Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) là gì? Chi phí chìm (Sunk Cost) là gì?
Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) là gì? Chi phí chìm (Sunk Cost) là gì? Để hiểu rõ về 2 loại chi phí này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi!
Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) là gì
?
Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) là đại diện cho những lợi ích mà một cá nhân, tổ chức hay một doanh nghiệp bỏ lỡ khi lựa chọn phương án này thay cho phương án khác.
Hoặc có thể hiểu theo một cách đơn giản, chi phí cơ hội là khoản thu nhập mà doanh nghiệp mất đi do sử dụng nguồn lực của mình vào dự án. Vì vậy, cho dù không phải là khoản thực chi nhưng nó vẫn được tính đến khi ra quyết định kinh tế.
Trên thực tế, chi phí này không phải lúc nào cũng được tính bằng tiền bạc. Nó còn được đánh giá phụ thuộc vào từng tình huống. Nó có thể là một thứ gì đó hoặc một khái niệm có giá trị ở thời điểm đó với một chủ thể nhất định.
Cách tính chi phí cơ hội? Ví dụ minh họa
Công thức tính chi phí cơ hội được đưa ra dựa trên sự khác biệt giữa lợi nhuận dự kiến của mọi sự chọn lựa của chủ thể.
Công thức tính như sau: OC = FO – CO
Trong đó:
-
OC (Opportunity cost): Chi phí cơ hội
-
FO (Return on best foregone option): Lợi nhuận của lựa chọn hấp dẫn nhất
-
CO (Return on chosen option): Lợi nhuận của lựa chọn được chọn.
Ví dụ minh họa:
Ông B dự định đem 100.000 USD đi đầu tư. Ông cân nhắc giữa hai phương án lựa chọn sau:
-
Phương án 1: Đầu tư vào thị trường chứng khoán, lợi nhuận ước tính 15%/năm. Như vậy, Ông B có thể kiếm được 15.000 USD nhờ đầu tư chứng khoán.
-
Phương án 2: Đầu tư trang thiết bị sản xuất mới thì ông sẽ kiếm thêm được 12% lợi nhuận, tức 12.000 USD nhờ mua mới tài sản cố định.
– Câu hỏi: Vậy chi phí cơ hội trong trường hợp của ông B khi lựa chọn phương án đầu tư 2 là bao nhiêu?
– Trả lời: Trong ví dụ trên, chi phí cơ hội của Ông B sẽ được xác định như sau:
OC = FO – CO = 15.000 – 12.000 = 3.000 (USD)
Chi phí chìm (Sunk Cost) là gì
? Ví dụ minh họa
Chi phí chìm (Sunk Cost) là khoản chi phí đã phát sinh trước khi có quyết định thực hiện dự án và dù dự án có thực hiện hay không thì chi phí này cũng đã phát sinh.
Ví dụ minh họa:
Giả sử khi bạn mua một cái áo qua mạng với giá 200.000 đồng nhưng khi hàng về, cái áo không giống như trong tưởng tượng của bạn, nó rất xấu và không phù hợp với bạn. Lúc này bạn có 2 sự lựa chọn:
-
Lựa chọn 1: Dù không thích nhưng vẫn mặc cái áo đó vì đã bỏ tiền ra mua
-
Lựa chọn 2: Bỏ luôn cái áo đó và không mặc.
Khi đó, số tiền 200.000 đồng là chi phí chìm, cho dù bạn lựa chọn một trong 2 cách trên thì thực tế bạn không thể lấy lại được tiền.
Phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm
Chi phí cơ hội
Chi phí chìm
Tính chất
Không phải khoản thực chi.
Là lợi ích bị bỏ lỡ khi thực hiện theo phương án này thay vì một phương án khác.
Là chi phí thực tế đã chi ra và không thể lấy lại được.
Lựa chọn quyết định đầu tư
Cá nhân, doanh nghiệp luôn tính đến chi phí cơ hội mỗi khi đưa ra các quyết định đầu tư.
Khoản chi phí này cần được loại ra khi xem xét các quyết định kinh doanh, kinh tế trong tương lai do tính chất không thể thu hồi lại được.
Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) là gì? Chi phí chìm (Sunk Cost) là gì? Hy vọng, những thông tin này thực sự có ích cho các bạn trong việc kinh doanh cũng như những công việc liên quan. Nếu còn bất kỳ điều gì băn khoăn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Số điện thoại: 0976 389 199 để được giải đáp và hỗ trợ chính xác nhất!