Chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi tuyệt chiêu bí mật cho mẹ – Lucky Baby

Chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi tuyệt chiêu bí mật cho mẹ

Tháng thứ 5 là thời điểm chuyển tiếp của bé. Bạn có thể mong đợi trẻ thực hiện những nỗ lực đầu tiên để nói. Bé cũng chuẩn bị bò, điều đó có nghĩa là bạn cần sẵn sàng cho khả năng vận động mới của con mình. Sau đây, Lucky Baby sẽ mô tả một số cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển, chăm sóc của trẻ 5 tháng tuổi mà bạn có thể mong đợi con mình đạt được và những điều cần lưu ý khi chăm sóc bé.

1. Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì?

Đây là thời điểm bé thể hiện giọng của mình, với rất nhiều tiếng hét chói tai, tiếng ríu rít, thỏ thẻ và cười nắc nẻ. Rất nhiều em bé 5 tháng tuổi tỏ ra sảng khoái nhất vào buổi sáng, sau khi được ăn no bụng và đặc biệt là đã ngủ một giấc dài. Thế nên bạn hãy tận dụng khoảng thời gian này, tạm quên đi danh sách dài dằng dặc những việc phải làm. Bạn chỉ tận hưởng một thú vui duy nhất là nằm cạnh bé trên giường, nói chuyện, chơi đùa với bé. Bé sẽ luôn miệng cười với bạn, và thích thú khi nhìn thấy bạn cười đáp lại. Khi nghe giọng bạn, bé sẽ quay lại và tìm kiếm, nhìn vào mắt bạn và cười rạng rỡ khi đã nhận ra khuôn mặt bạn. Quả thật bé đã tiến được một bước dài chỉ trong vòng 5 tháng ngắn ngủi. Bạn hãy để ý khi bé cố với lấy những đồ vật ở ngoài tầm tay và khuôn mặt bé đang rất tập trung. Đừng nên để bé tóm được chúng quá dễ dàng; những thử thách bắt bé phải cố gắng với lấy món đồ ưa thích như thế này sẽ khiến bé cố gắng vận động, và giúp bé học cách điều khiển cơ thể di chuyển theo ý của mình

Em bé của bạn đã có thể giữ thẳng lưng và đầu khi bạn nhẹ nhàng đỡ bé ngồi dậy. Một bước phát triển quan trọng nữa ở độ tuổi 5 tháng là biết lật, khi bé có thể lật từ ngửa sang sấp, và ngược lại như một trò chơi vận động thú vị. Hàng ngày bạn hãy cho bé chơi đùa dưới sàn nhà để bé vận động nhiều và mau hoàn thiện kỹ năng quan trọng này nhé bạn.

2. Sự lo âu trước người lạ của trẻ 5 tháng tuổi

 

 

Trẻ 5 tháng tuổi có mối liên kết đặc biệt mạnh mẽ với cha mẹ cũng như người thân thường xuyên chăm sóc trẻ. Trẻ thường biểu hiện các nhu cầu, tình cảm của mình như đòi bế, khóc khi cha mẹ đi ra ngoài,… Và tất nhiên trước người lạ, trẻ sẽ níu chặt cha mẹ, xấu hổ hoặc thậm chí đầy sợ hãi. Cha mẹ đừng gượng ép trẻ phải làm thân với người mà trẻ không quen, thay vào đó, một mặt cha mẹ hãy giải thích để người đó thông cảm với tình huống, mặt khác cha mẹ hãy bế hoặc để trẻ ngồi trong lòng, để trẻ cảm nhận sự an toàn cũng như làm quen dần với sự hiện diện của người lạ, cho dù cuối cùng trẻ có thể quyết định làm thân với người đó hay không.

3. Chơi đùa với bé

Bạn hãy tỉnh táo trước những lời quảng cáo hấp dẫn về những món đồ chơi “tốt nhất” hay “có tính giáo dục nhất” cho em bé nhà bạn. Chỉ cần bố mẹ bé, các anh chị và những người thân xung quanh là đủ làm cho bé vui vẻ hàng giờ. Bạn có thể chọn một vài món đồ chơi có màu sáng, an toàn để bé có thể cho vào miệng nhai hoặc ngậm. Bé sẽ tự động chú ý đến những món đồ mà bé ưa thích thôi.

Thời điểm này bé cũng bắt đầu gắn bó với một món đồ chơi nào đó hay một cái núm ti giả. Những món đồ yêu quý này thực sự có ý nghĩa rất nhiều đối với những năm đầu đời của một đứa trẻ, nhưng lại không ảnh hưởng đến việc bé có trở nên quá nhạy cảm hay không, hoặc các vấn đề khác trong tương lai. Bạn chỉ cần để ý những món đồ xung quanh chỗ bé nằm ngủ, liệu có phủ lên mặt và làm bé ngạt thở không. Gấu bông, đồ chơi mềm, chăn mền, và những đồ chơi bằng bông đều có thể gây ra những nguy hiểm cho bé.

4. Trẻ 5 tháng tuổi ăn được những gì và những chất cần có trong thực đơn là gì?

 

 

Khi nên thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi, mẹ cần đảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng sau:

  • Tinh bột: gạo, mì, bún…

  • Chất béo: dầu ăn, mỡ động vật, dầu ăn, bơ…

  • Chất đạm: thịt, cá, cua, tôm, trứng…

  • Hoa quả và rau xanh.

Bé phát triển khoẻ mạnh khi bữa ăn đủ 4 chất dinh dưỡng kể trên. Nếu bé mới tập ăn dặm, trong một bữa ăn, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn một loại thực phẩm. Để đủ dinh dưỡng, mẹ nên cho bé ăn cả nước lẫn cái. Mẹ có thể bổ sung thêm trái cây cho bé vì chứa nhiều dưỡng chất.

Mẹ tham khảo thêm bài viết: Món ngon cho bé 5 tuổi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé

5. Bé 5 tháng tuổi không ăn được những gì?

Ngoài việc bổ sung đầy đủ chất cho bé thông qua thực đơn ăn dặm phù hợp, các mẹ cũng quan tâm những món ăn không nên cho trẻ ăn trong quá trình tập ăn dặm ban đầu. Dưới đây là một số thực phẩm không cho bé ăn hay uống khi chưa đủ năm tuổi theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa:

  • Sữa bò tươi và mật ong

  • Nước trái cây

  • Các loại thức ăn cứng có thể gây sặc, nghẹn như: các loại hạt, kẹo, quả hạch, xúc xích, thịt miếng

  • Sử dụng muối và đường trong món ăn cho trẻ cũng là điều không nên khi bé con của bạn chưa được 1 tuổi

Hy vọng với những lưu ý về chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi trên sẽ giúp ích cho các mẹ khi chăm sóc bé. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và đừng quên đồng hành cùng Lucky Baby để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho cả nhà nhé!