Cây rau sâm đất: Tác dụng chữa bệnh thần kỳ và những món ngon khó cưỡng – KCM Đà Nẵng

Dạo gần đây trên các trang mạng lan truyền nhau về công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau sâm đất. Vậy lời đồn này có đúng không? Cây rau sâm đất có những công dụng gì? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.

Rau sâm đất là gì?

 

Rau sâm đất hay còn được gọi là cây thổ sâm hay địa sâm là tên gọi của một loại cây thân thảo, thuộc chi sâm mùng tơi-Talinum. Rau sâm đất mọc hoang nhiều ở nước ta, nhất là ở vùng dồi núi. Ngày nay, rau sâm đất được các gia đình Việt trồng nhiều, vừa có tác dụng làm cây cảnh, làm món ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh.

Một số hình ảnh cây sâm đất

Cây sâm đất Việt Nam
Củ sâm đất
Mặt cắt ngang củ sâm đất
Hoa sâm đất
Quả sâm đất

Đặc điểm sinh học cây sâm đất

 

  • Rau sâm đất là loại cây thân thảo, mọc thẳng đứng, có rễ trụ, hình thoi mẫm.

  • Thân cây mọc tỏa, hình nan hoa của xe đạp, trơn, nhẵn màu đỏ nhạt phân nhánh nhiều ở dưới. Thân cây sâm đất cao trung bình từ 50-60 cm, cá biệt có cây cao tới 150cm.

  • Lá sâm đất mọc so le nhau, hình trứng ngược hoặc hình lá xoan thuôn dài. Phiến lá sâm đất dày, mập, mặt trên trơn nhẵn màu lục thẫm, mặt dưới màu trắng bạc, có nhiều lông. Trung bình lá cây có độ dài từ 2-4cm, chiều ngang từ 1,5-3cm.

  • Hoa sâm đất có màu hồng khá bắt mắt. Quả sâm đất nhỏ, khi chín màu mận tím, hình dáng và kích cỡ tương tự quả mùng tơi. Thời gian ra hoa và đậu quả của sâm đất là từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm.

Cây sâm đất có tác dụng gì?

 

Rau sâm đất thường được trồng lấy lá làm món ăn hoặc lấy rễ làm thuốc. Sau đây là công dụng chữa bệnh và những bài thuốc từ cây sâm đất được lưu truyền trong dân gian.

Làm lành vết thương

Sâm đất giúp các vết thương nhanh lành

Từ kinh nghiệm sử dụng ngàn đời của dân gian, tới khoa học kĩ thuật hiện đại ngày nay đã đều chứng minh lá cây sâm đất có tác dụng tốt trong việc làm lành vết thương. Nó thúc đẩy quá trình lên do non ở vết thương, đặc biệt với những vết thương đã mưng mủ.

Tác dụng thanh nhiệt, giải độc

 

Dân gian thường sử dụng rau sâm đất sắc thành nước uống trong những ngày hè oi bức, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị nóng trong cơ thể rất hiệu quả.

Giảm đau và giảm viêm khớp

 

Theo kinh nghiệm dân gian, rau sâm đất có tác dụng giảm đau, trị viêm nhiễm ở những khớp xương. Ngoài ra, củ sâm đất còn được sử dụng để lợi tiểu, nhuận trang, long đờm, giảm ho và hen suyễn.

Phòng chống bệnh tim mạch, huyết áp

Cây sâm đất giúp phòng chống bệnh huyết áp, tim mạch

Theo các tài liệu Đông y, rau sâm đất là loại cây có vị chua, hơi đắng, tính mát, dùng để thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Ngoài ra, hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sâm đất lại rất lớn, có tác dụng trong việc ổn định hàm lượng cholesterol xấu ở trong máu, giúp thành mạch bền vững và ổn định huyết áp.

Bà bầu ăn rau sâm đất được không?

 

Về tác dụng rau sâm đất với phụ nữ, ở Trung Quốc người ta sử dụng cây sâm đất để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Người Thái lại dùng nó để nhằm kích thích tiết sữa và phục hồi chức năng của tử cung ở phụ nữ sau khi sinh đẻ.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở Thái Lan mới đây cũng đã thử nghiêm và công bố rằng, dịch chiết từ cây sâm đất có tác dụng làm sẩy thai ở các con chuột cái. Tuy chưa có công bố về việc sử dụng rau sâm đất làm sẩy thai ở người, nhưng để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai tốt nhất không nên sử dụng loại cây này.

Các bài thuốc chữa bệnh từ rau sâm đất

 

Việc sử dụng cây sâm đất chữa bệnh đã được sử dụng từ rất lâu. Sau đây là một số bài thuốc từ dân gian chữa bệnh từ cây sâm đất, hiệu quả, đơn giản và bạn hoàn toàn có thể thực hiện được tại nhà.

