Chậu trúc cảnh – phong cách trang trí cây xanh thời thượng | Vườn Nhà Ta
Trang trí chậu trúc cảnh làm điểm nhấn cho không gian thêm phần xinh đẹp. Đồng thời, còn tạo ra những giá trị tâm linh tốt đẹp từ loại cây này. Hôm nay, Vườn Nhà Ta sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây trúc cảnh nhé!
Nội Dung Chính
Tại sao cây trúc cảnh lại được ưa chuộng?
Trúc từ lâu đã trở thành một dòng cây cảnh đẹp và được giới chơi cây ưa chuộng. Trúc cảnh dễ trồng ở mọi nơi, từ trong nhà ra đến sân vườn. Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, một loại trúc cảnh còn ẩn chứa những thông điệp và giá trị sâu sắc.
Đặc điểm chung của cây trúc
Trúc là một chi thuộc dòng tre, khoa học gọi chúng là Phyllostachys. Trúc thường tập trung ở khu vực châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc. Đến nay, các loại trúc cũng đã được trồng phổ biến ở các vùng khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới.
- Thân trúc thẳng đứng, chia thành nhiều đốt, rộng ở bên trong, thịt mỏng. Chiều cao thân của trúc trung bình đạt từ 3 – 7 mét, đường kính khoảng 2 – 5cm. Thân có độ dẻo dai nhất định.
- Lá của cây tương tự như lá tre nhưng thon gọn hơn. Mép lá có gai nhám và nhỏ.
- Hoa trúc thường có màu vàng hoặc trắng, nhưng rất hiếm gặp. Hoa mọc ra từ những nhánh lớp ngoài của cây, không có mùi thơm nồng mà chỉ thoang thoảng.
- Là cây thuộc họ thân thảo nên cây trúc thường có rễ chùm, bám dính vào đất cực kỳ tốt. Với đặc điểm này, cây trúc có thể sống ở mọi môi trường đất, có thể chịu hạn tốt.
Ở nước ta, cây trúc phổ biến với các loại như trúc cảnh, trúc lùn, trúc đen, trúc vàng, trúc vuông. Trong đó, những chậu trúc cảnh luôn được ưa chuộng để trang trí trong nhà và sân vườn bởi chúng mọc thưa, thân mềm, rễ dài, măng màu xanh tím, chiều cao vừa phải.
Lợi ích khi trang trí chậu trúc cảnh trong nhà
Ngày nay, hình ảnh của những chậu trúc cảnh trong sân vườn biệt thự, villa hay trong không gian nhà cửa, văn phòng, quán cafe, sảnh khách sạn… đã không còn xa lạ. Tại sao những chậu trúc cảnh lại được ưa chuộng đến vậy?
Giá trị phong thủy của cây trúc cảnh
- Dáng hình thanh mảnh, hiên ngang nhưng vô cùng dẻo dai của cây trúc cảnh tượng trưng cho khí chất của những bậc quân vương, quân tử.
- Thuộc bộ tứ “tùng, cúc, trúc, mai” nên trồng cây trúc cảnh có thể mang lại phú quý và may mắn cho gia chủ. Đặc biệt, cây trúc tượng trưng cho một sự bất khuất, kiên cường và vững vàng trong mọi hoàn cảnh.
- Cây trúc trong phong thủy không chỉ mang lại may mắn, mà còn có tác dụng cải vận, xua đuổi tà ma…
- Cây trúc phù hợp với hầu hết các mệnh trong Ngũ hành. Chúng có thể tăng vượng khí mà mang lại những điều tốt đẹp cho người sở hữu chúng.
Xem thêm: Cây phong thủy trồng ngoài ban công chịu nắng tốt
Phương diện thẩm mỹ
- Tùy vào từng loại mà những chậu trúc cảnh có thể có thân màu xanh hoặc xanh vàng, xanh nhạt hoặc xanh đậm… Trúc mọc thành từng khóm thưa, các nhánh và cành rất sum suê sẽ góp phần tạo ra một không gian đậm chất thiên nhiên cho ngôi nhà.
- Với đặc tính mọc thành từng khóm, thân cao và mảnh khảnh nên có thể sử dụng cây trúc cảnh để trang trí nhà cửa với nhiều phong cách đa dạng. Chẳng hạn như làm tiểu cảnh, đặt ở phòng khách, làm hàng rào cho ngôi nhà…
- Tổng thể vẻ đẹp của cây trúc cảnh có thể giúp thư giãn đầu óc, cải thiện tinh thần sau những ngày dài mệt mỏi vì công việc và cuộc sống.
