Cây mắc ca – Cây ăn quả có nhiều dinh dưỡng – Giống cây ăn quả
Thông tin sản phẩm
Hạt mắc ca mới xuất hiện 2 năm gần đây nhưng được nhiều người kháo nhau là rất giàu dinh dưỡng ăn lại thơm ngon hơn cả hạt điều và hạt hạnh nhân.
Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam một thời gian nhưng đã được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Hạt mắc ca với hương vị thơm ngon bùi bùi đã được nhiều người sành ăn tìm mua mỗi khi đến mùa. Nhiều người đánh giá về độ ngon của loại hạt này có thể còn hơn các loại như hạt hạnh nhân và hạt điều. Khi tìm hiểu sâu hơn về loại quả này bạn mới thấy được giá trị dinh dưỡng của chúng tốt thế nào đến sức khỏe của bạn. Ở nước ngoài loại hạt này được xếp vào nhóm hạt giàu dinh dưỡng số 1 thế giới.
Đặc điểm của cây mắc ca
Cây mắc ca có nguồn gốc từ Úc được du nhập sang nhiều nước Châu Á trong đó có Việt Nam. Đây là loại cây thân gỗ lâu năm có chiều cao trung bình lên đến 10m. Cây mắc ca cho bộ tán rộng và bộ rễ nông. Hoa của cây mắc ca có màu trắng hoặc hơi hồng thường mọc ra từ nánh lá vào khoảng tháng 12 đến tháng 2 hàng năm.
Xem thêm: Cây kiwi, Cây hồng đào
Qủa mắc ca có dạng hình cầu tròn mọc thành từng chùm. Khi còn non quả có màu xanh nhưng khi chín sẽ chuyển sang màu nâu và vỏ quả tự nứt. Bên trong lớp vỏ khô là nhân hạt có màu trắng sữa.
Lợi ích về dinh dưỡng
Các nhà khoa học nước ngoài đánh giá loại quả mắc ca là loại hạt giàu dinh dưỡng số 1 thế giới. Chúng là loại quả có chứa hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng cao nhưng lại không chứa Cholesterol. Trong thành phần dinh dưỡng của quả mắc ca có đến 78% là dầu tự nhiên. Ngoài ra còn có hàm lượng chất xơ và các loại vitamin và khoáng chất quý giá.
Người ăn thường xuyên hạt mắc ca có thể giảm nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch, làm giảm lượng đường trong máu và thậm chí còn có tác dụng giảm cân khá hiệu quả. Chính những lợi ích tuyệt vời từ hạt mắc ca mang lại cho sức khỏe mà giờ đây hạt được chế biến thành khá nhiều loại thức ăn như chè, làm nhân bánh hoặc sấy khô vv. Dầu chiết xuất từ hạt mắc ca được sử dụng làm mỹ phẩm được nhiều người ưa chuộng.
Lợi ích kinh tế của cây mắc ca
Theo các nhà làm vườn thì đây là loại cây cho kinh tế cao. Chỉ trồng một lần có thể cho thu hoạch lâu dài lên đến trên 30 năm. Do cây giàu dinh dưỡng nên giá bán của hạt mắc ca cũng khá cao mang lại nguồn thu nhập khá cho người làm vườn.
Cách trồng cây mắc ca :
Do là giống cây nhập ngoại nên mới được trồng tại Ba Vì và Lam Đồng. Muốn nhân giống cây mắc ca đại trà thì bạn cần phải hiểu được đặc tính sinh trưởng của cây và kĩ thuật trồng loại cây nhập này.
– Nhiệt độ: Cây mắc ca chịu lạnh khá tốt do có nguồn gốc ôn đới.
– Lượng mưa thích hợp cho cây khoảng từ 1500-2000mm.
– Đất: Cây mắc ca phù hợp với loại đất tơi xốp có tầng canh tác sâu và độ pH khoảng 5-6.
– Gió: Do có bộ rễ nông nên cây không chịu được gió bão quá mạnh. Nên trồng các loại cây chắn gió cho cây.
Kỹ thuật trồng cây Mắc ca
Tiêu chuẩn chọn giống cây :
Cây mắc ca được nhân giống tại Việt Nam bằng phương pháp ghép hoặc chiết. Tỷ lệ cây ghép sống cao và nhanh cho thu hoạch. Bạn nên chọn cây con giống khỏe mạnh không bị sâu bệnh. Cây cần phải cao khoảng 50cm trở lên và có đầy đủ bộ phận như lá chồi non và bộ rễ phát triển.
Thời vụ trồng:
Ở nước ta cây mắc ca nên trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5 trở đi. Lúc này lượng mưa dồi dào giúp cây phát triển tốt mà không cần phải mất nhiều công tưới.
Chuẩn bị đất trồng cây ;
Trước khi trồng cây bạn cần chuẩn bị đất thật kĩ càng. Đất cần được phát quang nhổ sạch cỏ và đá răm. Trước khi trồng cần đào hố và nhân định khoảng cách từng hố để cây phát triển không bị cạnh tranh nhau. Kích thước hố trồng khoảng 60x60x60cm và khoảng cách giữa các hố với nhau tối thiểu từ 4m trở lên. Trước khi trồng cần bón lót bên dưới mỗi hố một lượng phân chuồng hoai mục 10kg + 0,5kg phân Super Lân và một lượng vôi bột khử trùng mầm bệnh bên trong đất.
