Cây mực (cây phèn đen): Công dụng, cách dùng và địa chỉ bán uy tín
Nội Dung Chính
Thông tin cơ bản về cây mực
1. Tên gọi khác
Cây mực còn được gọi với nhiều cái tên quen thuộc khác như: cây Phèn đen, cây Quả mực, cây Mã hổ, Hoàng liên ô rô, cây Tạo phan diệp, cây Chè nộc,… và tên khoa học của cây mực đó là: Phyllanthus reticulatus Poir.
2. Phân bố
Cây mực thường mọc trong các bụi cây với độ cao thấp. Lá cây ưa nắng, khả năng chịu ẩm tốt nên dễ tìm thấy ở ven sông, vệ đường hay ven đồi núi.
Tại Việt Nam, dược liệu xuất hiện nhiều nhất ở các tỉnh vùng núi cao mát như: Lào Cai, Cao Bằng, Lai Châu, hay Bắc Kạn, Lâm Đồng,…Ngoài ra, cây mực cũng sinh sống ở nhiều nước Châu Á gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal,…
3. Thành phần hóa học
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện cây mực chứa rất nhiều dương chất tốt cho cơ thể. Lá cây chứa nhiều tinh dầu cùng các axit tannic, taraxerol, và betulin, phenol.
Trong rễ cây mực có các hợp chất như: flavonoid, glycoside, phenol,…Phần quả chứa những chất như: monoterpen, pinene,…Ngoài ra, dược liệu này còn chứa các hoạt chất như: các loại vitamin A, E, K, tanin, ancaloit, cùng saponin, caroten,…
Tác dụng của cây mực đối với sức khỏe con người
Cây mực được sử dụng ngày càng rộng rãi. Sở dĩ dược liệu này được săn đón, có mặt trong nhiều bài thuốc chữa bệnh là do:
1. Theo Đông y
Phèn đen đã được dùng trong Đông y từ lâu đời. Trong Đông y, lá cây mực có vị chua ngọt, rễ có vị chát, tính hàn, không độc có công dụng kinh can và thận. Dược liệu được sử dụng để thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ điều trị chứng kiết lỵ, đi ngoài phân lỏng, chống viêm, chữa bí tiểu, sỏi thận, phù chân, bổ thận,…
Ngoài ra, mỗi quốc gia sẽ sử dụng cây mực với các công dụng khác nhau, cụ thể:
- Đông Phi: Quả được dùng làm thức ăn và chữa tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Vỏ cây khô được sử dụng làm thuốc chữa chứng kiết lỵ. Lá dùng điều trị lở loét và bỏng rát. Lá và rễ điều trị gãy xương, chấn thương, các bệnh gan, lách, thấp khớp.
- Châu Âu: Lá dược liệu được dùng làm bột chữa các vết loét, bỏng, thuốc lợi tiểu,…
- Châu Phi: Sử dụng cây mực chống chảy máu chân răng, chữa đau dạ dày, táo bón,…
- Châu Á: Ở Châu Á cây mực được sử dụng làm chất chống tiêu hóa, lợi tiểu, chống viêm nhiễm, chữa chảy máu chân răng, hen suyễn, trị viêm phế quản,….
2. Theo nghiên cứu y học hiện đại
Qua nghiên cứu dược lý hiện đại, các chuyên gia phát hiện trong cây mực chứa các hoạt chất tốt cho cơ thể như: tanin, ancaloit, saponin, và caroten, các loại vitamin A, E, K, tinh dầu,…Đây là những hoạt chất có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, cầm máu, kiểm soát và ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển, tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, đen tóc,…
Không những thế, các chuyên gia còn tìm thấy sitosterol, Friedelin và axit betulinic trong thân, lá cây mực. pentacosane, 21-α-dihydroxy friedelan-3-one, và taraxerol cùng lupene-24-diol trong vỏ thân cây giúp chữa suy thận, tiểu buốt, gai cột sống,…hiệu quả.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây mực
Cây mực rất tốt cho sức khỏe, chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Mỗi một bệnh lý sẽ có cách sử dụng phù hợp. Trước khi sử dụng dược liệu, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc hay từ cây mực, bạn có thể tham khảo và áp dụng.
