Chi phí sản xuất là gì? Khái niệm, phân loại và vai trò của chi phí sản xuất

Một trong những vấn đề mà kế toán vô cùng quan tâm là chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vậy chi phí sản xuất là gì, mối quan hệ với giá thành sản phẩm như thế nào. Tất cả mọi thông tin sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

1. Chi phí sản xuất là gì?

Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động vật hóa, lao động sống và các chi phí khác mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để tạo ra dịch vụ, sản phẩm nhằm tạo ra lợi nhuận như kỳ vọng trong thời kỳ nhất định.

Ví dụ: Khi doanh nghiệp sử dụng lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm phải chi trả các khoản như tiền thưởng, tiền lương, tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn.

2. Các tài khoản chi phí sản xuất

Nhóm Tài khoản 61 – có 1 tài khoản:

  • Tài khoản 611 – Mua hàng.

Nhóm Tài khoản 62 – có 4 tài khoản:

  • Tài khoản 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

  • Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

  • Tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công  – thường xuất hiện trong doanh nghiệp Xây Lắp – mô hình doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị để thi công công trình.

  • Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung.

Nhóm Tài khoản 63 – có 3 tài khoản:

  • Tài khoản 631 – Giá thành sản xuất – sử dụng tại các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp kiểm kê định kỳ đối với hàng tồn kho

  • Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán

  • Tài khoản 635 – Chi phí tài chính.

Nhóm Tài khoản 64 – có 2 tài khoản:

  • Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng

  • Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Chi phí là gì? Phân loại chi phí chi tiết nhất

3. Phân loại chi phí sản xuất?

3.1. Phân loại theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí

Cách phân loại này dựa vào nguyên tắc những chi phí có cùng nội dung kinh tế được xếp vào một loại, không phân biệt chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào, lĩnh vực gì hay hoạt động mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Phân loại trong kỳ:

  • Chi phí nhân công

  • Chi phí nguyên vật liệu

  • Chi phí

    khấu hao tài sản cố định

  • Chi phí dịch vụ mua ngoài

  • Chi phí khác bằng tiền

3.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích và công dụng của chi phí

Cách phân loại này sẽ căn cứ vào công dụng mục đích của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng như sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

    :

    Phản ánh toàn bộ chi phí về vật liệu phụ, nguyên vật liệu chính, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ lao vụ.

  • Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm phụ cấp lương tiền lương, trích BHXH, BHYT, KPCĐ…

  • Chi phí sản xuất chung: Những chi phí phát sinh trong phân xưởng sản xuất trừ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như:

  • Chi phí vật liệu

  • Chi phí khấu hao tài sản cố định

  • Chi phí nhân viên phân xưởng

  • Chi phí dịch vụ mua ngoài

  • Chi phí bằng tiền khác

Phân loại CPSX kinh doanh theo mục đích và công dụng cho phép quản lý chi phí sản xuất theo định mức từ đó hỗ trợ tối đa cho công tác tính giá thành và phân tích tình hình thực hiện các kế hoạch sản phẩm.

Đối với các anh chị làm kế toán, việc theo dõi chi phí, phân bổ, tính giá thành… là các nghiệp vụ khá phức tạp. Do đó, anh/chị nên lựa chọn các phần mềm kế toán có thể tự động tổng hợp chi phí phát sinh, tính giá thành tự động… để hỗ trợ tốt công việc. 

Hiện nay, phần mềm MISA AMIS kế toán, MISA SME đã có thể đáp ứng tốt các nghiệp vụ theo dõi, tập hợp, phân bổ chi phí chi tiết đến từng đối tượng; đồng thời tính giá thành tự động, nhanh chóng

3.3. Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất trong kỳ

  • Chi phí cố định là những chi phí không thay đổi tổng số so với lượng công việc hoàn thành trong phạm vi nhất định.

  • Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi về tỷ lệ, tổng số so với khối lượng công việc hoàn thành.

