Chi phí thiết kế siêu thị mini tối thiểu là bao nhiêu?

Mô hình kinh doanh siêu thị mini đang thu hút rất nhiều người. Do đó, việc xác định chi phí thiết kế siêu thị mini đang là vấn đề mà nhiều người quan tâm đến. Để giúp bạn có phương hướng, và chuẩn bị vốn thật tốt cho loại hình kinh doanh này, mời bạn hãy đọc ngay bài viết sau đây. Những thông tin cung cấp cho bạn về các nguồn cần chi tiêu sẽ giúp ích cho bạn đấy.

1. Nguồn chi phí cho mặt bằng

Chi phí thiết kế siêu thị mini ở khâu mặt bằng là vấn đề bạn cần quan tâm nhiều nhất. Vì khác với những loại buôn bán nhỏ lẻ khác, chọn mặt bằng thích hợp để mở siêu thị mini phải là nơi có giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc mới có thể duy trì hoạt động của siêu thị được. Trong khi, các hoạt động buôn bán nhỏ lẻ có thể tận dụng được mặt bằng nhỏ hẹp của nhà mình thì mở siêu thị mini cần phải thuê mặt bằng rộng hơn và gần nơi đông người.

Chi phí thiết kế siêu thị mini

Việc chọn mặt bằng thích hợp giúp bạn có thể bày bán nhiều loại hàng hóa hơn, đây là điểm thu hút khách hàng bởi họ cần gì đều có thể mua được ở đây. Bên cạnh đó, khi siêu thị mini của bạn nằm ở nơi thuận lợi sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn và khiến họ phải quay lại mua hàng nhiều lần.

Chi phí siêu thị mini 60m2 cho khâu thuê mặt bằng dao động trong con số từ 10 – 15 triệu đồng tại những nơi bình dân. Những nơi có vị trí thuận lợi như gần trục giao thông chính hay tập trung đông dân cư thì có giá đắt hơn 1 chút, khoảng 15 – 30 triệu đồng. Khi muốn thuê mặt bằng, bạn cần hợp đồng thuê với chủ nhà thời gian dài một chút. Ít nhất nên đặt thời gian thuê 5 năm, việc này giúp bạn làm ăn thuận lợi hơn, tránh trường hợp chủ nhà lấy lại mặt bằng khi đang hoạt động suôn sẻ.

Xem thêm: Gợi ý những mẫu siêu thị mini đẹp có thể bạn cần

2. Chi phí cho hàng hóa

Chi phí thiết kế siêu thị mini cho khâu hàng hóa cũng rất quan trọng, bởi phải có đa dạng hàng hóa thì bạn mới thu hút được nhiều người mua hàng.  Hàng hóa bạn đầu tư phải càng nhiều càng tốt, bởi nếu quá “nghèo” hàng hóa trưng bày thì bạn sẽ mất đi một lượng khách lớn.

Chi phí cho khâu này ít nhất khoảng 300 triệu để siêu thị mini của bạn trở nên đa dạng, thu hút hơn với nhiều loại hàng hóa trưng bày. Bạn nên đầu tư đầy đủ từ các loại thực phẩm, văn phòng phẩm đến một vài mặt hàng  phục vụ cho sinh hoạt,… Như thế mới có thể đáp ứng nhu cầu người mua và níu kéo được nhiều khách hàng.

Chi phí thiết kế siêu thị mini

Nếu bạn muốn tiết kiệm và không cần bỏ vốn ra quá nhiều, bạn có thể chọn hình thức nhận ký gửi. Cũng giống như các siêu thị lớn, khi bạn chọn được nơi ký gửi thì bạn sẽ không phải bỏ vốn ra nhập hàng mà hàng hóa trưng bày của bạn sẽ rất đa dạng. Bên cạnh đó, khi mở siêu thị mini nên lấy hàng tại một nguồn để có được mức giá rẻ nhất, để hàng hóa bán ra có mức giá phải chăng, thu hút nhiều khách hàng hơn.

Nhưng bạn cũng nên quan hệ với nhiều đại lý cung cấp hàng hóa để dự trù. Nếu lỡ nguồn cung cấp hàng hóa chính của bạn gặp trục trặc, bạn vẫn có nơi cung cấp hàng hóa cho mình. Bạn nên sắp xếp các loại hàng hóa như kẹo cao su, bim bim, chocolate,… gần quầy tính tiền. Khách hàng sẽ tiện tay thêm những món hàng hóa này vào giỏ đấy.