1. Cây mực chữa chứng kiết lỵ
Chuẩn bị: Lá cây mực tươi, Mạch nha, Cam thảo đất cùng Ý dĩ với tỷ lệ bằng nhau.
Thực hiện: Mang cây mực đi giã nát, thêm nước và chắt lọc lấy nước cốt. Những vị thuốc khác mang tán bột. Mỗi lần sử dụng ½ thìa bột uống cùng với nước cốt cây mực. Thực hiện bài thuốc này 3-5 ngày sẽ giảm triệu chứng kiết lị vô cùng hiệu quả và nhanh chóng.
2. Cây mực giúp giải độc rắn cắn
Chuẩn bị: Lá cây mực tươi
Thực hiện: Giã nát lá của cây mực và sau đó chắt lấy nước uống, phần bã dùng để đắp vào vết thương (vị trí rắn cắn) sẽ giúp giải độc tạm thời.
Lưu ý: Sau khi sơ cứu với lá mực tươi xong thì bạn cần nhanh chóng tới bệnh viện gần nhất để được bác sĩ chữa trị kịp thời.
3. Cây mực chữa chứng chảy máu ở nướu
Chuẩn bị: Lá cây mực, lá xuyên tiêu và long não
Thực hiện: Cho các lá dược liệu đã chuẩn bị vào trong miệng, ngậm lâu khoảng 10 – 15 phút để cầm máu ở vùng nướu rất tốt.
4. Cây mực chữa vết thương hở
Chuẩn bị: Lá cây mực khô
Thực hiện: Mang rửa sạch lá cây mực, để ráo nước rồi tán thành bột mịn. Rắc bột lên các vết thương hở, vết thương không khép miệng để vết thương hồi phục nhanh chóng.
5. Cây mực chữa nọc độc mới phát
Chuẩn bị: Lá cây mực và lá bèo ván
Thực hiện: Đem thảo dược rửa sạch , ngâm qua nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn. Giã nát dược liệu và đắp lên vùng đau nhức. Áp dụng bài thuốc này liên tục trong vài ngày thì bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
6. Cây mực chữa chứng đi đại tiện ra phân lỏng do nhiệt
Chuẩn bị: 40g Đậu đen sao vàng và 40 phèn đen ngọn có lá.
Thực hiện: Bỏ dược liệu vào trong nồi, đổ 800ml nước đun sôi đến khi nước còn lại 200ml. Chia nước thuốc đã sắc được thành 3 lần uống trong ngày. Không sử dụng lại thuốc vào ngày hôm sau. Thực hiện liên tục trong 3 – 5 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất, dùng bài thuốc này cho đến khi hết đại tiện ra phân lỏng thì dừng.
7. Cây mực chữa bệnh trĩ cấp độ I
Chuẩn bị:1 nắm lá cây mực, 5 lá huyết dụ và 1 nắm lá trắc bách diệp.
Thực hiện: Mang các dược liệu trên đi rửa sạch, thái sợi nhỏ rồi sao vàng hạ thổ. Tiếp đó sắc cùng với 800ml nước, khi nước còn lại 200ml thì tắt bếp. Uống 150ml, chia làm nhiều lần nhỏ để uống trong ngày.
50ml nước thuốc còn lại hòa thêm nước, đun kỹ để ngâm rửa trĩ mỗi ngày 1 – 2 lần. Thực hiện trong 5 – 10 ngày. Nên thực hiện đều đặn, không ngắt quãng để đạt được hiệu quả cao, ngăn chặn búi trĩ phát triển thành cấp độ nặng hơn.
8. Cây mực chữa lỵ
Chuẩn bị: 20g rễ cây mục và 20g vỏ quả lựu.
Thực hiện: Mang sắc các dược liệu trên và chia làm 2 lần dùng trong ngày. Nên thực hiện đều đặn 3 – 7 ngày để có được hiệu quả chữa bệnh được tốt nhất.
9. Cây mực chữa sưng đau, cơ thể bầm tím do té ngã
Chuẩn bị: 30g lá cây mực
Thực hiện: Giã nát lá cây mực, đắp lên trên vùng bị tổn thương khoảng 30 phút. Thực hiện đều đặn trong 3 – 5 ngày, các vết sưng đau, bầm tím sẽ biến mất nhanh chóng.