Kỹ thuật trồng
Chọn thời điểm mát mẻ để trồng cây. Khi trồng bạn tiến hành tách bỏ lớp bầu nilon và nhẹ nhàng đặt cây vào chính giữ hố. Chú ý hướng cây thẳng đứng không xiêu vẹo. Lấp đất lại và lèn chặt phần cổ rễ giúp cố định cây với đất. Trồng xong tưới nước ngay để cây nhanh thích nghi với đất mới. Vì cây Mắc ca không chịu được gió to nên trồng cây chắn gió từ 2 đến 3 hàng bao xung quanh.
Kỹ thuật chăm sóc:
Sau khi trồng cây 20-30 ngày tiến hành kiểm tra, trồng dặm cây bị chết; chỉnh sửa ngay ngắn cây bị nghiêng đổ.
Trong khoảng 1 tháng đầu cần thường xuyên thăm cây con để cung cấp nước và kịp thời phát hiện mầm bệnh hại cây. Do là loại cây ưa nước nên bạn cần chú ý cung cấp đủ lượng nước tưới cho cây. Vào mùa khô cần tưới tăng lên và có thể ủ quanh gốc rơm rạ để tránh bốc hơi nước.
Bón thúc:
Để cây ra hoa đúng thời điểm và cho quả sai hơn thì ngoài việc tưới nước bạn cần bón thêm phân bón cho cây. Nên chia thành 2 giai đoạn chăm bón cho cây.
– Giai đoạn trước khi cây ra hoa:
Bạn tiến hành bón thúc năm 2 lần với một lượng phân NPK 16-16-8 mỗi lần cách nhau từ 1 dến 1,5 tháng. Mỗi gốc bạn bón vào đó 100gram. Năm sau lượng phân bón tăng lên khoảng 15% so với năm trước.
– Giai đoạn khi cây ra hoa, đậu quả:
Bón phânchia làm 3 lần một năm. Bón vào thời điểm cây chuẩn bị ra hoa, đang ra quả và sau khi thu hoạch. Mỗi năm bạn bón một lượng phân chuồng khoảng 20kg vào mỗi gốc. Năm sau lượng phân bón tăng hơn năm trước 10%.
Tỉa cành, tạo tán:
Cây mắc ca là loại cây gỗ có chiều cao khá lớn nên cần phải tỉa cành tạo tán cho chúng giúp cây thông thoáng và nhận được nhiều ánh sáng nhất giúp cây phát triển tốt hơn. Khi mới trồng khoảng 3 tháng cây sẽ đạt chiều cao hơn 1m. Lúc này bạn tiến hành tỉa cành để tạo cành cấp 1 cho cây. Từ cành tỉa sẽ cho ra 2 cành câp 1. Khi cành cấp 1 phát triển bạn lại tiến hành cắt tỉa thành cành cấp 2-3. Hàng năm sau khi thu hoạch quả bạn cũng nên tỉa thưa loại bỏ những cành héo, cành sâu bệnh để cây được thông thoáng hơn giúp phát triển tốt vào vụ sau.
Trồng xen cây ngắn ngày
Để giúp tăng hiệu quả sử dụng đất bạn có thể trồng những cây ngắn ngày xen kẽ như các loại cây hoa màu, đậu vv. Vưa hạn chế cỏ dại lại giúp giữ ẩm và tăng thêm thu nhập sau khi chờ cây chính lớn.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Được đánh giá là loại cây khỏe mạnh và ít sâu bệnh tuy nhiên đây là giống nhập ngoại nên không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng sâu bệnh khi trồng ở nước ta. Một số bệnh điển hình có thể kể đến đó là bệnh đốm vàng trên hoa khiến hoa bị khô héo và bệnh nổi nốt đốm trên quả do vi khuẩn xâm nhập vào bên trong vỏ khiến chất lượng của quả giảm đi rõ rệt.
Với hai loại bệnh này bạn cần phải phát hiện sớm để có cách xử lý kịp thời. Phun thuốc chống lại vi khuẩn khi cây mới chớm bị. Ngoài ra bạn cần làm sạch vườn tược, không nên trồng quá dày để giúp cây phát triển tốt và ít sâu bệnh.
Bên cạnh loại bệnh hại hoa và quả ảnh hưởng đến năng suất của cây thì còn có loại nấm hại thân và lá. Một khi nhiễm bệnh thì lá sẽ héo khô và dần dần cây cũng bị chết. Với loại nấm này bạn cũng có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như hỗn hợp Metalaxyl nồng độ 0,4% và Thiophanate-methyl nồng độ 0,2% để phun cho cây mỗi tuần 1 lần phun 3 lần liên tiếp.
Thu hoạch hạt Mắc ca
Sau khi trồng cây mắc ca đến năm thứ 3 bạn đã có thể thu hoạch được quả. Qủa mắc ca có dạng hình tròn như viên bi khi chín sẽ chuyển từ màu xanh sang màu nâu và vỏ tự nứt. Bạn có thể thu hoạch ngay trên cây hoặc có thể chờ cho quả chín tự rụng xuống gốc rồi thu hoạch đều được. Sau khi thu hoạch quả trong vòng 1 ngày bạn nên boc vỏ và đem sấy khô ngay để giữ được chất lượng quả được tốt nhất.