Cây tùng – phân loại các loại cây Tùng – Hoa Viên Cây Cảnh
3.4/5 – (16 bình chọn)
Cây Tùng là cây mọc thẳng, có loại cao từ 15-20m, tán lá dày, xanh. Cây Tùng được trồng tại nhiều quốc gia, cây có thể trồng Bonsai hoặc bóng mát rất đẹp. Tùng có nhiều loại, song ở nước ta có 6 loại sau đây hay được dùng để trồng làm cây cảnh:
Nội Dung Chính
Tùng La hán hay còn gọi là vạn niên tùng;
Cây tùng la hán hay còn được gọi là vạn niên tùng, sam đất, sam la hán… bởi hình dáng quả trông rất giống tượng la hán.Cây tùng la hán có lá nhỏ, xanh và dày, thân thẳng, cao từ 15-20m.
Thời xưa, tùng la hán chỉ có mặt ở trong vườn cảnh của các “đại gia” thời ấy như các bậc vua chúa, đế vương,các tầng lớp quý tộc, địa chủ giầu có thể hiện đẳng cấp của mình, dân đen không có cơ hội tiếp cận.
Cây tùng la hán sống bền bỉ đạt tới hàng trăm năm, nên theo quan niệm của người Nhật, Tùng La hán thuộc dòng cây linh khí, có tác dụng trừ tà, cản gió độc, đem đến sự bình an cho gia đình. Cây tùng la hán còn mang vẻ đẹp khí phách, bề thế và uy nghi nên càng được ưa chuộng.
Tùng Cối (gòn gọi là duyên tùng, tùng búp)
Cây Duyên Tùng có thân màu vàng nâu có thể cao 15 đến 20m, da sần sùi, có nhiều vết nứt (nhìn có vẻ cây này chậm lớn, già, cổ), lớp da cây khá dày. Nhựa cây có mùi thơm đặc trưng, trong thân cây có lõi màu đen rất cứng (nên khó uốn chi), cành cây lúc còn nhỏ rất dẻo.
Lá cây phát triển thành từng búi lá, nếu vị trí lá có đầy đủ nắng thì sẽ không bung ra, còn nếu lá ở trong mát (hoặc ở dưới tán lá khác) thì sẽ bung ra thành 5 lá nhỏ.
Lá cây duyên tùng rất nhỏ so với những cây cảnh thông thường và có màu xanh tươi rất đẹp mặc dù cây này không có hoa, không quả nhưng một khi ai đã ngắm nhìn thì khó mà quên. Hình ảnh của cây duyên tùng đong đưa trong gió nhìn lên ngọn giống như những dãy đồi núi đang di chuyển…
Tùng Liễu (còn gọi là tùng tí liễu)
Là cây Lá kim, cành mềm rủ xuống gần như liễu. Loại này trồng gần hồ nước thì rất đẹp.
Tùng bách tán (bách tán)
thân mọc thẳng, cao từ 15-20m, cành mọc quanh thân thành tán và có nhiều tầng tán xếp từ gốc lên ngọn nên có tên gọi là tùng bách tán.
Bạch đầu tùng hay còn gọi là cây thông nàng.
Loại này thân nhỏ, không cao, lá kim, có nhược điểm hay để lại lá khô trên cành, làm giảm vẻ đẹp của cây.
Tùng đuôi ngựa hay còn gọi là cây thông nhựa
thứ này có 3 loại: thông 2 lá, thông 3 lá và thông 5 lá, trong đó thông 5 lá là quý hơn cả.
Trong 6 loại tùng kể trên, có hai loại thường được chọn làm cây cảnh nghệ thuật ở Việt Nam, đó là tùng la hán và tùng cối.
Vẻ đẹp giữa tùng và hạc có cùng một vẻ đẹp thanh cao và trường thọ: đây cũng là một bộ cảnh kinh điển thường thể hiện trong thơ ca, nhạc, họa và điêu khắc, được người đời ưa chuộng.
Ngoài ra, Khi nói đến tùng là nói đến khí phách của người quân tử. Sống giữa rừng sâu, núi cao chỉ có tùng mới đủ sức vươn lên khỏi các bụi cây lúp xúp để đón nắng và gió trời và cũng chỉ có tùng mới chịu được mọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Nhựa cây Tùng già (hổ phách) ngoài việc để làm hương liệu còn là một linh dược quý để trị bệnh cứu người.
Chúng tôi hiện đang mua & bán các loại cây tùng. Giá bán tùy thuộc vào độ đẹp của cây & dáng cây