Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì và cách quản lý chi phí hiệu quả

Trong hoạt động sản xuất và phát triển của một doanh nghiệp thì chi phí quản lý là một trong những chi phí quan trọng cũng như tốn kém nhất mà các nhà quản trị cần theo dõi. Việc quản lý tốt chi phí này, sẽ giúp doanh nghiệp vận hành kinh doanh hiệu quả hơn.

Bizfly chia sẻ đến bạn kiến thức về chi phí quản lý doanh nghiệp từ khái niệm, lợi ích cũng như cách quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp sao cho đạt kết quả tối ưu. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Khái niệm về chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một vài khoản chi phí khác mang tính chất chung của toàn bộ doanh nghiệp chứ không tách ra theo từng hành động cụ thể nào – Theo Luật kế toán năm 2015 và Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

Khái niệm về chi phí quản lý doanh nghiệp

Khái niệm về chi phí quản lý doanh nghiệp

Quản lý doanh nghiệp hiệu quả và tối ưu chính là một trong những bí quyết giúp xây dựng một tổ chức lâu dài và bền vững. Bởi vậy các nhà quản trị cần xác định mục tiêu chiến lược rõ ràng và ngân sách cần bỏ ra để duy trì hoạt động kinh doanh mà trong đó chi phí doanh nghiệp là một phần cơ bản và cần thiết.

Bạn có thể tham khảo thêm: Quản lý doanh nghiệp là gì? Quy trình và phương pháp quản lý hiệu quả 

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm những gì?

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các loại hao phí quản lý lao động, quản lý hao phí công cụ và quản lý hao phí vật chất. Theo phương diện kế toán tài chính thì chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:

  • Chi phí quản lý nhân viên: Là toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải hao tổn để chi trả cho hoạt động quản lý nhân sự của doanh nghiệp bao gồm tiền lương cơ bản, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…từ các cấp nhân viên, quản lý và Ban giám đốc công ty.
  • Chi phí quản lý vật liệu: Đây là khoản chi phí để chi cho các vật liệu, cơ sở vật chất được sử dụng trong công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm, dụng cụ, công cụ hỗ trợ bán hàng, sản xuất hoặc các vật liệu để sửa chữa tài sản cố định…
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là khoản chi phí dành cho các khấu hao tài sản cố định như máy móc làm việc, thiết bị quản lý, phương tiện vật liệu truyền dẫn, kiến trúc…
  • Các loại thuế và thuế, lệ phí: Được thống kê là các loại thuế môn bài, tiền thuê đất, mặt bằng kinh doanh, các loại lệ phí khác…
  • Chi phí dự phòng: Bao gồm các khoản dự phòng cho phải thu khó đòi, dự phòng phải trả cho chi phí sản xuất kinh doanh.
  • Chi phí mua ngoà: Toàn bộ chi phí phải bỏ ra cho hoạt động sử dụng dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí sử dụng tài liệu kỹ thuật, tài sản thuê cố định, bằng sáng chế, nhà thầu phụ…
  • Chi phí khác: Các khoản chi phí như chi phí hội nghị, phí công tác, tiền xe…

Lợi ích của việc định mức chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi ích của việc định mực chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi ích của việc định mực chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong những chi phí quan trọng khi vận hành vì vậy các nhà quản trị cần theo dõi và nắm bắt một cách hiệu quả các khoản chi phí này. Việc định mực chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ mang đến những lợi ích sau cho tổ chức:

  • Là cơ sở để giúp doanh nghiệp đưa ra các dự toán về hoạt động sản xuất, kinh doanh bởi vì để có thể lập ra được dự toán về chi phí nhân sự thì cần phải có được thông số về định mức ngày công, muốn tính chi phí nguyên vật liệu thì phải có định mức nguyên vật liệu.
  • Các nhà quản trị sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát các hoạt động kinh doanh của tổ chức vì đây là cơ sở để đánh giá và là chi phí định mức tiêu chuẩn.
  • Góp phần cung cấp thông tin đến cho các nhà quản trị doanh nghiệp một cách nhanh chóng để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư, định giá bán hay phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận hiệu quả hơn.
  • Tiết kiệm trong việc quản lý và sử dụng các tài nguyên của tổ chức.

Cách quản lý chi phí doanh nghiệp hiệu quả

Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp bao nhiêu là hợp lý?

Để tính ra được tỷ lệ chi phí doanh nghiệp một cách hiệu quả, chúng ta cần phải căn cứ vào từng đặc điểm lĩnh vực, quy mô doanh nghiệp để đưa ra được một con số tỷ lệ phù hợp. Mỗi một loại hình doanh nghiệp khác nhau chúng ta sẽ có một tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp khác nhau phụ thuộc theo chu kỳ sống và vòng đời của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Theo kinh nghiệm từ một số chuyên gia thì tỷ lệ chi phí doanh nghiệp nên chiếm khoảng từ 1% cho đến 5% tổng doanh thu của một tổ chức. Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trên tổng doanh thu chỉ chiếm từ 2% trở xuống được xem là hợp lý và tối ưu.

Cách quản lý chi phí doanh nghiệp

Quản lý chi phí doanh nghiệp là việc vô cùng quan trọng và phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải biết nắm bắt thông tin về sơ đồ tổ chức và chuẩn hóa toàn bộ quy trình. Với mục đích nhằm mang lại lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp của mình.

Cách quản lý chi phí doanh nghiệp

Cách quản lý chi phí doanh nghiệp

Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải gia tăng doanh thu tối đa và giảm chi phí tối đa. Đối với một số doanh nghiệp thì những khoản chi phí phải bỏ ra để quản lý doanh nghiệp là rất lớn và để quản lý chi phí hiệu quả thì chúng ta cần xác định được định mức chi phí quản lý doanh nghiệp.

Khi đưa ra định mức chi phí quản lý doanh nghiệp, các nhà quản trị cần đưa ra những con số hợp lý dựa trên số liệu về doanh thu và chính sách phát triển của các năm trước. Cần định mức theo từng khoản mục chi phí nhỏ đồng thời kèm theo các chỉ tiêu về định lượng như là chi phí quản lý cố định, quản lý biến đổi, số tiền tiêu hao…

Khi đưa ra định mức chi phí quản lý doanh nghiệp nếu chúng ta tiết kiệm quá mức sẽ tác động đến hoạt động của một tổ chức. Từ đó doanh thu bị tụt giảm theo vì vậy doanh nghiệp cần phải cân nhắc để lựa chọn hình thức tiêu dùng hay tiết kiệm cho hợp lý.

Với bài viết mà Bizfly chia sẻ bạn đã nắm vững khái niệm chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như cách để giúp các nhà quản trị quản lý chi phí doanh nghiệp hiệu quả. Qua đó có phương án áp dụng vào tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sao cho đạt kết quả cao nhất.

Đọc thêm: 7 cách tối ưu hóa chi phí trong doanh nghiệp hiệu quả nhất hiện nay