.
  • Bảng hỏi Anket chính là một trong những đại diện tiêu biểu của phương pháp nghiên cứu khoa học này. Các câu hỏi chi tiết tập trung khai thác bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu sẽ được tổng hợp trong bảng hỏi Anket. 

2.3. Phương pháp thực nghiệm 

  • Phương pháp thực nghiệm là phương pháp nghiên cứu khoa học mà người nghiên cứu tiến hành thu thập khác thông tin về đối tượng nghiên cứu thông qua việc thay đổi các môi trường, điều kiện xung quanh.
  • Các thí nghiệm hóa học, các thí nghiệm vật lý chính là những ví dụ điển hình cho phương pháp thực nghiệm. Phương pháp này khi thực hiện thường yêu cầu sự tính toán cầu kỳ về các sai số cũng như sự chau chuốt trong khâu xây dựng các điều kiện xung quanh đối tượng nghiên cứu. 

2.4. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

  • Một trong 5 phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn chính là phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm. Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm được ứng dụng trong hầu hết các nghiên cứu khoa học hiện nay. 
  • Phương pháp này là phương pháp thu thập, học tập và gom lại những kết quả từ những nghiên cứu khoa học trước từ đó làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học đang thực hiện. 
  • Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm là phương pháp được sử dụng khi người nghiên cứu muốn cải thiện, hoàn chỉnh hoặc phát triển một kết quả nghiên cứu đã cũ và có một số điểm không còn phù hợp. 

2.5. Phương pháp chuyên gia

  • Phương pháp chuyên gia là phương pháp nghiên cứu khoa học tiết kiệm thời gian nhất trong số các phương pháp nghiên cứu khoa học. Sử dụng phương pháp này, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu những người có tri thức cao về đối tượng nghiên cứu. 
  • Những nhân vật được phỏng vấn thường có sự hiểu biết sâu, rộng về đối tượng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu. Từ đó có thể đưa ra những tri thức uyên bác về vấn đề được nhắc đến trong nghiên cứu khoa học. 

3. 7 phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Các phương pháp nghiên cứu khoa học không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thực tiễn. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết cũng có vai trò quan trọng không kém trong những công trình nghiên cứu khoa học dù lớn hay nhỏ. 

Dưới đây là 7 phương pháp nghiên cứu lý thuyết trong nghiên cứu khoa học. 

Phương pháp nghiên cứu lý thuyếtPhương pháp nghiên cứu lý thuyết

3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp

  • Đầu tiên trong chuỗi các phương pháp nghiên cứu khoa học lý thuyết là phương pháp phân tích và tổng hợp. Người nghiên cứu tiến hành phân tích các kết quả, luận cứ đã thu được trong quá trình nghiên cứu và sau đó tổng hợp lại và đưa ra luận điểm chính. 
  • Trong phương pháp này, người nghiên cứu cần phân chia hợp lý các thông tin, kết quả thu thập được thành các nhóm, các bộ cụ thể. Từ đó, mới có thể thu được kết luận chính xác và phù hợp với mục đích của nghiên cứu khoa học. 

3.2. Phương pháp quy nạp và diễn giải

  • Phương pháp quy nạp và diễn giải là phương pháp được sử dụng để tổng hợp lại các kết quả, thông tin rời rạc thu được trong quá trình NCKH. Các thông tin này rời rạc, độc lập, ngẫu nhiên với nhau. 
  • Từ việc phân tích chúng rút ra đặc điểm, bản chất của đối tượng nghiên cứu, hướng đến mục đích nghiên cứu mà người nghiên cứu hướng đến. 
  • Để có thể thực hiện phương pháp nghiên cứu khoa học này, người nghiên cứu cần có kinh nghiệm và sự quan sát tinh tế những sự vật riêng lẻ, khác nhau và liên kết chúng phục vụ cho nghiên cứu khoa học. 

3.3. Phương pháp phân loại và hệ thống

  • Phương pháp phân loại và hệ thống hóa là gì? Liệu rằng phương pháp này có giống với phương pháp phân tích và tổng hợp? 
  • Trong phương pháp này, người nghiên cứu tiến hành phân loại các thông tin thu thập được dựa theo một mô lý thuyết cụ thể. Dựa theo các tiêu chí nhất định, các thông tin được chia ra nhằm thể hiện một luận điểm cụ thể. 
  • Sau đó, người nghiên cứu cần hệ thống lại chúng và đưa ra kết luận cuối cùng của nghiên cứu khoa học. 