Việc phân loại như thế này giúp thuận lợi trong việc xác định điểm hòa vốn, kiểm tra chi phí, phân tích tình hình tiết kiệm CPSX kinh doanh. Đồng thời việc phân loại theo khối lượng sản phẩm công việc lao vụ sản xuất trong kỳ là căn cứ đưa ra biện pháp thích hợp hạ thấp CPSX kinh doanh trên một đơn vị sản phẩm cũng như xác định đầu tư theo phương án nào là phù hợp.

3.4. Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ giữa đối tượng chịu chi phí

  • Chi phí gián tiếp là chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó 

  • Chi phí trực tiếp là chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó.

Cách phân loại như vậy giúp thuận lợi trong việc phân bổ chi phí hợp lý và xác định phương pháp tập hợp chi phí hợp lý.

Phân loại chi phí sản xuấtPhân loại chi phí sản xuất

4. Ý nghĩa của chi phí sản xuất

Đứng trên góc nhìn kinh tế học vi mô CPSX có mối quan hệ mật thiết với nhiều vấn đề khác của doanh nghiệp và đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Một trong những vấn đề mà nhà quản trị đang tìm cách giải quyết đó là giảm CPSX để giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh từ đó tối ưu hóa lợi nhuận doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế, chi phí sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào CPSX mà rất nhiều yếu tố khác. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét nhiều mặt khác trong chi phí ban đầu để tính giá thành sản phẩm.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

5. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về lao động có liên quan tới khối lượng sản phẩm, công tác, lao vụ đã hoàn thành. Chi phí được tập hợp trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm, không bao gồm các loại chi phí khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. 

>> Xem thêm: 6 phương pháp tính giá thành sản phẩm chi tiết, đầy đủ

Giá thành sản phẩm và CPSX đều phản ánh chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra để phục vụ cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nếu chi phí sản xuất liên quan chi kỳ sản xuất kinh doanh hay giới hạn về mặt thời gian thì giá thành sản phẩm lại phản ánh giới hạn về kết quả hoàn thành. Vì vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết, phản ánh hai mặt của quá trình sản xuất.

Nói cách khác, CPSX là cơ sở tạo nên giá thành sản phẩm, trong khi đó giá thành sản phẩm là thước đo chính xác của CPSX phải bỏ ra để có sản phẩm hoàn hảo. Mối quan hệ được thể hiện qua công thức:

Giá thành sản phẩm = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ – CPSX dở dang cuối kỳ

Tính giá thành được coi là một trong những nghiệp vụ khó nhất của kế toán. Tuy nhiên hiện nay, một số phần mềm kế toán như MISA SME, MISA AMIS đã cung cấp được công cụ tính giá thành tự động, giúp kế toán tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức. 

Đối với các anh/chị kế toán việc tổng hợp chi phí phát sinh trực tiếp cho từng đối tượng, cập nhật giá thành, nghiệm thu công trình đơn hàng… là điều cực kỳ cần thiết. Những vấn đề này sẽ được xử lý nhanh chóng, hiệu quả và thuận lợi bởi phần mềm kế toán AMIS:

  • Tự động cập nhật giá thành tính vào chứng từ nhập kho thành phẩm, tự động tính ra giá cho thành phẩm khi xuất kho.

  • Tự động tổng hợp chi phí phát sinh trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí, tự động phân bổ chi phí sản xuất chung, tự động tính giá thành theo từng phương pháp.

  • Tự động nghiệm thu các đơn hàng, hợp đồng, công trình vụ việc.

>> Đọc thêm: AMIS.VN – Đáp ứng tốt nghiệp vụ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ

Ngoài ra, AMIS Kế toán còn có nhiều tính năng, tiện ích thông minh hỗ trợ tối ưu cho công tác kế toán tại các doanh nghiệp hiện nay. Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh/Chị kế toán đăng ký trải nghiệm miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS!

 10,974 

Đánh giá bài viết

[Tổng số:

0

Trung bình:

0

]