Điểm danh các loài trúc cảnh đẹp và dễ trồng chậu
Trúc cảnh có rất nhiều loại, tiêu biểu như trúc mây, trúc phú quý, trúc nhật… Mặc dù mỗi loại đều sở hữu một vẻ đẹp đặc trưng, nhưng điểm chung là đều đẹp và cực kỳ nổi bật. Dưới đây là các loại trúc cảnh thường được trồng chậu để trang trí trong nhà và sân vườn.
Trúc phú quý
Trúc phú quý trồng chậu có chiều cao từ 40 – 50cm. Điểm đặc trưng của trúc phú quý là có thân màu xanh hơi ngả vàng ở các đốt. Cây không có cành, lá mọc thành chùm và áp sát vào thân cây.
Người ta chuộng trồng trúc phú quý bởi chúng có thể mang lại sức khỏe, phú quý và tài lộc cho gia chủ. Với những người kinh doanh hay làm văn phòng, thì đặt chậu trúc cảnh phú quý lên bàn làm việc giúp đường công danh phát triển hơn.
Trúc cần câu
Thân của giống trúc này có độ cứng và dẻo cao nên được tận dụng làm cần câu cá. Đó cũng chính là lý do chúng được gọi với cái tên như vậy.
Thân cây trúc cần câu thẳng đứng, các đốt có chiều dài khoảng 25cm. Cây có nhiều nhánh nhỏ mọc tỏa ra các hướng, tập trung nhiều thân thành từng khóm bụi.
Trúc cần câu là biểu tượng của một người quân tử với khí chất ngay thẳng, hiên ngang. Cây thường được trồng tập trung ở các dáng chậu chữ nhật, chậu ngang để làm hàng rào.
Trúc mây
Chiều cao của trúc mây khoảng 1 – 2m nếu trồng đất. Tuy nhiên nếu trồng chậu trúc cảnh, chiều cao của chúng thường giới hạn khoảng 50cm. Phù hợp để bày trí ở nhiều khu vực như sảnh, phòng khách, phòng làm việc…
Sắc xanh mướt toàn phần của cây trúc mây tôn tạo nên một không gian mát mẻ. Đặc biệt, chúng còn giúp thanh lọc bụi bẩn và làm sạch không khí.
Nếu bạn mang tặng một chậu trúc mây cho ai đó. Điều đó hàm ý sự ủng hộ, khích lệ, động viên để người được tặng có thể mạnh mẽ vượt qua mọi gian nan trong cuộc sống.
Tìm hiểu thêm: 10 mẹo trang trí cây xanh trong phòng khách
Trúc quân tử
Đây là giống trúc phổ biến để làm cảnh nhất hiện nay. Thân hình mảnh mai của trúc quân tử vừa có thể trồng thành hàng rào, vừa có thể bày trí đơn lẻ trong nhà…
Cây trúc quân tử là biểu tượng của sự may mắn, vững vàng, trường xuân. Đó cũng là hình ảnh của một bậc quân tử sở hữu trí tuệ uyên tác, nho nhã, chính trực và sáng suốt trong mọi hoàn cảnh.
Trúc quan âm
Cây trúc quan âm thường có chiều cao và kích thước lớn. Do vậy, khi trồng chậu, cần lựa chọn những loại chậu có độ rộng sâu phù hợp.
Ngoại hình của cây trúc quan tâm gần giống với hình tượng của phật thiên thủ thiên nhãn nên rất được giới chơi cây yêu thích. Trồng chậu trúc cảnh này trong nhà hoặc sân vườn với mong muốn được che chở, bình an và hạnh phúc.
Trúc nhật
Cây trúc nhật cao khoảng 50 – 100cm, có khá nhiều cành nhánh nhỏ. Lá cây thuôn dài, mỏng, mọc đối xứng nhau. Phiến lá xanh có nhiều đốm trắng loang lổ khá độc đáo.
Đặc biệt, cây trúc nhật thường có hoa. Những bông hoa trúc nhật trắng muốt, tạo cảm giác nhẹ nhàng và tinh tế. Trong phong thủy, loài cây này là biểu tượng của sức mạnh, lòng kiên cường và dũng cảm.
