Chi phí thành lập công ty năm 2023 bao nhiêu tiền (Mới nhất)

Chi phí thành lập công ty hay lệ phí thành lập doanh nghiệp luôn là băn khoăn của hầu hết các tổ chức hay cá nhân đang có dự định thành lập công ty. Dưới đây là tất cả các chi phí mà khách hàng phải biết khi thành lập doanh nghiệp, mời bạn tìm hiểu cùng với Công ty Luật ACC.

chi phí thành lập công ty
Chi phí thành lập công ty

1. Chi phí thành lập công ty gồm những gì?

Chi phí thành lập công ty là các khoản phí, lệ phí mà người thành lập công ty phải đóng cho nhà nước theo quy định và chi phí liên quan để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và hoàn thiện thủ tục thành lập công ty.

Khi thành lập một doanh nghiệp, bạn cần phải đóng cho Nhà nước chi phí thành lập công ty, gồm:

Nội dung

Chi phí cần đóng

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp nộp tại sở kế hoạch và đầu tư

– Lệ phí đăng ký kinh doanh: 50.000 đồng/lần. – Phí công bố thông tin: 100.000 đồng/lần, – Miễn lệ phí | đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp đang | kỷ qua mạng điện tử, đăng ký thành lập trên cơ sở

chuyển đổi từ hộ kinh doanh. – Miễn lệ phí đối với trường hợp người thành lập doanh | nghiệp nộp lệ phí trực tiếp bằng dịch vụ thanh toán điện tử (Theo Thông tư số 47/2017/TT-BTC)

Phỉ Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Theo Thông tư 47/2013/TT-BTC quy định, mức phí công | bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần,

Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp

Chi phí phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khác dấu, loại con dấu theo yêu cầu của doanh nghiệp. Mức giả cho dầu trên công ty dao động từ 200.000 đồng đến 300,000 đồng. Dấu chức danh của Giám đốc, chủ tịch….từ 70.000 đồng đến 150,000 đồng.

Chi phí làm biển công ty

Tùy vào đơn vị làm biến và tùy vào nhu cầu của doanh nghiệp, chất liệu, kích thước và chi phí làm biển có mức giá khác nhau,

Phí mua chữ ký số (Token).

Đế Thua chữ ký số, doanh nghiệp có thể liên hệ với nhà Cung cấp chữ ký số như Viettel, Vina, ViCa Chi phí chữ ký số phụ thuộc vào nhà cung cấp và số năm sử dụng dich vu.

Mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng

Thủ tục mở tài khoản không mất phí Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đảm bảo một khoản tiền nhất định, tùy thuộc vào quy mô và loại hình ngân hàng mà mức tối thiếu của tài khoản là khác nhau,

Kê khai và nộp lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài căn cứ vào số vốn điều lệ công ty và chia thành hai mức sư • Vốn điều lệ trên 10 tỷ, lệ phí môn bài là 3,000,000 | đồng/năm, • Vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ lệ phủ môn bài là 2.000.000 | đồng/năm, • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khá phổ môn bài là 1.000.000 đồng/ năm

Phát hành hóa đơn điện tử

Phí mua phần mềm hóa đơn điện tử: 2.000.000 (500 tờ) Tùy thuộc vào số lượng hoá đơn điện tử cần mua mà chi phí cho việc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Có thể giao động từ 1.0000.000 -3,000,000 – Doanh nghiệp mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp tức lệ phí môn bài Cả năm nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và trả số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí Tôn bài cả năm).

chi phí thành lập công ty

Các chi phí thành lập công ty

> Để tìm hiểu thêm về chi phí thành lập công ty, hãy cùng tham khảo video Thành lập công ty cần bao nhiêu tiền?

2. Chi phí thành lập công ty cổ phần? Muốn thành lập công ty cổ phần cần có bao nhiêu tiền?

Chi phí thành lập công ty cổ phần bao gồm:

Lệ phí nộp hồ sơ và cấp giấy phép kinh doanh: 100.000 đồng

Phí con dấu và bố cáo mẫu dấu công ty: 450.000 đồng

Phí công bố thông tin công ty mới thành lập trên Cổng thông tin quốc gia: 200.000 đồng

Muốn thành lập công ty cổ phần cần có bao nhiêu tiền?

– Pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu hay tối đa để thành lập công ty cổ phần, tiềm lực kinh tế của bạn càng mạnh thì bạn có thể bỏ vốn càng nhiều vào kinh doanh. Vốn được chia làm 2 loại là vốn pháp định và vốn điều lệ. Trong đó, vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Còn vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có khi doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện yêu cầu vốn. Do đó, vốn điều lệ là số vốn mà công ty cổ phần dù kinh doanh bất kì ngành nghề nào cũng cần phải có, còn vốn pháp định thì lại chỉ áp dụng cho một số ngành nghề.

Về cơ bản mức vốn tối thiểu thành lập công ty ban đầu sẽ phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản sau:

– Số vốn góp bằng vật chất hoặc các tài sản góp vốn khác của các thành viên góp vốn (cổ đông );

– Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;

– Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn;

– Mỗi loại hình kinh doanh khác nhau sẽ yêu mức vốn pháp định khác nhau, ví dụ:

  • Kinh doanh Bất động sản: Vốn pháp định 20 tỷ đồng
  • Kinh doanh Bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe: Vốn pháp định 600 tỷ đồng
  • Kinh doanh Môi giới chứng khoán: Vốn pháp định 25 tỷ đồng
  • Kinh doanh Dịch vụ kiểm toán: Vốn pháp định 1 tỷ đồng
  • Sản xuất phim: Vốn pháp định 1 tỷ đồng

3. Thủ tục và chi phí thành lập công ty TNHH

3.1. Thủ tục để thành lập công ty TNHH

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Bước 2: Công bố thông tin đăng ký thành lập công ty

Bước 3: Khắc dấu pháp nhân của công ty

3.2. Chi phí thành lập công ty TNHH

Muốn thành lập công ty TNHH, dù là 1 thành viên hay 2 thành viên thì ngoài những điều kiện như hồ sơ, năng lực, địa chỉ, vốn…. thì khi nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư, khách hàng còn phải đóng một khoản lệ phí theo quy định của pháp luật:

  • Chi phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh: 100.000đ
  • Chi phí đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp: 300.000đ

Ngoài các loại chi phí nêu trên, công ty sẽ phải thanh toán thêm 1 số chi phí sau khi thành lập công ty xong như:

  • Chi phí khắc dấu tròn doanh nghiệp: 450.000đ
  • Chi phí đặt bảng hiệu doanh nghiệp: 200.000đ
  • Chi phí mua chữ ký (Token) số gói 1 năm: 1.530.000đ
  • Chi phí nộp ký quỹ tài khoản ngân hàng thường là: 1.000.000đ
  • Chi phí sử dụng hóa đơn.

4. Chi phí thành lập công ty liên doanh

Công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.

Thông thường, công ty liên doanh sẽ được thành lập theo loại hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH, do đó chi phí thành lập công ty liên doanh cũng chính là chi phí thành lập công ty cổ phần hoặc công ty TNHH (đã trình bày ở trên).

Vốn pháp định của công ty liên doanh nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Và mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp.

5. Hạch toán chi phí thành lập công ty con

Hạch toán chi phí thành lập công ty con
Hạch toán chi phí thành lập công ty con

Hạch toán là quá trình theo dõi, đo lường, tính toán, ghi chép lại các hoạt động kinh tế. Mục đích của hạch toán là để giám sát, quản lý các hoạt động này một cách chặt chẽ, chính xác. Các công ty cần phải hạch toán chi phí thành lập công ty để có thống kê số liệu về các khoản tiền đã chi ra cùng với đó là được trừ thuế theo quy định của pháp luật. Việc chi phí của công ty con có được đưa vào hạch toán công ty mẹ hay không phụ thuộc vào công ty con đó là công ty hạch toán phụ thuộc hay độc lập. Khi kê khai thuế đối với công ty con của công ty hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc là do quy định cụ thể của từng công ty.

Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC có các quy định những chi phí dưới đây không phải là tài sản cố định vô hình mà sẽ được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều nhất 3 năm theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:

  • Chi phí thành lập công ty
  • Chi phí đào tạo nhân viên
  • Chi phí quảng cáo trước khi thành lập doanh nghiệp
  • Chi phí cho giai đoạn nghiên cứu
  • Chi phí chuyển dịch địa điểm
  • Chi phí mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, giấy chuyển giao công nghệ, bằng sáng chế, nhãn hiệu, lợi thế kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính có quy định rõ trừ những trường hợp được nêu tại khoản 2 doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi phí nếu đáp ứng điều kiện sau:

  • Các khoản chi phí này phát sinh thực tế có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • Chi phí này có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định pháp luật.

6. Chi phí thành lập chi nhánh công ty

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Lệ phí nhà nước khi thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh được quy định cụ thể trong Thông tư số 47/2019/TT-BTC

  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ): 50.000 đồng.
  • Phí công bố thông tin là: 100.000 đồng.
  • Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử.