10. Cây mực chữa gai cột sống
Chuẩn bị: 30g mỗi vị lá cây mực và lá lốt, 10g rễ gấc, 20g mỗi vị gồm cỏ xước và lá bưởi bung.
Thực hiện: Những vị thuốc trên đem đi sao vào, rồi sắc cùng với 1,5 lít nước. Sắc thuốc ở lửa vừa trong vòng 2 giờ đồng hồ. Mỗi ngày uống 3 lần và dùng sau ăn 30 phút.
11. Cây mực chữa chứng thận hư và suy giảm chức năng thận
Chuẩn bị: 20g mỗi vị gồm Cây mực, cây quýt gai, cây muối và cây nổ.
Thực hiện: Mang sắc các dược liệu trên với 1.5 lít nước. Khi nước thuốc còn lại phân nửa thì bạn tắt bếp, chia làm nhiều lần uống hết trong ngày. Áp dụng bài thuốc này thường xuyên và kiên trì cũng giúp bạn giảm chứng thận hư khá là tốt.
12. Cây mực chữa chứng kiết lỵ
Chuẩn bị: 20g mỗi vị gồm rễ cây mực, dây mơ lông, cỏ seo gà và cỏ tranh, 2 lát gừng tươi.
Thực hiện: Những dược liệu trên đem sắc lấy nước uống. Chia nước thuốc làm 2 – 3 lần dùng hết trong ngày. Uống liên tục cho đến khi hết chứng kiết lỵ thì ngừng.
13. Cây mực chữa bệnh thủy đậu
Để trị bệnh thủy đậu từ phèn đen, bạn có thể áp dụng một trong hai cách sau đây:
Dùng dưới dạng bôi: Mang lá cây mực rửa sạch, đun sôi cùng với nước tới khi nước thuốc cô đặc lại, cho thêm chút muối trắng. Đắp nước thuốc vào các vùng mọc thủy đậu.
Dùng dưới dạng uống: Lấy 1 nắm lá cây mực rửa sạch rồi đun sôi với nước. Chắt lọc nước ra bát để uống trong ngày, mỗi ngày uống đều đặn 2 – 3 lần.
Bạn kiên trì áp dụng một trong hai cách trên thì chỉ sau mấy ngày, các nốt thủy đậu sẽ thuyên giảm hẳn.
14. Cây mực chữa nọc chứng trớ ở trẻ nhỏ
Chuẩn bị: 3g cây mực khô và 20g chích cam thảo.
Cách dùng: Mang 1 nửa cây mực đi nướng chính, còn 1 nửa để sống. Tán nhỏ tất cả các dược liệu đã chuẩn bị ban đầu rồi trộn đều lại với nhau. Mỗi lần sử dụng 2g hỗn hợp trên, trộn cùng nước cơm hay nước cháo rồi cho trẻ uống.
15. Cây mực chữa chảy máu chân răng
Chuẩn bị: Cuống lá cây mực với liều lượng vừa phải.
Cách dùng: Mang dược liệu đi sao vàng rồi tán thành bột. Lấy 4g dược liệu uống cùng với nước chè. Mỗi ngày dùng 2 lần cho tới khi các triệu chứng bệnh suy giảm, cải thiện rõ rệt. Nên áp dụng bài thuốc này ít nhất 1 tuần.
16. Cây mực chữa bệnh bí tiểu, tiểu rắt
Chuẩn bị: 40g cây mực cùng với 20g phèn phi.
Cách sử dụng: Mang các dược liệu trên đi trên tán thành bột mịn rồi nặn thành viên hoàn có kích thước như hạt ngô. Mỗi lần sử dụng khoảng 6g. Ngày uống 3 lần, uống cùng với nước cơm và sau ít ngày thì bạn sẽ thấy mình không bị bí tiểu, tiểu rắt nữa.
17. Cây mực chữa mụn nhọt
Chuẩn bị: Lá cây mực dạng tươi, củ chuối tiêu
Thực hiện: Mang các dược liệu trên đi giã nát rồi đắp lên chỗ bị mụn. Mỗi ngày thực hiện 1 lần để nhanh đạt hiệu quả. Sau 7 ngày, bạn sẽ thấy số lượng mụn nhọt giảm thiểu đáng kể.