3.4. Phương pháp cách thức hóa

Phương pháp cách thức hóaPhương pháp cách thức hóa

  • Phương pháp cách thức hóa là phương pháp NCKH được sử dụng khi đối tượng nghiên cứu quá lớn và người nghiên cứu không có khả năng tiếp cận trực tiếp với chúng để tiến hành các nghiên cứu khoa học khác. 
  • Trong phương pháp cách thức hóa, người nghiên cứu sẽ xây dựng một mô hình có những đặc tính tương tự với sự vật để tiến hành nghiên cứu và phân tích. 
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học này được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thiên văn học, quá trình khám phá và nghiên cứu về những hành tinh. 

3.5. Phương pháp giả thuyết

  • Phương pháp giả thuyết là gì? Phương pháp giả thuyết là một trong 7 phương pháp nghiên cứu khoa học lý thuyết. Với phương pháp này, người nghiên cứu tiến hành đưa ra các giả thuyết nghiên cứu (có thể đúng hoặc sai) và tiến hành chứng minh giả thuyết đó.
  • Giả thuyết thường được đưa ra sau quá trình thực hiện các phương pháp nghiên cứu khoa học thực tiễn đơn giản như quan sát hay điều tra. 
  • Dễ hiểu hơn, người nghiên cứu sẽ dự đoán trước kết quả nghiên cứu và tiến hành chứng minh giả thuyết đó. 

3.6. Phương pháp lịch sử

  • Trong những đề tài NCKH xã hội, phương pháp lịch sử là một phương pháp được sử dụng khá nhiều. Sự vật không đứng yên mà chúng luôn chuyển động và phát triển. 
  • Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu và tìm hiểu bản chất của đối tượng nghiên cứu thông qua quá trình hình thành và phát triển của nó. Thông qua quá trình biến hóa của sự vật sẽ giúp bản chất của đối tượng nghiên cứu dễ nhận biết hơn. 

3.7. Phương pháp logic

  • Cuối cùng, trong 7 phương pháp nghiên cứu khoa học lý thuyết là phương pháp logic. Phương pháp này không chỉ nghiên cứu đối tượng nghiên cứu trong tiến trình lịch sử của chính nó mà còn phân tích sâu vào đặc điểm cụ thể của đối tượng. 
  • Phương pháp logic thường kết hợp với phương pháp lịch sử để tăng thêm tính chặt chẽ, sâu sắc và bao quát cho nghiên cứu khoa học. Từ đây, người nghiên cứu có thể rút ra những lý luận sâu sắc và bao quát. 

4. Đặc điểm 

Vậy các phương pháp nghiên cứu khoa học có đặc điểm gì? Có hai đặc điểm chính của phương pháp nghiên cứu khoa học. Một số phương pháp nghiên cứu khoa học chỉ có một trong hai đặc điểm dưới đây. 

Đặc điểm của các phương pháp nghiên cứu khoa họcĐặc điểm của các phương pháp nghiên cứu khoa học

4.1. Cấu trúc đặc biệt 

  • Các phương pháp nghiên cứu khoa học đều có những cấu trúc đặc biệt. Mỗi cấu trúc đều được quy định cụ thể về cách thức thực hiện cũng như cấu trúc của nó. Xong, chúng đều hướng đến mục đích nghiên cứu và tác động và đối tượng nghiên cứu. 
  • Cấu trúc đặc biệt của các phương pháp nghiên cứu khoa học chính là sự sắp xếp có trình tự và đã được quy định trước những thao tác cần thực hiện để có thể đạt được kết quả cuối cùng. 
  • TÙy theo từng đối tượng nghiên cứu, chủ thể nghiên cứu cần đưa ra những nhận định và lựa chọn phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp. Mỗi đối tượng lại có những đặc điểm khách quan khác nhau. 
  • Điều này sẽ tác động đến tư duy chủ quan của đối tượng mà không ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả nghiên cứu thu được từ phương pháp nghiên cứu đó.

4.2. Công cụ hiện đại, chính xác

  • Đặc điểm thứ hai của các phương pháp nghiên cứu khoa học chính là công cụ hiện đại, chính xác. Các phương pháp nghiên cứu khoa học quy định cấu trúc tuy nhiên không có tính bó hẹp cho công cụ hỗ trợ. 
  • Các công cụ khoa học kỹ thuật hiện đại giúp quá trình thực hiện các phương pháp nghiên cứu khoa học diễn ra đơn giản hơn, nhận được kết quả thuyết phục hơn, phù hợp hơn. 
  • Tùy theo nguồn lực của chủ thể nghiên cứu, mà công cụ hỗ trợ sử dụng trong phương pháp nghiên cứu khoa học có thể khác nhau. 
  • Tuy nhiên, tính chất hoạt động của các công cụ hỗ trợ không được ảnh hưởng đến sự khách quan của kết quả nghiên cứu cũng như cấu trúc của các phương pháp nghiên cứu khoa học. 

