Chi Tiết Bài Văn Khấn Giỗ Tổ Dòng Họ Bạn Cần Biết

Khi được nhắc đến văn khấn giỗ tổ dòng họ, gia chủ nên đọc bài văn khấn Giỗ Tổ Dòng Họ nào đúng chuẩn để thể hiện sự thành kính và biết ơn của mình đối với bậc bề trên? Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều gia chủ quan tâm hiện nay và mong muốn tìm được câu trả lời đầy đủ, chi tiết nhất. Chính vì vậy mà Gốm sứ Bát Tràng Vạn An Lộc sẽ mang đến các bạn những chia sẻ thú vị trong bài viết sau đây để giúp các bạn có thêm kinh nghiệm thờ cúng thực sự hữu ích!

Giỗ Tổ Dòng HọGiỗ Tổ Dòng HọGiỗ Tổ Dòng Họ

Chuẩn bị không gian để thờ cúng tổ tiên

Ý nghĩa quan trọng của việc cúng giỗ tổ dòng họ cần biết

Trong quan niệm của người Việt, gia đình luôn luôn có mối quan hệ ràng buộc với xã hội. Không những thế, gia đình còn có mối quan hệ mật thiết, gắn với trong dòng họ và gia tộc. Vì vậy thông thường mỗi năm, các gia đình có chung huyết thống sẽ tập hợp lại với nhau khoảng 1 – 2 lần thành một dòng họ.

Trong mỗi dòng họ, luôn luôn có một người đứng đầu và người này được gọi là Trưởng họ. Trưởng họ chính là người được tổ tiên cho hưởng hương hoa. Vì vậy, người này có trách nhiệm to lớn đó là chăm lo tới hương khói cũng như việc cúng giỗ mỗi năm của dòng họ.

Đặc biệt vào ngày giỗ, trách nhiệm của con cháu trong dòng họ là phải đóng góp một phần nhỏ của mình để làm nên buổi lễ cúng trọn vẹn, đủ đầy và đầm ấm nhất. Bởi trong năm, đây là một trong những dịp quan trọng và ý nghĩa để con cháu đi làm ăn xa có dịp tụ họp, quây quần bên mâm cơm cúng tổ tiên.

Trong ngày này, người được uy quyền cao nhất tiến hành đọc bài văn khấn giỗ tổ dòng họ không ai khác đó chính là Trưởng họ. Việc đọc bài văn khấn này có mục đích đó là để thỉnh các vị tổ tiên về ăn giỗ cùng con cháu và hưởng chút lễ mọn được con cháu trong dòng tộc mình dâng lên vào ngày này.

Cúng giỗ tổ dòng họ với nghi thức được thực hiện như thế nào?

mâm-cỗ-cúng-Giỗ-Tổ-Dòng-Họmâm-cỗ-cúng-Giỗ-Tổ-Dòng-Họmâm-cỗ-cúng-Giỗ-Tổ-Dòng-Họ

Chuẩn bị mâm cổ cúng thật chu đáo khi dân lên gia tiên

Trên thực tế, việc cúng lễ giỗ tổ dòng họ không phải ở đâu và khi nào cũng được thực hiện giống nhau. Bởi việc thực hiện nghi lễ cúng này còn tùy theo từng hoàn cảnh, trường hợp và phong tục tập quán cụ thể của từng địa phương, vùng miền. Vì vậy, nghi lễ này sẽ được áp dụng một cách phù hợp và chu đáo nhất để đảm bảo tính liêng thiêng trong thờ cúng.

Theo phong tục trước đây, các gia chủ sẽ là người trực tiếp đọc cũng như thắp hương và khấn vái tổ tiên tại nhà riêng của mình. Không những thế, trong lễ cúng giỗ tổ dòng họ theo thời xưa này, các gia đình phải thuê trống, nhạc chiêng. Bên cạnh đó còn phải có người quỳ để tiến hành đọc bài văn cúng giỗ tổ. Vì vậy, quá trình cúng giỗ tổ dòng họ này thậm chí đôi khi phải mất từ 1 – 2 tiếng để hoàn thành. Bên cạnh đó, chưa tính đến việc dòng họ đông con cháu thì việc lễ vái sẽ còn kéo dài hơn nữa, có thể thời gian lên tới 3 – 4 tiếng.

Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay thì nghi lễ cúng tế này đang dần được được chuyển dịch thành nghi thức tưởng nhớ tới công ơn của các vị tổ tiên. Trong đó nổi bật với các nghi thức như: đọc tiểu sử, công đức các ngài để làm lễ dâng hương, hoa. Bên cạnh đó còn là nghi lễ tiến hành đọc văn khấn giỗ tổ dòng họ.