Đối tượng nào nên sử dụng cây mực để chữa bệnh?
Các chuyên gia khuyên rằng, những đối tượng dưới đây nếu kiên trì sử dụng cây mực sẽ giúp bệnh tình chuyển biến tốt:
- Người bị bệnh thận hư, suy thận, hoặc đang gặp các vấn đề về thận
- Nổi mụn nhọt, tiêu chảy, chảy máu chân răng
- Người mắc bệnh trĩ lâu năm
- Người bị viêm, đau nhức tại các khớp tay, khớp chân, đầu gối, khuỷu tay,…
- Bị bệnh thủy đậu, hoặc bệnh sởi,…
- Bí tiểu, tiểu rắt, đi tiểu đau buốt
- Bị rắn độc cắn,…
Một số lưu ý khi sử dụng cây mực để chữa bệnh
Việc sử dụng dược liệu đúng cách, liều lượng sẽ đạt hiệu quả điều trị bệnh cao, nhanh chóng. Nhưng nếu bạn sử dụng sai hay không đúng cách, nó có thể gây phản tác dụng, thậm chí là khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, khi sử dụng cây mực chữa bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Phụ nữ đang mang thai khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào, bao gồm cả cây mực cũng cần hỏi ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc. Điều này giúp tránh các ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi, sức khỏe mẹ bầu.
- Không lạm dụng dược liệu trong điều trị bệnh. Tuy cây mực chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, nhưng không có nghĩa là sử dụng càng nhiều càng tốt. Vì thế, bạn cần cân nhắc sử dụng liều lượng vừa phải phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.
- Trong quá trình sử dụng cây mực, tốt nhất nên kiêng bia rượu, các chất kích thích khác. Bởi, nó sẽ giúp cơ thể hoạt động tốt nhất, đạt hiệu quả chữa bệnh cao và tăng khả năng hồi phục.
- Hạn chế tối đa tiêu thụ những thực phẩm giàu chất béo hay quá nhiều chất đạm. Nên lựa chọn cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học khi sử dụng thuốc.
Cây mực bao nhiêu tiền 1 kg? Mua ở đâu tốt?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp, bán cây mực tươi và khô. Vì thế, bạn cần tìm hiểu, lựa chọn thật cẩn thận. Tốt nhất, bạn nên chọn những cơ sở lớn, uy tín, được nhiều người lựa chọn và phản hồi tích cực.
Không chỉ nhận được những chia sẻ, tư vấn hữu ích trong cách sử dụng mà hơn hết nó còn được đảm bảo chất lượng một cách tốt nhất.
Tại Cây thuốc dân gian, bạn có thể tìm thấy hàng ngàn sản phẩm dược liệu quý từ thiên nhiên, trong đó có cây mực. Các sản phẩm ở đây đều được cam kết đảm bảo chất lượng, an toàn tuyệt đối. Không những thế, sản phẩm có thông tin xuất xứ, hướng dẫn cách sử dụng vô cùng chi tiết. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của mỗi người.
Hiện cây mực đang được bán trên thị trường với giá là 100.000 vnđ/ 1 kg. Để mua cây mực với giá hợp lý, chất lượng tốt, bạn có thể liên hệ ngay caythuocdangian.vn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về cây mực, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này cũng như sử dụng đúng cách, đạt hiệu quả cao. Để đảm bảo an toàn, khi sử dụng, bạn nên trao đổi với bác sĩ, thầy thuốc giỏi.
Triết lý: Thương hiệu của chúng tôi được xây dựng từ uy tín của
khách hàng, với
chúng tôi, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên mục tiêu hàng đầu.
Cam kết không bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
Hotline: 0869145860
Địa chỉ: Đa Sỹ – Cao Thắng – Lương Sơn – Hòa Bình
Nhập số điện thoại và gửi
Chúng tôi sẽ gọi lai cho bạn ngay
Tư vấn online
Tư vấn Zalo
1 Đánh giá bài viết này
0
0
0
0
0
0