Cây sung – Cách trồng và chăm sóc sung cảnh, sung bonsai đẹp
Mô tả
.Là một cây trong tứ quý, được tin tưởng đem đến may mắn, sung túc cho chủ nhà. Cây sung rất được ưa chuộng trồng làm cảnh, bonsai để trang trí nội ngoại thất.
Tên khoa học: Ficus glomerata Roxb.var.chittagonga king, thuộc chi Ficus
Họ: Dâu tằm – Moraceae.
Cây sung có nguồn gốc từ các nước Châu Á và bán đảo Đông Dương.
Đặc điểm của cây sung
Cây sung là cây thân gỗ thường xanh, có chiều cao từ 6-10 m. Thân to có cành lá xum xuê, vỏ cây có nhựa mủ màu trắng, gỗ mềm.
Lá cây sung là dạng lá đơn có kích thước nhỏ trên mép nguyên hoặc có hình răng cưa. Trên lá già hay lá bánh tẻ thường có những u lồi do các kí sinh gây ra, lá có tuổi thọ cao.
Đây là cây ưa sáng nhưng khi ánh sáng quá gắt hay thiếu sáng lá cây sẽ trở nên mỏng, cây ít phân cành nhánh, cành nhánh dài ra hơn.
Bộ rễ rất khỏe ăn sâu nên có thể trồng ở bờ ao, nơi gần nước. Quả tự ra trên các cành già và có khả năng mọc thành hạt để gieo cây non.
Cây sung là loại cây có hoa không đẹp nhưng có gốc, thân cành đẹp mang vẻ chất phác, mộc mạc, lá to cho người chơi có cảm giác thanh nhã. Đặc biệt quả bám trên thân cây khi chín có màu đỏ đẹp nên cây sung được dùng trồng để làm cây cảnh trong sân vườn biệt thự, nhà ở, khuôn viên công ty rất đẹp.
Hoa cây sung thì lại “ẩn cư” trong nách lá, cành non, nhụy cái và nhụy đực “trốn trong” đài hoa như cái kén. Trên đầu đài lõm cong xuống, tạo ra một “phòng” rất rộng rãi. Do đài hoa ôm trọn nhụy cái và nhụy đực bên trong nên chúng ta không nhìn thấy, vì vậy cho rằng chúng không có hoa, không nở hoa.
Quả của cây sung có thể dùng làm thực phẩm chế biến mứt. Chúng còn dùng để làm thuốc chữa trị một số bệnh như: Nhuận phế, trị nôn, thanh nhiệt, nhuận tràng vì rễ cây, quả và lá có tính bình thanh mát…
Cách trồng và chăm sóc
Cách trồng cây sung cảnh
Cây sung thích hợp với điều kiện nóng ẩm của vùng nhiệt đới song có tính chịu khô hạn và lạnh khá cao, khi bị khô hạn hay lạnh thì các điểm sinh trưởng được bao bọc bởi các vảy quanh thân và cành giúp cây có thể chịu đựng được dài hơn vì vậy cây sung được phân bố rộng rãi.
Cây sung là cây dễ tính không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt. Song để cho một cây sung đẹp có dáng đẹp cho nhiều cành nhánh, lá nhỏ và cành không vươn dài thì nên cắt tỉa cành lá, uốn thân cành theo dáng thế mong muốn và bón phân lân cho cây.
Để cây phát triển theo ý muốn thì nên điều tiết lượng nước tưới cho cây. Bởi nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, cần bón thêm phân cho cây 1-2 lần vào đầu mùa mưa.
Cách làm cho cây sung ra quả:
Bạn có thể kích thích cho cây sung ra quả bằng cách ngưng tưới nước cho cây từ 15-20 ngày vặt bỏ lá. Sau khi ra đợt lá tiếp theo cây sẽ ra quả sau 3 tháng cách này nên làm vào tháng 6 đến tháng 8 cây sẽ cho quả vào dịp cuối năm và tết để trưng bày.
Cách nhân giống cây sung
Cây sung thế được nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành, chiết cành. Song thực tế nhân giống bằng hạt được sử dụng nhiều hơn vì tạo ra cây con sẽ phát triển và sinh trưởng tốt.
Nhân giống bằng cách gieo hạt cần chọn quả chín, thịt mềm để lấy hạt. Chà sát lớp vỏ ngoài cho sạch nhớt. Sau đó mang gieo ngay. Trước khi gieo có thể ủ hạt ở nơi ẩm để hạt dễ nảy mầm, đất gieo hạt cần nhỏ mịn, sạch cỏ. Khi gieo xong cần phủ rơm hay xơ dừa rồi tưới nhẹ giữ ẩm cho cây. Khi cây đạt chiều cao từ 15-20 cm thì có thể bứng đi trồng.
Đất trồng cây sung phải chọn loại đất có khả năng giữ nước tốt. Nên chọn những nơi có nhiều nước để trồng là tốt nhất. Chọn cây cao từ 15-20 cm để bứng đi trồng khi thấy cây có lá non thì nên cắt bỏ lá này đi rồi trồng. Lấp đất đến phần cổ rễ cây, tưới nước 1-2 lần trong 1 tuần để giữ ẩm cho cây.