Trúc thiên môn
Trong các loại trúc cảnh, có lẽ đây là dòng trúc có vẻ ngoài khác lạ nhất. Chúng không có thân cao và thẳng đứng như những loài khác. Mà thường có thân rũ dài, cành lá rậm rạp. Tổng thể nhỏ gọn của cây trúc thiên môn rất được ưa chuộng để trồng chậu đặt bàn làm việc.
Sắc xanh mướt của trúc thiên môn tạo nên một không gian thiên nhiên gần gũi với con người. Có thể trồng ở những loại chậu nhỏ, chậu treo tường… để làm điểm nhấn cho nhà cửa.
Kinh nghiệm chọn chậu trúc cảnh để trồng
Chậu trúc cảnh là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ và cả quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Các loại chậu trên thị trường thường được sản xuất dưới nhiều chất liệu, mẫu mã, màu sắc… giúp dễ dàng chọn lựa để trang trí tùy vào sở thích.
Khi chọn chậu cho trúc cảnh, nên lưu ý:
- Ưu tiên chọn những loại chậu có dáng tròn, trụ, cao để phù hợp với dáng thẳng và dẻo dai của cây trúc.
- Chọn chậu có màu xám, trắng hoặc đen đều rất phù hợp để trồng các loại trúc cảnh.
- Nếu trồng trúc làm cây cảnh mini để bàn thì bạn có thể sử dụng các loại chậu dáng lùn, nhỏ tròn.
- Nếu trồng trúc làm hàng rào có thể sử dụng các loại chậu vuông, chữ nhật dài và cao.
- Chọn chậu có chất liệu tốt như nhựa composite, xi măng, sành, sứ…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc chậu trúc cảnh
Ngoài trồng trực tiếp xuống đất vườn, những chậu trúc cảnh luôn được nhiều người ưa chuộng. Bởi chậu trúc cảnh có tính thẩm mỹ cao, lại dễ di chuyển khi muốn đổi vị trí…
Trúc cảnh trồng chậu
Kỹ thuật trồng trúc cảnh trong chậu đơn giản với các bước sau đây:
Bước 1: Trộn đất phù hợp (đất thịt) với các giá thể như tro trấu, xơ dừa và phân hữu cơ với tỷ lệ phù hợp. Sau đó, tưới một ít nước để đất có độ ẩm nhất định.
Bước 2: Đào hố và đợi sau ít ngày để những mầm bệnh bị tiêu diệt. Sau đó, cho đất vào hố đã đào và quan sát khả năng thoát nước của đất.
Bước 3: Đặt nhẹ nhàng cây trúc cảnh vào hố, đảm bảo bầu cây ngang với mặt chậu và đất. Dùng tay và những dụng cụ khác để nén chặt đất.
Bước 4: Sau khi trồng chậu trúc cảnh, hãy tưới một lượng nước vừa đủ và tiếp tục chăm sóc.
Chăm sóc chậu trúc cảnh
Mặc dù là dòng cây cảnh có sức sinh trưởng mạnh mẽ. Song, để cây trúc cảnh phát triển ổn định, luôn xanh quanh năm thì cần những kỹ thuật chăm sóc kỹ càng hơn.
Nước và dinh dưỡng
Sử dụng các giá thể và xới đất để tạo độ tơi xốp cho đất. Hoặc pha thêm cát để đất có độ thoáng khí, thoát nước cũng nhanh hơn. Lượng nước không nên tưới quá nhiều, bởi cây trúc cảnh rất sợ bị úng rễ.
Ánh sáng
Trúc rất ưa sáng, nên đặt chậu trúc cảnh ở những vị trí thường xuyên có ánh sáng tự nhiên từ mặt trời. Nếu đặt ở nơi kín, hãy thường xuyên cho cây tắm nắng để giúp cây quang hợp và phát triển cứng cáp hơn.
Cắt tỉa
Cây trúc cảnh cũng có nhiều cành lá dày đặc như cây trúc ngoài tự nhiên. Do đó, phải thường xuyên quan sát để tỉa gọn theo thế và dáng mà bạn mong muốn. Loại bỏ những lá sâu, vàng úa để giúp cây tập trung dinh dưỡng phát triển.
Trang trí không gian sống bằng chậu trúc cảnh đang là một xu hướng thiết kế cảnh quan hiện đại. Hy vọng với những chia sẻ của Vườn Nhà Ta, bạn đọc đã nắm bắt thêm nhiều kiến thức về dòng cây này.
Bài viết liên quan: Trồng cây gì trước nhà để tránh xui xẻo kéo đến?
Ban biên tập: Vườn Nhà Ta
5/5 – (1 bình chọn)