7. Chi phí thành lập công ty trọn gói

7.1. Chi phí thành lập công ty xây dựng

Một số Chi phí thành lập công ty xây dựng:

Nội dung
Chi phí cần đóng
Lệ phí đăng ký thành lập công ty xây dựng
100.000 đồng

Lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp,
300.000 đồng

Chi phí khắc con dấu cho doanh nghiệp
Mức giá cho con dấu tròn của công ty sẽ dao động từ 250.000 đến 350.000. Dấu chức danh doanh nghiệp của Giám đốc, chủ tịch công ty sẽ dao động từ 70.000 đến 150.000.

Chi phí mua chữ ký số
Chữ ký số có thời hạn sử dụng 03 năm thì mức chi phí giao động từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Phí mở tài khoản ngân hàng
Để mua chữ ký số, doanh nghiệp có thể liên hệ với nhà cung cấp chữ ký số như Viettel, Vina,
Vinca… Chi phí chữ ký số phụ thuộc vào nhà cung cấp và số năm sử dụng dịch vụ.

Chi phí thông báo thông tin tài khoản ngân hàng của công ty
Doanh nghiệp tự mình thực hiện việc thông báo này thì sẽ không mất phí nhưng trong tài khoản ngân hàng của 1 trường hợp doanh nghiệp thuê các đơn vị thực hiện thay mình hoạt động trên thì sẽ phải trả công ty phí dịch vụ cho đơn vị cung cấp dịch vụ

Lệ phí môn bài sẽ phụ thuộc vào số vốn điều lệ đăng ký khi thành lập công ty
Theo đó, mức tiền lệ phí môn bài đối với công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng là 3.000.000 vào số vốn điều lệ đăng ký | đồng, đối với công ty có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức lệ phí là 2.000.000. Lệ phí khi thành lập công ty
môn bài được đóng theo năm.

Chi phí thành lập công ty xây dựng

Chi phí thành lập công ty xây dựng

7.2. Chi phí thành lập công ty du lịch

Chi phí thành lập công ty du lịch

Chi phí thành lập công ty du lịch

Căn cứ tại Thông tư 47/2019/TT-BTC thì chi phí thành lập công ty du lịch quy định cụ thể như sau:

– Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là 50.000 Đồng/lần

– Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp

  • Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: 20.000 Đồng/bản
  • Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp: 40.000 Đồng/bản
  • Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp: 150.000 Đồng/báo cáo
  • Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 Đồng/lần
  • Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên: 4.500.000 Đồng/tháng

– Chi phí khác sau khi thành lập công ty du lịch

  • Chi phí cho việc đặt bảng hiệu công ty (loại dán hoặc treo): 150.000 VND – 500.000 VND
  • Chi phí cho việc mở tài khoản ngân hàng công ty: Nộp 1.000.000 VND tiền duy trì tài khoản
  • Chi phí cho việc sử dụng chữ ký số công ty: 1.500.000 VND – 2.500.000 VND
  • Chi phí cho việc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử: 1.0000.000 VND – 3.000.000 VND
  • Chi phí cho việc nộp thuế môn bài công ty: 2.000.000 – 3.0000.000 VND (tùy mức vốn điều lệ)

Ngoài ra, khi tiến hành kinh doanh dịch vụ lữ hành thì công ty cần phải tiến hành ký quỹ theo quy định của Nghị định 168/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:

+ Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

+ Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;

b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;

c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.

7.3. Chi phí thành lập công ty luật

  • Chi phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư: 100.000 đồng.
  • Chi phí đăng bố cáo thành lập mới doanh nghiệp: 300.000 đồng.
  • Chi phí khắc dấu công ty: phụ thuộc vào đơn vị cung cấp dịch vụ khắc dấu đưa ra chi phí thực hiện công việc này đồng thời phụ thuộc vào loại con dấu mà doanh nghiệp yêu cầu đơn vị khắc dấu thực hiện. Con dấu tròn: 250.000 đồng đến 350.000 đồng.
  • Chi phí đặt bảng hiệu công ty: Phụ thuộc vào chất liệu, kích thước bảng hiệu.
  • Chi phí mua chữ ký (Token) số gói 1 năm: 1.500.000 đồng – 2.500.000 đồng.
  • Chi phí nộp ký quỹ tài khoản ngân hàng thường là: 1.000.000 đồng.
  • Chi phí sử dụng hóa đơn
    • Nếu doanh nghiệp đặt in hóa đơn GTGT giấy truyền thống, thì chi phí in mỗi cuốn hóa đơn khoảng 350,000 đ.
    • Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để giảm thiểu chi phí ban đầu và phù hợp với xu hướng hiện nay thì tùy từng gói hóa đơn điện tử mà có mức giá khác nhau. 