Công dụng của lá Sung
Lá Sung thường được sử dụng trong ẩm thực khi ăn kèm với thịt chua, nem nắm, gỏi cá. Ngoài ra lá Sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, có thể dùng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da. Một số bài thuốc có thành phần là lá Sung:
Điều kinh phụ nữ: lá Sung 60g, măng sậy hoặc búp sậy 30g, ngải cứu 20g, phèn chua phi 5g và một ít muối. Tất cả giã nát, thêm nước dừa quấy đều rồi vắt lấy nước. Uống vào thời gian gần có kinh thì hành kinh tốt.
Chữa sởi trẻ em: lá Sung tật (lá có các mụn), lá dâu, lá đậu ván, lá cối xay mỗi thứ 15g tất cả sao vàng, sắc uống trong ngày. Trẻ từ 2-5 tuổi, mỗi lần uống 20ml, cách 2 giờ uống 1 lần cho đến khi khỏi.
Cây Sung có mấy loại?
Ta cần phân biệt rõ Sung ta với Sung Mỹ. Sung ta thì trồng để lấy bóng mát. Trồng làm cảnh còn Sung Mỹ thì được trồng với mục đích lấy quả. Cây Sung ta thì chia làm 2 loại là cây Sung nếp và cây Sung tẻ. Với chùm quả sai, kích thước quả không quá lớn, tròn đều. Ăn lá cũng như quả đậm vị hơn nên Sung nếp được ưa chuộng hơn Sung tẻ.
Có nên trồng cây Sung trước nhà không?
Trong quan niệm xưa và nay thì nhà càng đẹp thì tiểu cảnh cũng phải đẹp. Việc trồng cây cảnh trang trí trước nhà không những mang lại sự trong lành, sinh động cho không gian sống của gia chủ mà nó còn phải hợp phong thủy, tâm linh. Tránh phạm vào những điều kiêng kị mang điều xấu cho gia chủ. Vì vậy, việc lựa chọn cây cảnh trồng trước nhà cần phải được tìm hiểu cẩn thận, kỹ lưỡng.
Cây trồng trước nhà: Không nên trồng cây quá lớn trước nhà, cành lá rậm sum suê che hết đi ánh sáng chiếu vào trong nhà. Ngoài ra khi thời tiết gió bão có thể làm gãy cành, đổ cây gây nguy hiểm cho con người. Theo kinh nghiệm của cha ông để lại thì thông thường khi lựa chọn cây trước cửa nhà nên chọn những cây xanh tốt khoẻ khoắn. Những cây có dáng ủ rũ tuyệt đối không được trồng. Như vậy Sung là lựa chọn đúng đắn trong việc lựa chọn các loại cây nên trồng trước nhà. Tuy nhiên ta cũng nên chọn vị trí trồng cây thích hợp với cửa chính.
Tuyệt đối không trồng cây ở vị trí giữa cổng, lối đi. Nếu trồng ở đó sẽ ngăn cản dòng khí vào nhà. Làm cản trở vận may, sự nghiệp của gia chủ. Còn ở bên trái, bên phải nếu không thuận mắt với cửa chính và bố cục ngôi nhà thì cũng cần xem xét nhé.
Cách tạo dáng cây Sung cảnh. Cách uốn cây sung
Sau khi trồng được một thời gian. Khi thấy cây bắt đầu phát triển ổn định ta có thể tiến hành tạo những dáng nghệ thuật bonsai cây sung. Tùy từng độ mềm dẻo của thân, cành mà bạn cần có những thao tác cẩn thận, tiến hành từ từ để uốn nắn. Cắt bỏ những cành, nhánh có dáng xấu. Khi uốn cành cần cắt tỉa bớt lá hoặc những cành quá sát vào nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng. Để có một cây bonsai đẹp thì phần thân, phần xương sống của cây là quan trọng nhất. Nó quyết định dáng thế của cây. Vì vậy thân cây là bộ phận đầu tiên được các nghệ nhân ưu tiên uốn tỉa. Các thế cây sung cảnh đẹp tạo hình ảnh cây sung cảnh
Dựa vào dáng thân rồi sau đó mới uốn tỉa cành chính sao cho phù hợp với tổng thể tạo cây sung bonsai đẹp. Thứ tự uốn là uốn những cành quanh thân cây, uốn từ gốc lên đến ngọn cây. Uốn cành lớn trước rồi cành nhỏ sau. Bởi vì càng để cành già thì càng khó uốn nắn theo ý muốn. Vật dụng để tạo dáng cây bonsai gồm có kéo cắt và dây kẽm. Dùng dây kẽm để uốn cành theo những hình dáng đã được định hình từ trước.
Mua cây Sung cảnh ở đâu?
Cây Sung – Loại cây mang lại nhiều may mắn, tài lộc phải không nào. Còn chần chừ gì mà không mua ngay nó về trang trí cho khuôn viên ngôi nhà của bạn. Giá bán cây sung cảnh tốt nhất tại Vườn Đô Thị.
Quý khách có nhu cầu mua chậu cây hay thuê cây văn phòng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CPPT CẢNH QUAN BABYLON
Địa chỉ: 9/238 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0961.335.788
CSKH: 024.6650.8244
Email: [email protected]