5. Câu hỏi về Các phương pháp nghiên cứu khoa học

Qua 4 phần trên, Luanvan24 đã chia sẻ với bạn các kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề này. 

Dưới đây là câu trả lời cho một số vấn đề cơ bản, thường gặp về các phương pháp nghiên cứu khoa học. 

Câu hỏi về các phương pháp nghiên cứu khoa họcCâu hỏi về các phương pháp nghiên cứu khoa học

5.1. Tầm quan trọng 

  • Phương pháp nghiên cứu khoa học có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Các phương pháp nghiên cứu khoa học được kết hợp với nhau và tạo nên nghiên cứu khoa học. 
  • Độ chính xác của nghiên cứu khoa học cũng như tính khách quan của chúng tác động trực tiếp, nghiêm trọng đến kết luận chung của nghiên cứu khoa học bao gồm phương pháp nghiên cứu khoa học đó. 
  • Các phương pháp nghiên cứu khoa học được thực hiện để thu thập thông tin và xây dựng nên cơ sở lý luận, lý thuyết, dữ liệu, luận điểm, luận cứ cho nghiên cứu khoa học. 

5.2. Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn 

  • Trọng luận văn thường sử dụng các loại phương pháp nghiên cứu nào? Không có bất kỳ quy định nào về các phương pháp nghiên cứu khoa học sử dụng hay không sử dụng trong luận văn. 
  • Tùy theo từng chủ đề, đề tài, đối tượng nghiên cứu mà luận văn hướng tới, chủ thể có thể lựa chọn phương pháp nghiên cứu sao cho phù hợp. Nên căn cứ vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu để lựa chọn sao cho phù hợp. 

5.3. Các phương pháp nghiên cứu tài liệu phổ biến 

Các phương pháp nghiên cứu tài liệu phổ biến là gì? Nghiên cứu tài liệu là hoạt động phổ biến nhất mà bất kỳ người nghiên cứu nào cũng thực hiện khi tiến hành các nghiên cứu khoa học. 

Không có phương pháp nghiên cứu khoa học nào là phương pháp nghiên cứu tài liệu. Tuy nhiên, hành động nghiên cứu tài liệu có bao gồm trong các phương pháp nghiên cứu khoa học trên. 

Một số phương pháp như:

  • Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm
  • Phương pháp thu thập số liệu
  • ….

Các phương pháp nghiên cứu khoa học này đều bao gồm các hoạt động nghiên cứu tài liệu. 

5.4. Các phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học 

  • Các phương pháp nghiên cứu khoa học trong y học là gì? Trong y học, các phương pháp nghiên cứu khoa học thường yêu cầu độ chính xác cao. 
  • Một số phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến nhất có thể kể đến như: Phương pháp thực nghiệm, Phương pháp cách thức hóa,….
  • Tùy theo từng đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng sẽ khác nhau và đáp ứng các yêu cầu cụ thể về ngành y. 

5.5. Ví dụ về phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu là gì? Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp nghiên cứu tài liệu. 

Ví dụ:

Chủ thể thực hiện nghiên cứu khoa học đề tài: vai trò của chính sách công tại Việt Nam. Từ đó, chủ thể tiến hành nghiên cứu và tìm kiếm các tài liệu chuyên ngành trước đó về chủ đề liên quan, các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách công,… từ đó thu thập thêm thông tin cho nghiên cứu khoa học. 

Mong rằng bài viết về các phương pháp nghiên cứu khoa học này sẽ giúp bạn hiểu hơn về các phương pháp trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng chúng trong các báo cáo, khóa luận của mình cũng như khi thực hiện các bài tập môn phương pháp nghiên cứu khoa học. Nếu bạn gặp khó khăn hoặc cần thuê viết luận văn, hãy liên hệ với Luanvan24 để được tư vấn cụ thể và nhanh nhất,.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên của Luanvan24! 

5/5

(1 Review)

Đặng Thu TràĐặng Thu Trà

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: https://luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.