7.4. Chi phí thành lập công ty sản xuất phim

Hiện nay, sản xuất phim không còn là ngành kinh doanh có điều kiện nên không bị ràng buộc về vốn của công ty. Trước đó, pháp luật quy định mức vốn pháp định đối với công ty hoạt động ngành nghề sản xuất phim là 1 tỷ đồng. Vì vậy, doanh nghiệp có thể đăng ký với số vốn mà mình dự kiến đầu tư. Bên cạnh vốn pháp định, công ty sản xuất phim cần chi trả các khoản phí sau:

Chi phí nhà nước

  • Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 100.000đ
  • Phí công bố thông tin (đăng bố cáo): 300.000đ
  • Ký quỹ khi mở tài khoản: 1.000.000đ

Chi phí ngoài

  • Chi phí làm bảng hiệu công ty: 200.000đ
  • Chi phí làm bảng hiệu công ty: 400.000đ
  • Chi phí mua Chữ ký số (gói rẻ nhất, 12 tháng): 1.600.000đ
  • Chi phí in hóa đơn: 330.000đ

Chi phí trả cho đơn vị tư vấn

  • Từ 1.500.000 – đến 4.000.000 Tùy theo từng công ty tư vấn có mức phí khác nhau
  • Quý khách không phải chi khoản này nếu tự đi làm các thủ tục

8. Cơ sở pháp lý liên quan chi phí thành lập công ty

  • Luật doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Thông tư số 47/2019/TT-BTC
  • Nghị định 22/2020/NĐ-CP
  • Thông tư 45/2013/TT-BTC
  • Thông tư 119/2014/TT-BTC

9. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến chi phí khi thành lập

Ai có quyền thành lập công ty?

Theo quy định của pháp luật, chỉ cần trên 18 tuổi không thuộc đối tượng không được thành lập quản lý doanh nghiệp là có thể thành lập công ty. Đối với cán bộ công chức, viên chức chỉ được góp vốn vào công ty cổ phần do được nhận chuyển nhượng như việc đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

Có bao nhiêu vốn mới có thể thành lập công ty?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, việc kê khai vốn bao nhiêu là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về vốn điều lệ của công ty. Trừ các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn theo quy định của pháp luật nhưng cũng không cần chứng minh nguồn vốn mà chỉ đảm bảo chịu trách nhiệm đối với nguồn vốn kê khai và đủ nguồn vốn ký quỹ theo quy định một số ngành nghề cụ thể.

Các loại thuế cơ bản phải kê khai và đóng sau khi thành lập công ty?

  • Thuế môn bài nộp mức cố định theo vốn điều lệ đăng ký
  • Thuế Giá trị gia tăng (chỉ phải đóng thuế nếu phát sinh)
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: thông thường 20% của lợi nhuận, chỉ phải đóng khi công ty có lãi)

Công ty chưa có doanh thu, chi phí có phải kê khai và nộp thuế hay không?

Sau khi thành lập công ty dù không phát sinh doanh thu và chi phí thì doanh nghiệp chưa phải nộp thuế (trừ thuế môn bài các năm sau năm đầu thành lập), tuy nhiên hàng quý doanh nghiệp vẫn phải kê khai thuế như sau:

  • Kê khai thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn kê khai và nộp thuế công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT).
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp vẫn cần phải kê khai dù chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng của công ty (nếu Công ty đã thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng).
  • Báo cáo tài chính cuối năm: Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm cho năm hoạt động.

Nộp hồ sơ thành lập công ty tại đâu?

Nếu như thành lập hộ kinh doanh cá thể, Quý khách hàng nộp tại Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở… thì khi thành lập công ty, Quý khách hàng nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trên đây là nội dung liên quan đến chi phí thành lập công ty do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khách hàng. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích về chi phí thành lập công ty  đối với bạn. Chúng tôi hi vọng bạn có thể hiểu hơn về vấn đề chi phí thành lập công ty này để tránh khỏi các vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của bạn. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với ACC qua các thông tin sau để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi giải đáp, tư vấn nhiệt tình.

>> Đọc thêm Dịch vụ thành lập công ty ở Hà Nội để có thể thành lập công ty tại Hà Nội nhanh với mức giá rẻ.

5/5 – (28 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin