Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu bị sốt [kèm thực đơn]
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu bị sốt [kèm thực đơn]
Bị sốt trong quá trình mang thai 3 tháng đầu là điều không mẹ bầu nào mong muốn nhưng cũng khó tránh khỏi. Chủ động hạ sốt tại nhà tránh dùng thuốc kháng sinh là cách tốt nhất để có thai kỳ khỏe mạnh.Trong bài viết dưới đây,Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu bị sốt.
Xem thêm:
1. Vai trò của dinh dưỡng với bà bầu 3 tháng đầu bị sốt
Khi bị sốt khiến sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng khiến mẹ bầu mệt mỏi. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là cần thiết để duy trì và phục hồi sức khỏe khi bị sốt.
-
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể duy trì hoạt động tổng hợp chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, với mẹ bầu 3 tháng đầu hay bị nghén, không ăn được nhiều khiến mẹ bầu bị mệt. Chế độ dinh dưỡng cần được quan tâm để vừa giảm tình trạng nghén vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
-
Dinh dưỡng đầy đủ cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, cung cấp chất đề kháng giúp chống viêm, kháng lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus gây bệnh. Đảm bảo uống đủ nước để chống lại nguy cơ khi bị sốt.
-
Tăng cường hệ miễn dịch để giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh, giúp bệnh không tiến triển nặng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh hơn.
2. Những thực phẩm “vàng” dành cho bà bầu 3 tháng đầu bị sốt
Nếu bị cảm sốt trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên ăn những loại thực phẩm “vàng” được gợi ý dưới đây:
2.1. Nhóm thực phẩm giúp nâng cao sức đề kháng
Thực phẩm tăng sức đề kháng là nhóm thực phẩm quan trọng nhất với mẹ bầu khi bị sốt. Sức đề kháng tốt giúp giảm sốt và bù đắp các chất điện giải. Cùng tham khảo các thực phẩm dưới đây:
Thực phẩm giàu vitamin C: Các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, cà chua… chứa chất chống oxy hóa sẽ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, cải thiện các biểu hiện do sốt gây ra. Các loại nước ép, sinh tố trái cây giàu vitamin C vừa giảm sốt vừa bù đắp các chất điện giải đã mất.
Các loại rau xanh: Rau xanh có tính mát giúp hạ nhiệt, chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, hấp thụ tốt hơn. Từ đó hỗ trợ điều trị sốt hiệu quả. Mẹ có thể chế biến các loại rau này theo cách luộc, nấu, xào, súp với thịt, tôm,… vừa bổ dưỡng, vừa ngon miệng.
Một số loại rau xanh tốt cho mẹ bầu khi bị sốt:
-
Rau mồng tơi
-
Rau muống
-
Dưa leo
-
Súp lơ
-
Cải bó xôi
-
Cải xoăn
Đu đủ chín có chứa nhiều vitamin A, C, canxi, sắt không những tốt cho thai nhi mà còn giúp mẹ tăng cường sức khỏe. Bà bầu ăn đu đủ khi bị sốt giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
2.2. Nhóm ngũ cốc nâng cao hệ miễn dịch
Bột yến mạch cùng các loại ngũ cốc cũng là nhóm thực phẩm nên ăn khi bị sốt. Các loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin E, chất chống oxy hóa polyphenol và các chất xơ beta-glucan… giúp nâng cao hệ miễn dịch cho mẹ bầu.
2.3. Nhóm thực phẩm phục hồi thể lực
Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng khác tốt hơn, giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Hơn nữa, sữa chua cũng giúp hạ nhiệt khi bị sốt, hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Mẹ bầu nên ăn 2-3 hộp sữa chua mỗi ngày, có thể kết hợp sữa chua với trái cây để tăng cảm giác ngon miệng:
-
Sữa chua dâu tây
-
Sữa chua hạnh nhân
-
Sữa chua và chuối
Nước dừa: Các chuyên gia cho biết, trong nước dừa chứa nhiều chất điện giải và glucose, rất tốt cho mẹ bầu. Không chỉ có vị ngọt ngon miệng, hàm lượng kali cao trong nước dừa còn giúp lấy lại năng lượng cực tốt khi cơ thể ốm yếu, chứa chất oxy hóa nên rất tốt với sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu sốt kèm theo đầy bụng thì không nên uống nhiều nước dừa, đặc biệt là vào buổi tối.
Thực phẩm chứa nhiều protein: Khi bị sốt, cơ thể cần tiêu hao rất nhiều năng lượng để hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, cần bổ sung các thực phẩm giàu protein để cơ thể hồi phục nhanh chóng.