Khi kết thúc buổi lễ giỗ tổ dòng họ này, Trưởng họ sẽ là người cùng với các vị cao lão trong họ đứng lên tổng kết những điều còn tồn tại trong một năm đã qua và đưa ra phương hướng, mục tiêu giải quyết vấn đề trong năm tới. Đồng thời, trong dịp này, trưởng họ cũng sẽ đưa ra những lời kêu gọi và khuyến răn con cháu về đạo lý sống cũng như sự cố gắng trong học tập, công việc để đạt được thành công như mong muốn.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện lễ cúng giỗ tổ dòng họ

Để lễ cúng giỗ tổ dòng họ được trọn vẹn, đủ đầy và thành tâm nhất, người thực hiện cần lưu ý một số vấn đề quan trọng. Theo đó, những vấn đề này sẽ được mang đến chi tiết, cụ thể ngay sau đây:

  • Bàn thờ của dòng họ luôn phải được giữ gìn sạch sẽ, gọn gàng và trang nghiêm
  • Hương, hoa quả sử dụng trong lễ cúng giỗ tổ phải đảm bảo là đồ tươi mới, không sử dụng các loại đồ cũ. Bên cạnh đó, các bạn nên lựa chọn những loại hoa quả tươi có hình tròn, màu sắc tươi tắn, tuyệt đối không sử dụng những loại quả có gai bởi chúng sẽ mang đến sát khi cho gia đình, dòng họ.
  • Trước khi tiến hành lễ cúng, trưởng họ nên bàn bạc và thống nhất với các thành viên khác về cả thời gian tiến hành lễ cúng cũng như số lượng khách mời và thực đơn gồm có trong buổi lễ.
  • Lên kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng công việc trước buổi cúng giỗ để lễ cúng được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và trọn vẹn.
  • Trưởng họ nên chuẩn bị và soạn sẵn bài văn khấn giỗ tổ dòng họ hoặc những vấn đề có liên quan đến các bậc tiên tổ sẽ sử dụng trong buổi cúng lễ.

Chi tiết về bài văn khấn giỗ tổ dòng họ

Bài văn khấn Giỗ Tổ Dòng HọBài văn khấn Giỗ Tổ Dòng HọBài văn khấn Giỗ Tổ Dòng Họ

Chuẩn bị bài vân khấn đọc trước tổ tiên dòng họ

Trong lễ cúng giỗ tổ dòng họ, những người Trưởng họ có thể tham khảo và sử dụng bài văn khấn giỗ tổ dòng họ đúng chuẩn và chi tiết như sau đây:

Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật

Nam mô Địa Vương Mẫu Phật

Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật

Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương.

Nam mô Chư vị Bồ Tát

Kính lạy: Hội đồng Thánh Mẫu

Kính lạy: Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Kính lạy: Chư Tiên, Chư Thánh, Chư Thần

Kính lạy: Thổ Thần, Thần Linh, Thổ Địa, Táo Phủ Thần Quân, Ngũ phương Địa mạch,Tiếp dẫn Tài Thần, Tiếp dẫn Lộc Thần, Tiền Hậu địa chủ, Chúa Bà bản cảnh, các tiểu Thần trong khu vực.

Kính lạy: Cửu huyền Thất Tổ, Thất Tổ Cửu Huyền.

Cao Cao tằng Tổ khảo, Cao Cao tằng Tổ tỷ, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Hiền khảo, Hiền tỷ, Bá, Thúc, Đệ, Huynh, Cô, Dì, Tỷ, Muội.

Cộng đồng nội – ngoại Gia tiên dòng họ …

Kính lạy: Chầu Tổ Cô, Hoàng Tổ Mãnh, Bà Cô, Ông Mãnh dòng họ …

Hôm nay là Ngày… Tháng… Năm…

Con tên là:

Đang cư ngụ tại địa chỉ:

Đại diện cho con cháu dòng họ …

Xin kính dâng lễ vật, cầu xin bề trên chấp lễ chấp bái.

Chúng con cầu xin các vị Gia tiên Tiền Tổ dòng họ… độ trì dạy bảo dẫn dắt cho tất cả con cháu trong dòng họ để mọi gia đình trong dòng họ …: Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an. Con cháu hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.

Chúng con cầu xin, gia tiên tiền tổ độ trì để toàn thể con cháu trong dòng họ …: Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sức khỏe được sức khỏe, cầu tiến tới được tiến tới, cầu con được con, cầu cháu được cháu. Để cho toàn bộ dòng họ … chúng ta ngày càng đông đúc, phú quí, giàu sang, nhà cửa khang trang, hiển vinh mãi mãi.

Bài văn khấn giỗ tổ dòng họ chi tiết và đúng chuẩn nhất đã được Gốm sứ Bát Tràng Vạn An Lộc mang đến các bạn trong bài viết trên đây. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm thờ cúng hữu ích đặc biệt là trong nghi lễ giỗ tổ dòng họ nhà mình nhé!