3. Chi phí cho trang thiết bị cho siêu thị mini

Bạn cần xác định các chi phí thiết kế siêu thị mini cho phần trang thiết bị bao gồm: Giá kệ siêu thị, máy tính tiền, bàn thu ngân, máy in hóa đơn, máy đọc mã vạch, phần mềm quản lý, trang trí siêu thị mini,…

– Giá kệ cho siêu thị: Là phần không thể thiếu trong một siêu thị dùng để trưng bày các loại hàng hóa mà bạn kinh doanh. Thông thường chi phí thấp nhất cho phần giá kệ khi thiết kế siêu thị mini 60m2 rơi vào mức giá khoảng 30 triệu đồng. Một số loại kệ thông dụng bạn có thể tham khảo là: kệ lưới, kệ tôn liền, kệ tôn đục lỗ,… Khi mua kệ, bạn nên tham khảo tư vấn của người bán hoặc tư vấn của người hỗ trợ bạn thiết kế siêu thị mini để đưa ra lựa chọn loại kệ phù hợp.

– Máy tính tiền: Bạn nên mua những loại máy tính thông thường nhưng có gắn thêm phần mềm bán hàng để hỗ trợ bạn. Bạn có thể bỏ ra từ 7-10 triệu đồng để đầu tư cho loại máy này. Mỗi siêu thị mini có thể dùng 1 máy tính tiền là đủ.

Chi phí thiết kế siêu thị mini

– Máy in hóa đơn và máy đọc mã vạch: Chi phí cho loại máy móc này là từ 3-4 triệu đồng.

– Phần mềm quản lý bán hàng: Bạn có thể bỏ ra từ 3-5 triệu đồng để mua phần mềm này sử dụng.

– Bàn thu ngân: Bạn có thể sử dụng các loại bàn thông thường hoặc tìm mua các loại thanh lý để có mức giá rẻ hơn. Tùy vào kích thước mà giá bàn thu ngân sẽ khác nhau, bạn nên chuẩn bị khoảng 5 triệu đồng cho vật dụng này.

4. Chi phí các trang thiết bị bảo quản thực phẩm và nhân viên

Các mặt hàng bạn kinh doanh như rau củ, trái cây, thịt cá làm sẵn,… đều phải có tủ mát để bảo quản. Ngoài ra, với các loại thực phẩm như kem, cá viên,… bạn cần trang bị một tủ đông để bảo quản được các loại thực phẩm này. Chi phí thiết kế siêu thị mini cho phần tủ mát khoảng từ 7 – 10 triệu đồng, còn tủ đông sẽ có giá đắt hơn.

Ngoài ra, một số siêu thị còn có thêm bình nước nóng để khách hàng sử dụng nếu muốn nấu mì hay thức ăn tại chỗ. Bạn cũng phải trang bị thêm camera cho cửa hàng, chi phí tùy vào kiểu loại và số lượng camera mà bạn lắp đặt.

Chi phí thiết kế siêu thị mini

Về phần chi phí cho  nhân viên, bạn có thể tham khảo mức lương như sau:

– Đối với nhân viên full time, bạn phải trả mức lương khoảng 6 triệu đồng/ người.

– Nhân viên part- time thì mức lương khoảng từ 2,5 triệu đồng/người.

Ngoài ra, bạn nên xem xét cho chi phí thuê bảo vệ để giữ xe cho khách hàng. Đây là những chi phí cần thiết cho trang thiết bị và nhân viên của một siêu thị mini để bạn tham khảo.

Tham khảo: Bạn có biết thiết kế shop thời trang hết bao nhiêu tiền? 

5. Chi phí cho phối cảnh siêu thị mini

Việc phối cảnh cho siêu thị mini là vấn đề mà bạn không thể bỏ qua, bởi đây là yếu tố giúp thu hút khách hàng. Bạn nên lựa chọn và thiết kế bảng hiệu sao cho ấn tượng, tạo cái nhìn thiện cảm hơn cho khách hàng từ bên ngoài. Sau đó, bạn cần suy xét, phối cảnh cho những sắp đặt bên trong để tạo cảm giác hứng thú mua hàng cho khách khi bước vào siêu thị.

Bạn nên chú ý, sắp xếp các kệ đựng hàng sao cho hợp lý, trưng bày gọn gàng và lối đi thông thoáng. Cả siêu thị nên được thiết kế ánh sáng sao cho phù hợp nhất, ánh sáng không nên quá mạnh hoặc quá yếu sẽ khiến khách mua hàng không thoải mái.

Chi phí thiết kế siêu thị mini

Nếu bạn chưa xác định được nên sắp xếp thiết kế các kệ hàng và trang trí như thế nào, bạn nên tìm đến những nơi thiết kế chuyên nghiệp. Bởi những nơi này đã có kinh nghiệm, chuyên môn về lĩnh vực này nên sẽ giúp bạn trang trí, sắp xếp mọi thứ gọn gàng, thu hút nhất. Đừng lo lắng về giá cả, bởi những gói thiết kế này rất phù hợp với chi tiêu mà bạn có thể bỏ ra. Đó là những chi phí thiết kế siêu thị mini mà bạn có thể tham khảo.

6. Lời kết

Hi vọng với những gợi ý về chi phí thiết kế siêu thị mini đã giải tỏa thắc mắc của bạn về vấn đề này. Bạn có thể dựa vào những gợi ý trên để chuẩn bị nguồn vốn và phương hướng mở siêu thị mini sao cho hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công với những dự định của mình.