Các loại thực phẩm giàu protein có nguồn gốc động vật như thịt, trứng, sữa, cá và nguồn gốc thực vật như các loại đậu, hạt chia, hạt điều… Ngoài bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, chúng còn chứa các chất dinh dưỡng vitamin B6,B12, selen, kẽm giúp duy trì hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh, ngăn chặn sự hoạt động của virus gây bệnh giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng.
2.4. Nhóm thực phẩm giàu chất kháng viêm
Ăn nhiều thực phẩm kháng viêm cũng giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập từ virus…
Các loại thực phẩm kháng viêm cực tốt kể đến như: vỏ chanh, bưởi, gừng , tỏi,…
Tỏi: Tỏi có đặc tính nóng ấm, hạ nhiệt bằng cách khiến cơ thể ra mồ hôi khi bị sốt cao. Từ đó, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, thúc đẩy quá trình hồi phục. Ngoài ra, còn còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhờ vào hoạt chất allicin và selen.
Mẹ có thể giã tỏi hoặc nghiền nát, pha loãng thêm với nước uống; hoặc sử dụng vài nhánh tỏi thêm vào các món ăn sẽ rất tốt cho cơ thể.
Gừng: Gừng có tính ấm, giống như tỏi thì gừng cũng hạ sốt bằng cách khiến cơ thể toát mồ hôi đồng thời loại bỏ các độc tố. Gừng chứa nhiều khoáng chất và chất kháng viêm giúp cơ thể mau hồi phục và tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra gừng còn giúp giảm triệu chứng buồn nôn khi mang thai 3 tháng đầu.
Chế biến gừng cũng rất đa dạng như dùng làm gia vị, nấu chín hoặc pha thành trà gừng.
3. Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng đầu bị sốt
Ngoài việc bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ điều trị sốt, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số lưu ý sau:
Uống nhiều nước
Người bị cảm sốt rất dễ mất nước và chất điện giải. Vì vậy, mẹ nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mất nước khi bị sốt, duy trì quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường, đồng thời giúp các độc tố cơ thể được loại bỏ dễ dàng.
Mẹ nên uống nước sôi để nguội thay vì uống nước lọc để đảm bảo an toàn hoặc nước trái cây nhưng cần đảm bảo trái cây sạch và không có hóa chất. Ưu tiên uống nước cam vì loại nước này giúp tăng sức đề kháng và phục hồi sức khỏe tốt. Có thể thêm oresol vào nước lọc giúp bù điện giải tốt hơn.
Chế biến thành thức ăn dạng lỏng, mềm
Cơ thể khi bị sốt dễ suy yếu và mệt mỏi, thức ăn dạng lỏng, mềm giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ. Một số món ăn bổ dưỡng kể đến như: cháo, súp, phở từ nước xương, gà, bò,… Đặc biệt cháo hành lá, tía tô, trứng là món ăn phổ biến giúp hạ sốt nhanh chóng; món thịt gà ác chống mất nước và viêm nhiễm.
Tránh đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ
bị sốt khiến các cơ quan của cơ thể yếu đi, trong đó có hệ tiêu hóa. Tiêu thụ các đồ ăn nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu và cơ thể lâu hồi phục hơn.
Không nên sử dụng đồ ăn chế biến sẵn
Sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp vừa không đảm bảo vệ sinh vừa giảm bớt hàm lượng dinh dưỡng vốn có trong sản phẩm. Vì vậy, sử dụng các sản phẩm này khiến hệ miễn dịch bị yếu đi, tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể. Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn có thể chứa gia vị cay nóng khiến cơ thể sản xuất nhiều nhiệt. Do đó, cũng nên hạn chế các loại thực phẩm này.
Không ăn đồ ăn lạnh, uống nước đá lạnh: Các đồ ăn lạnh không làm cho cơ thể hạ nhiệt mà còn khiến cơ thể sốt cao hơn. Đặc biệt, trong trường hợp sốt do bệnh truyền nhiễm, uống nước quá lạnh còn gây nguy hiểm tới sức khỏe.
Có thể chia thành nhiều bữa nhỏ
Thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ bầu có thể chia thành 6 bữa nhỏ trong ngày để giảm tình trạng buồn nôn, chán ăn, ợ nóng,… do ốm nghén gây ra trong 3 tháng đầu.
4. Thực đơn tham khảo cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị sốt
Dưới đây là một số thực đơn mẹ bầu có thể tham khảo khi bị sốt trong giai đoạn 3 tháng đầu:
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng với mẹ bầu bị sốt trong 3 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, nếu việc thay đổi lối sống và chế độ ăn không giúp cải thiện sốt thì mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bằng tây y.
Nếu mẹ bầu còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề “Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu bị sốt” thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.
*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.