Chữa kiết lỵ

 

Bài thuốc từ rau sâm đất chữa kiết lỵ được ông cha ta truyền lại từ xưa đến nay vẫn có hiệu quả. Nguyên liệu là 100g lá sâm đất, 100g cỏ sữa, 20g cỏ nhọ nồi, rửa sạch rồi đem đun với 500ml nước. Nấu đến khi nào cô đọng lại còn 1 bát nước thì thôi, uống hết trong ngày.

Rau sâm đất chữa huyết áp cao

 

Đối với người mắc bệnh cao huyết áp, mỗi ngày lấy 12g hoa sâm đất tươi hoặc khô, nấu thành nước uống hằng ngày, có công dụng ổn định và điều hòa huyết áp. Ngoài ra, ăn canh từ lá sâm đất cũng có tác dụng hỗ trợ ổn định huyết áp, hơn nữa món canh này còn rất thơm ngon.

Chữa sỏi thận bằng rau sâm đất

Chữa sỏi thận bằng cây sâm đất

  • Cách 1:

    mỗi ngày bạn lấy từ 10-20g rau sâm đất khô, đun sôi, uống thay nước hàng ngày. Cách làm này giúp tán sỏi từ từ nên phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

  • Cách 2:

    rau sâm đất kho bạn tán thành bột để sử dụng dần. Mỗi ngày lấy 10g bột, hòa với 1 lít nước sôi uống hết trong ngày. Cả 2 cách là này cho hiệu quả như nhau.

Giúp các vết thương mau lành

 

Thân cây sâm đất hái về rửa sạch, phơi khô rồi tán thành bột. Rắc bột này lên các vết thương giúp vết thương nhanh lên da non, nhanh lành miệng, giảm đau và sưng tấy.

Hạt sâm đất ngâm với nước sẽ tạo thành một hỗn hợp keo dính, đắp hỗn hợp này lên các nốt mụn nhọt hoặc vết thương hở miệng sẽ làm lành nhanh chóng.

Chữa bệnh tiểu đường

 

Bài thuốc sử dụng cây sâm đất này có tác dụng ổn định lượng đường trong máu ở những bệnh nhân tiểu đường rất hiệu quả.

  • Cách thứ nhất bạn có thể ngâm rượu bằng thân cây sâm đất, mỗi ngày uống 1 chén trước bữa ăn.

  • Cách thứ 2 dùng 20g sâm đất khô đun nước uống hằng ngày. Mỗi đợt uống là 30 ngày, sau đó nghỉ 1 tuần rồi lại uống tiếp. Lưu ý là không được sử dụng quá 25g sâm đất mỗi ngày.

Trị đầy bụng, khó tiêu

 

Bạn lấy 200g lá sâm đất, thái nhỏ rồi đun với nước vo gạo thành một loại canh sệt. Canh này khi uống vào bụng sẽ kích thích vận động của đường ruột, đẩy mạnh chức năng tiêu hóa, giảm trướng bụng, đầy hơi…

Bài thuốc tẩy giun

Chính xác là bài thuốc này có công dụng trị giun đấy, bạn không thể ngờ phải không. Đem giã nhuyễn 50g lá sâm đất tươi rồi lọc lấy nước, pha thêm với 150ml nước đun sôi để nguội. Buổi sáng khi thức dậy, uống hết một cốc nước này, sau 4 tiếng bạn có thể ăn uống bình thường. Uống nước sâm đất này liên tiếp 3 ngày, sẽ có công dụng trị giun hiệu quả.

Chữa khí hư ra nhiều ở phụ nữ

 

Lá sâm đất rửa sạch, thái nhỏ rồi đem hấp với 2 lòng trắng trứng gà, ăn khoảng 4-5 ngày là bệnh sẽ thuyên giảm.

Các món ăn được chế biến từ rau sâm đất

 

Đây là phần không thể nào thiếu khi nhắc đến cây sâm đất. Rau sâm đất lành tính, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị bệnh, lại còn ăn rất ngon nữa. Dưới đây là những món ăn ngon nấu từ rau sâm đất mà bạn không thể bỏ qua.

Canh sâm đất nấu tôm

Canh sâm đất nấu tôm

Nguyên liệu: 500g rau sâm đất, 200g tôm đồng bóc vỏ, hành, ngò, gia vị mắm muối.

Thực hiện:

  • Rau sâm đất cũng chọn những lá non, rửa sạch, để ráo.

  • Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ ở giữa sống lưng đi rồi ướp gia vị.

  • Hành khô băm nhỏ, phi vàng rồi cho tôm vào xào chung, khi dậy mùi thơm rồi thì cho nước vào vừa ăn.

