Cây mắc ca – cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao – AGRI THỊNH VƯỢNG

 

  1. Đặc điểm cây mắc ca

       Cây mắc ca có nguồn gốc từ Úc được du nhập sang nhiều nước Châu Á trong đó có Việt Nam. Đây là loại cây thân gỗ lâu năm có chiều cao trung bình lên đến 10 – 18 m, tán có thể rộng tới 15m. Cây mắc ca cho bộ tán rộng và bộ rễ nông. Cây Mắc ca có hai loại là Mắc ca vỏ hạt nhám (Macadamia tetraphylla) và vỏ hạt nhẵn (Macadamia integrifolia). Lá có hai loại là mép nguyên và lá có mép có răng cưa. Hoa nở rộ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau (có khi kéo dài đến tháng 4), hoa tự bông dài từ 15-25cm, mỗi chùm hoa chỉ đậu từ 5-14 quả. Hoa màu trắng hay hồng. Hoa Mắc ca không phát ở đầu cành mà mọc ra từ nách lá cành 1- 2 tuổi hoàn toàn độc lập với phát lộc cành non. 

               

                                                                 Hoa mắc ca

      Qủa mắc ca có dạng hình cầu tròn mọc thành từng chùm. Khi còn non quả có màu xanh nhưng khi chín sẽ chuyển sang màu nâu và vỏ quả tự nứt. Bên trong lớp vỏ khô là nhân hạt có màu trắng sữa.

                                                         

                                                             Quả mắc ca                            

  1. Đặc điểm sinh trưởng:

     – Nhiệt độ: Cây mắc ca chịu lạnh khá tốt do có nguồn gốc ôn đới, nhiệt độ bình quân không thấp hơn 13oC và không cao hơn 32oC. Giai đọan ra hoa, cây Mắc ca yêu cầu nhiệt độ ban đêm từ 17-20oC để phân hóa mầm hoa giúp cây ra nhiều hoa. 

     – Đất: Có tầng canh tác sâu 1m, tơi xốp, thoát nước tốt, đất không bị chặt, pH thích hợp là 5-6. 

    – Địa hình: Nên trồng cây ở vùng đất dốc dưới 150 trở xuống. 

    – Gió: Do cây có bộ rễ nông nên chọn địa điểm trồng có ít gió bão. Cần thiết phải trồng xen với cây chắn gió có thân cao hoặc trồng 1 đến 3 hàng cây chắn gió xung quanh khu vực trồng cây Mắc ca. 

     – Cây Mắc ca là cây ưa sáng, vì vậy không được trồng dưới tán cây khác. 

     Cây Mắc ca đã được nhập về trồng ở Việt Nam, trồng thử nghiệm đầu tiên tại Ba Vì (Hà Nội) sau đó được trồng tại Đak Lak, Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Đơn Dương, Lâm Hà). Sản phẩm có giá trị kinh tế là quả Mắc ca. Tuổi thọ kinh doanh khoảng 40-60 năm. Đặc điểm chung của loài là rễ cọc kém phát triển. Cây có tán rộng, rễ nông vì vậy cây chịu gió bão kém. Hiện nay do có giá trị kinh tế cao nên cây mắc ca được mở rộng diện tích ra các vùng khác. Những vùng trồng nhiều mắc ca nhất cả nước là tỉnh Lâm Đồng, khu vực Tây Nguyên và một vài tỉnh khu vực Tây Bắc.

                                   

     Công ty Agri Thịnh Vượng đồng hành cùng Mắc Ca anh Lục Văn Bằng ở Lạng Sơn

  1. Lợi ích về dinh dưỡng

     Các nhà khoa học nước ngoài đánh giá loại quả mắc ca là loại hạt giàu dinh dưỡng số 1 thế giới. Chúng là loại quả có chứa hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng cao nhưng lại không chứa Cholesterol. Trong thành phần dinh dưỡng của quả mắc ca có đến 78% là dầu tự nhiên. Ngoài ra còn có hàm lượng chất xơ và các loại vitamin và khoáng chất quý giá. Trong dầu mác-ca có trên 87% là axit béo không no, hàm lượng protein trong nhân lên tới 9,2%, cùng 20 loại axít amin rất cần thiết cho cơ thể… Nhân hạt mác-ca được dùng làm thực phẩm cao cấp, dầu được dùng trong các loại mỹ phẩm, rất được ưa chuộng ở thị trường Âu Mỹ.

     Người ăn thường xuyên hạt mắc ca có thể giảm nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch, làm giảm lượng đường trong máu và thậm chí còn có tác dụng giảm cân khá hiệu quả. Chính những lợi ích tuyệt vời từ hạt mắc ca mang lại cho sức khỏe mà giờ đây hạt được chế biến thành khá nhiều loại thức ăn như chè, làm nhân bánh hoặc sấy khô vv. Dầu chiết xuất từ hạt mắc ca được sử dụng làm mỹ phẩm được nhiều người ưa chuộng.

4.     Lợi ích kinh tế của cây mắc ca

Theo các nhà làm vườn thì đây là loại cây cho kinh tế cao. Chỉ trồng một lần có thể cho thu hoạch lâu dài lên đến trên 30 năm. Do cây giàu dinh dưỡng nên giá bán của hạt mắc ca cũng khá cao mang lại nguồn thu nhập khá cho người làm vườn.

Một năm, Việt Nam sản xuất được khoảng 7.000 tấn hạt, hơn 80% sản lượng là xuất khẩu. Tuy nhiên theo các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, sản lượng trên là quá nhỏ so với nhu cầu của thị trường. Có thời điểm, khách hàng đặt mua nhưng không có để bán. Do đó việc mở rộng diện tích cây mắc ca đang được nhà nước hết sức quan tâm. Diện tích trồng mỗi năm trên thế giới tăng 9%, nhưng sản lượng tiêu thụ lại tăng tới 12%. Chính vì vậy còn rất nhiều cơ hội để mở rộng diện tích cho cây macca ở Việt Nam.

                             

                          Sử dụng các sản phẩm của Agri Thịnh Vượng  đem lại sản lượng cao cho cây Mắc ca

Hiện cần lưu ý về giống cây trồng sao cho chọn được giống chuẩn tránh bị nhầm giống cây không cho quả là công cốc. Vì đầu tư cũng không phải là nhỏ và thời gian thu hoặch kéo dài nên việc nghiên cứu kỹ trước khi trồng rộng dãi là rất cần thiết. Nước ta cũng cần định hướng phát triển hạ tầng sau thu hoạch công nghệ bảo quản chế biến chú ý xây dựng thị trường đầu ra để giúp nông dân có thể phát triển cây mắc ca được bền vững .

                           

                                                                     Cây giống mắc ca 

Sau đây là những chia sẻ của ông Lục Văn Bằng về kỹ thuật trồng cây mắc ca ở Lạng Sơn. Có thể nói rằng, ông là người đầu tiên đưa cây mắc ca về làm giàu cho vùng đất Lạng Sơn và là nguồn cung cấp giống Mắc ca chuẩn và chất lượng cho bà con trồng mắc ca vùng Tây Bắc và miền Bắc.

 

———–
Nhà nông cần thêm thông tin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Agri Thịnh Vượng
SĐT: 0984 023 568/ 0942 023 568/ 0984 610 690
Email: [email protected]
Website: https://agritv.vn
Facebook: https://www.facebook.com/tuvannongnghiepsach/