Chế tài xử phạt doanh nghiệp giải thể không đúng quy định mới nhất

Khi đang trong quá trình hoạt động vì nhiều lý do mà doanh nghiệp phải dừng hoạt động nhưng trên thực tế đã có những trường hợp một số doanh nghiệp đã không tuân thủ đúng quy định pháp luật về việc giải thể. Trong bài viết này Luật Long Việt sẽ cung cấp cho Quý độc giả một số thông tin pháp lý xung quanh vấn đề giải thể. 

1. Những trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể 

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể trong những trường hợp sau đây: 

  1. Doanh nghiệp kết thúc thời hạn hoạt động đã được ghi trong điều lệ doanh nghiệp mà không có quyết định tiếp tục gia hạn; 

  2. Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn, của tất cả các thành viên hợp danh nếu là công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông nếu là công ty cổ phần; 

  3. Doanh nghiệp đã không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu được quy định trong Luật doanh nghiệp trong thời hạn 06 tháng liên tục mà doanh nghiệp không thực hiện các thủ tục để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp ở cơ quan có thẩm quyền; 

  4. Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

chế tài xử phạt doanh nghiệp giải thể không đúng

2. Doanh nghiệp giải thể không đúng quy định sẽ bị xử phạt ra sao?

 

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp giải thể không đúng quy định sẽ được thực hiện theo Điều 36 Nghị định 50/2016/NĐ-CP với các mức xử phạt như sau: 

– Doanh nghiệp không giải thể trong trường hợp theo luật phải làm thủ tục giải thể thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp vi phạm này là buộc phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định.

– Không gửi hoặc là gửi nhưng không đúng thời hạn quyết định giải thể và biên bản họp tới cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cả người lao động. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp vi phạm này là buộc phải gửi quyết định giải thể và biên bản họp tới cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cả người lao động.

Trình tự và thủ tục giải thể mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện theo quy định bao gồm những bước sau:

– Bước 1: Doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể. Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có được những nội dung bắt buộc sau đây:

  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

  • Lý do giải thể doanh nghiệp.

  • Thời hạn và thủ tục thanh lý hợp đồng, thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh lý hợp đồng và thời hạn thanh toán những khoản nợ của doanh nghiệp sẽ không được vượt quá 6 tháng kể từ ngày mà quyết định giải thể doanh nghiệp được thông qua.

  • Có phương án xử lý những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.

Họ tên và cả chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Bước 2: Làm thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Chủ của doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Hội đồng thành viên hoặc là Chủ sở hữu của công ty sẽ trực tiếp tổ chức việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp, trừ trường hợp mà Điều lệ công ty có quy định về việc thành lập tổ chức thanh lý riêng.

– Bước 3: Quyết định giải thể và có biên bản họp. Trong thời hạn quy định 7 ngày thì doanh nghiệp phải có được:

  • Quyết định giải thể và cả biên bản họp gửi đến cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, người lao động của doanh nghiệp.

  • Đăng ký quyết định giải thể ở trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai ở tại trụ sở chính, văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp.

  • Trong trường hợp mà doanh nghiệp vẫn còn có nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể là phương án giải quyết nợ đến cho các chủ nợ và cả người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nội dung của thông báo phải thể hiện được tên, địa chỉ của chủ nợ, số nợ cụ thể, thời hạn, địa điểm và cả phương thức thanh toán số nợ ấy, cách thức và thời hạn để giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

– Bước 4: Tiến hành thông báo tình trạng giải thể doanh nghiệp. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh là phải thông báo về tình trạng của doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể ở trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi cơ quan này đã nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo ấy phải đăng tải lên quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ còn (nếu có).

– Bước 5: Thực hiện gửi đề nghị giải thể. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ phải gửi đề nghị giải thể đến cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày mà doanh nghiệp này đã thanh toán hết tất cả các khoản nợ.

– Sau thời hạn quy định là 180 ngày kể từ ngày mà được nhận quyết định giải thể của doanh nghiệp này mà không nhận được sự phản đối từ bên có liên quan hoặc ý kiến từ doanh nghiệp bằng văn bản hoặc là trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ giải thể, cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật về tình trạng pháp lý của doanh nghiệp ở trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

HÃY LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CỤ THỂ

Văn phòng 1: Tầng 1, 2 (phòng cộng đồng) tòa nhà B10A Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội.

Email : [email protected]

Văn Phòng 2: Số 3 An Trạch, Đống Đa, Hà Nội.

Email : [email protected].

Văn phòng 3: Số 6 – Ngõ 603/58 Lạc Long Quân (Mặt sau toà 7 tầng Khu Liên Cơ – số 258 Võ Chí Công) 

Điện thoại: 0914 377 437 *** 0914 347 724 *** 0913 984 083

*** Website: luatlongviet.com ***

Tư vấn viên: Đào Hoàng Anh