  • Đun sôi canh thì cho rau sâm đất vào. Khi này bạn mở vung để tránh rau bị đỏ. Khi canh sôi khoảng một vài phút là bắc ra ăn nóng, không đun kĩ quá vì sẽ làm mất vị ngon của rau. Trong ngày hè nóng bức thì một bát canh tôm nấu với rau sâm đất sẽ giúp bạn giải nhiệt, thoải mái lên rất nhiều.

Rau sâm đất xào thịt nạc

Rau sâm đất xào thịt nạc

Nguyên liệu: rau sâm đất 400g, 200g thịt nạc vai, gia vị

Cách làm:

  • Rau sâm đất rửa sạch rồi cắt thành từng đoạn nhỏ, để ráo.

  • Thịt nạc vai băm nhỏ, ướp gia vị.

  • Phi thơm hành rồi cho thịt vào đảo, khi thịt gần chín thì cho rau sâm vào, đảo nhanh tay tới khi rau chín thì bắc ra. Rau sâm không nên xào chín quá, nên để sật sật, an sẽ ngon hơn.

  • Món này ăn vã hoặc ăn với cơm trắng thì rất tốn, bạn có thể làm thường xuyên để cải thiện bữa ăn cho cả gia đình.

Canh sâm đất nấu xương

 

Nguyên liệu:

  • 500g rau sâm đất

  • 2 cục xương ống

  • 300g xương sườn

Thực hiện:

  • Rau sâm đất khi mua hoặc hái bạn nên chọn những lá non, ăn sẽ ngon hơn. Sau đó bạn rửa sạch và để ráo nước.

  • Xương bạn chặt miếng vừa ăn, rửa sạch. Sau đó cho vào nồi đun lần thứ nhất, đến khi nước sôi thì vớt ra rồi rửa sạch lại. Việc làm này giúp loại bỏ bớt chất bẩn có trong xương và giúp nước canh có màu trong hơn.

  • Lần thứ 2 bạn cho đầy đủ gia vị mắm muối rồi đun canh trong vòng nửa tiếng để dưỡng chất trong xương heo được tan vào trong nước. Sau đó bỏ rau vào, đun đến khi canh sôi là bắc ra, thêm hành, tiêu, ngò vào rồi ăn nóng.

  • Canh sâm đất nấu xương rất ngon và dễ ăn, mọi thành viên trong gia đình ai cũng có thể ăn được.

Cây sâm đất ngâm rượu

Cây sâm đất ngâm rượu

Những tác dụng của cây rau sâm đất chúng ta đã tìm hiểu ở trên rồi, giờ tôi không nhắc lại nữa. Sau đây tôi sẽ chỉ cho bạn cách ngâm rượu với củ sâm đất, để có 1 bình rượu sâm hảo hạng.

  • Nguyên liệu:  Củ sâm đất, rượu nếp trắng.

  • Khi ngâm rượu hãy chọn những củ sâm tươi, mới được đào lên. Bởi củ sâm đất không bảo quản được lâu chỉ khoảng 20-30 ngày trong ngăn mát tủ lạnh, vì thế sau khi đào lên hoặc mua về, nên ngâm càng sớm càng tốt.

  • Dùng nước rửa sạch những bụi bẩn trên củ sâm, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng để đánh những phần đất dính trên sâm cho sạch, sau đó dùng khăn sạch lau khô, rồi để nơi khô thoáng khoảng.

  • Sau 30 phút đến 1 tiếng bỏ củ sâm vào bình theo chiều thẳng đứng, rễ củ sâm hướng xuống dưới.

  • Về chọn bình ngâm tốt nhất là chọn bình thủy tinh, bền chắc, không bị vỡ khi di chuyển, không bị nứt, nổ khi áp suất cao. Kích thước của bình phải lớn hơn củ sâm.

  • Về chọn rượu nên chọn rượu tự nấu là có tác dụng tốt nhất, không mua rượu không rõ nguồn gốc, bán trôi nổi trên thị trường.

  • Khi ngâm rượu, hãy dùng túi ni lông buộc chặt nắp bình, không để không khí lọt vào, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Sau 3 đến 6 tháng là có thể sử dụng. Sau khi chắt nước cột lần 1 ra, bạn có thể đổ thêm rượu vào để ngâm lần 2, lần 3, tác dụng vẫn rất tốt.

  • Lưu ý lúc mới ngâm, cứ 1 tuần đến 10 ngày bạn nên kiểm tra xem bình rượu có bị ẩm mốc không. Nếu thấy ẩm hãy thử đổi nơi cất trữ hoặc thay gói hút ẩm mới.

Bài viết này tổng hợp những thông tin đầy đủ nhất về cây rau sâm đất, cảm ơn các bạn đã đón đọc.