Chỉ 3 phút thuộc ngay bộ công thức hóa 8 thi giữa kì dễ như ăn kẹo

31 Tháng 10, 2020

Năm lớp 8 là năm học đầu tiên 2k7 chúng mình được tiếp xúc với môn Hóa học. Chắc hẳn em sẽ thấy môn Hóa học sao mà khó thế, phức tạp thế, và đặc biệt sao các công thức hóa 8 lại vừa dài vừa khó thuộc. Thế nhưng đừng quá lo lắng nhé vì bài viết dưới đây sẽ giúp em ôn lại những kiến thức hóa 8 phức tạp. Đảm bảo em sẽ thấy chúng dễ hiểu và dễ nhớ hơn rất nhiều 

công thức hóa 8

1, Nhắc lại những kiến thức trọng tâm về Chất – Nguyên tử – Nguyên tố hóa học

Trước khi ôn lại những công thức hóa 8, em nên đọc lại một số kiến thức trọng tâm căn bản nhất nhé

Kiến thức trọng tâm về Chất

Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể, ở đó có chất.

Vật thể do một chất hoặc nhiều chất tạo nên. Ví dụ như ấm nhôm do nhôm tạo nên, xe đạp do các chất sắt, nhôm, cao su tạo nên.

Mỗi một chất lại có những tính chất vật lí và tính chất hóa học nhất định. Ví dụ như nước sôi ở 100 độ C và đông đặc ở 0 độ C. Đường có vị ngọt, đồng có màu đỏ

Hỗn hợp: Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào với nhau thì gọi là hỗn hợp. Chú ý rằng, nước tự nhiên gồm nhiều chất trộn lẫn là một hỗn hợp. Còn nước cất là chất tinh khiết

Tách chất ra khỏi hỗn hợp: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý như tính tan, nhiệt độ sôi của các chất có thể tách được một chất ra khỏi hỗn hợp

3 chuyên đề tổng hợp kiến thức hóa 8 ngắn gọn cho team siêu lười

Kiến thức trọng tâm về Nguyên tử

Nguyên từ được định nghĩa là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

Cấu tạo của nguyên tử gồm có vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử

Hạt nhân nguyên tử gồm có 3 loại hạt là hạt proton mang điện tích dương, hạt notron không mang điện và hạt electron mang điện tích âm.

công thức hóa 8

Đặc điểm và công thức hạt nhân nguyên tử

  • Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton bằng số electron. Ta có công thức p = e. Đây là một trong các công thức hóa học cơ bản thcs
  • Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp
  • Proton và notron có cùng khối lượng. Ta có công thức: m (p) = m (n)
  • electron có khối lượng rất bé không đáng kể, nên khối lượng hạt nhân cũng là khối lượng hạt nhân. Ta có công thức: m (nguyên tử) = m (hạt nhân)

Kiến thức trọng tâm về Nguyên tố hóa học

Nguyên tố hóa học: Là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. Mỗi nguyên tố hóa học lại được biểu diễn bằng một kí hiệu hóa học. Ví dụ: Na, K, S, Cl, Fe

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tử có một khối lượng riêng biệt,

Đơn vị cacbon (đvC): 1 đvC = 1/12 m (Cacbon)

Trong đó khối lượng nguyên tử C – m (Cacbon) = 1, 9926. 10 -23

2, Tổng hợp các các công thức hóa 8 cần nhớ trong chương Phân tử 

Phân tử là đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất

Phân tử có hai dạng là đơn chất và hợp chất

  • Đơn chất: là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Khí Hidro (H2) là đơn chất, được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học là hidro. Trong đơn chất lại được chia thành 2 loại là đơn chất kim loại và đơn chất phi kim. Đơn chất kim loại có tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim,…
  • Hợp chất: là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. NaCl là hợp chất, được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học đó là natri (Na) và clo (Cl)

Công thức hóa học đầy đủ tính khối lượng phân tử:

Phân tử khối = khối lượng phân tử (đvC) = tổng số nguyên tử nguyên tố . nguyên tử khối

Ví dụ đơn chất: Phân tử oxi gồm 2 nguyên tử O. Vậy phân tử khối của oxi được tính bằng 2 lần nguyên tử khối của nguyên tử O và bằng 2.16 = 32 (đvC)

Ví dụ hợp chất: Một phân tử axit nitric (HNO3) được cấu tạo từ 1 nguyên tử Hidro (H), một nguyên tử nito (N) và 3 nguyên tử oxi (O) Vậy phân tử khối của axit nitric được tính bằng tổng của nguyên tử khối của H, N, O và bằng 1 + 14 + 16×3= 963(đvC)

3, Tổng hợp các các công thức hóa 8 cần nhớ trong chương Công thức hóa học

Công thức hóa học của đơn chất được kí hiệu dưới 2 dạng là A và Ax

  • Trong đó A thường là đơn chất kim loại với một vài phi kim, ví dụ Na, Fe, Cu, P, C, S
  • Còn Ax thường là đơn chất phi kim, gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau: O2, H2, N2

Công thức hóa học của hợp chất có công thức AxByCz

Trong đó A, B, C là các kí hiệu hóa học còn x, y, z là các chỉ số chân, cho biết số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử

công thức hóa 8

Ý nghĩa của công thức hóa học

Công thức hóa học của mỗi chất cho biết

  • Số nguyên tố tạo ra chất
  • Số nguyên tử của mỗi nguyên tố
  • Phân tử khối

Ví dụ: axit sunfuric có công thức hóa học là H2SO4

Vậy axit sunfuric do 3 nguyên tố H, S, O tạo ra

Trong 1 phân tử axit sunfuric có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O

Phân tử khối của 1 phân tử axit sunfuric bằng 2.1 + 1.32 + 4.16 = 98 (đvC)

4, Tổng hợp các các công thức hóa 8 cần nhớ chương Hóa trị

Hóa trị của một nguyên tố (hay một nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo

Hóa trị của H, hóa trị của H được chọn làm đơn vị, hóa trị của H là 1 đơn vị

Hóa trị của O là 2 đơn vị

Quy tắc hóa trị: AxBy -> a.x = b.y

Đây là công thức hóa trị cơ bản nhất, từ công thức này, ta có các công thức hóa học lớp 9 liên quan đến hóa trị sau này

Trong đó

a, b là hóa trị của nguyên tố.

x, y là chỉ số hay số nguyên tử của nguyên tố

Trên đây là tóm tắt toàn bộ công thức Hóa 8 theo từng chương cô đọng và dễ nhớ. Chúc em ôn tập tốt!

Xem thêm

Cách học giỏi hóa 9 nhanh dành cho teen “lỡ” mất gốc lớp 8