Chỉ số ROI là gì? 2 công thức tính ROI chuẩn nhất – Vinaseco

Chỉ số ROI là gì? 2 công thức tính ROI chuẩn nhất

Công thức tính ROI là mộ trong những nội dung mà Marketer cần nắm chắc. Sau đây Vinaseco sẽ bật mí đến các bạn 1 công thức tính ROI chuẩn nhất. Cùng theo dõi ngay sau đây nhé!

cong-thuc-tính-roi

1. ROI là gì?

ROI (hay Return On Investment) là chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm doanh thu trên tổng chi phí đầu tư. Nói cách khác, ROI là kết quả đo hiệu suất lợi nhuận do đầu tư mang lại.

ROI thường được doanh nghiệp sử dụng để đo lường hiệu quả của các hoạt động đầu tư. Chỉ số ROI càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp càng đầu tư một cách hiệu quả.

Nếu chỉ số ROI dương, doanh nghiệp đang đạt được lợi nhuận từ một khoản vốn đầu tư nhất định bởi tổng doanh thu bán hàng lúc này sẽ lớn hơn tổng chi phí đầu tư.

2. Hai công thức tính ROI chuẩn nhất

Công thức tính ROI 1: ROI = ( Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư ) x 100

Trong đó:

Lợi nhuận ròng (hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế) = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư.

Đối với doanh thu dự kiến: Thông thường, chúng ta có nhiều cách khác nhau để tính toán doanh thu dự kiến một cách chuẩn xác.

Công thức tính phổ biến nhất của doanh thu dự kiến của doanh nghiệp có thể được tính như sau:

Doanh thu dự kiến = (Tổng số hàng bán x giá vốn hàng bán ) x phần trăm lợi nhuận kỳ vọng.

Đối với chi phí đầu tư, doanh nghiệp sẽ cần tính toán 2 loại chi phí đầu tư đó là chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay.

Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính. Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất. Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định không đổi.

Công thức tính ROI 2: ROI = [ (Lợi nhuận sau cùng – Lợi nhuận ban đầu) / Chi phí đầu tư ] x 100

Trong đó:

Lợi nhuận sau cùng – Lợi nhuận ban đầu chính là thu nhập ròng (sau thuế) của doanh nghiệp.

Nhìn chung, chỉ số ROI sẽ bao gồm 2 yếu tố chính là lợi nhuận và chi phí đầu tư. Trong số 2 công thức tính trên, công thức 1 là công thức được sử dụng phổ biến hơn và được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Trên đây là những chia sẻ của Vinaseco. Chúng tôi mong rằng những thông tin trên sẽ đem lại những kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo! Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!