Chi phí quản lý doanh nghiệp và cách hạch toán theo tài khoản 642

Chi phí quản lý là những khoản phải chi trả, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai mà không phân biệt trả tiền hay chưa để đạt được mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận.

Trong doanh nghiệp có nhiều khoản chi phí. Để biết được chi phí quản lý doanh nghiệp là gì trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi phí doanh nghiệp là gì?

Chi phí trong doanh nghiệp có rất nhiều loại khác nhau  như:

  • Chi phí sản xuất

  • Chi phí quản lý

  • Chi phí sản phẩm

  • Chi phí vận chuyển

Mỗi loại chi phí đều có những đặc thù và những quy định khác nhau. Nắm bắt được chi phí được quản lý và sử dụng, doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí chi trả cho hoạt động quản lý, nó bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lí sản xuất kinh doanh, quản lí hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp. 

Tùy vào cách thức vận hành của doanh nghiệp mà chi phí quản lý cũng khác nhau. Đây là khoản chi phí mà người quản lý và người chủ doanh nghiệp luôn phải cân đối sao cho phù hợp nhất với lợi nhuận doanh nghiệp của mình.

1.1 Chi phí quản lý doanh nghiệp có những loại nào?

Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản sau:

a) Chi phí nhân viên quản lý

Là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho nhân sự quản lý doanh nghiệp. Bao gồm tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền phụ cấp,… của nhân viên quản lý ở các bộ phận, Ban giám đốc của doanh nghiệp.

b) Chi phí vật liệu quản lý

Đây là các khoản chi phí cho vật liệu dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như: công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm, … vật liệu được sử dụng trong việc sửa chữa tài sản cố định,…

c) Chi phí đồ dùng văn phòng:

Chi phí chi cho các dụng cụ, đồ dùng văn phòng

d) Chi phí khấu hao tài sản cố định

Chi phí khoản khấu hao các tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp như văn phòng làm việc, máy móc thiết bị quản lý, vật kiến trúc, phương tiện vật liệu truyền dẫn,…

e) Thuế, phí và lệ phí:

Là chi phí cho thuế môn bài, tiền thuê đất, các khoản phí, lệ phí khác

f) Chi phí dự phòng:

Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

g) Chi phí dịch vụ mua ngoài

Đây là các khoản chi dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu phụ…

h) Chi phí bằng tiền khác

các chi phí khác như chi phí hội nghị, công tác phí, tàu xe,…