Cây khế cảnh đẹp giá rẻ ở Bình Dương và Sài Gòn –
Cây khế cảnh được nhiều người chơi cây xem như một loại cây sinh tiền sinh vàng. Cây khế từ trước đến nay luôn được xem như cây chiêu tài, rất phù hợp với những gia đình đang kinh doanh, buôn bán hoặc làm nghề trong lĩnh vực kinh tế, tài chính
Đặc điểm của cây khế
Cây khế còn được gọi là Ngũ Liêm Tử, thuộc họ Chua me đất, có nguồn gốc từ Sri Lanka.
Cây khế cảnh thuộc cây thân gỗ nhỏ, nhiều cành nhánh, và phân cành thấp, chiều cao khoảng 3-7m. Khi cây già vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều nốt sần và có ít lông như thân non. Gỗ cây giòn, rễ cọc sâu tới 1,5m, các rễ lông hút hoặc rễ chùm thì tập trung ở đất mặt khoảng 30-40 cm.
Lá khế màu xanh tươi, hình trái xoan nhọn ở đầu, lá kép mọc đối ở các cành,mép nguyên, có lá dài đến 50cm.
Hoa khế màu tím hồng, mọc thành chùm ở nách lá hoặc đầu cành nên rất sai hoa. Mỗi cánh hoa có 2 phần móng ngắn màu trắng; phần phiến hình bầu dục có màu hồng tím nhạt ở mặt ngoài, mặt trong đậm màu hơn với rất nhiều chấm tím đậm. Cây khế kiểng nảy chồi vào mùa xuân, hoa khế nở vào đầu hạ và kết quả và cuối thu.
Nên khi gặp điều kiện thời tiết khô và ấm thì tỷ lệ đậu quả rất cao. Quả khế có 5 múi, vị giòn, chua ngọt. Khế có hai loại chua thường múi nhỏ và ngọt múi to và mọng hơn.
Ý nghĩa của cây khế cảnh
Quả khế có 5 múi, đại diện cho 5 nguyên tố ngũ hành trong cuộc sống: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đồng thời khi chín, quả khế có màu vàng – gợi liên tưởng tới tiền vàng, châu báu. Quả khế cũng gắn liền tới câu chuyện cổ tích: ăn khế trả vàng. Chính vì lẽ đó, cây khế trong phong thủy là biểu trưng cho sự đủ đầy, sự sung túc, giàu có, tài lộc như nước.
Cây khế cảnh thường nhú chồi phát lộc vào mùa xuân, ra hoa vào mùa hạ nắng ấm và ra quả vào cuối thu, chính vì thế dân sành cây cảnh rất yêu thích dòng cây này do cây phát lộc ra hoa ra quả quanh năm.
Đặc biệt, trong phong thủy cây khế có tác dụng cân bằng yếu tố âm – dương, mang lại sự bình yên, cân bằng, chan hòa trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Chính vì lẽ đó, cây khế đẹp được nhiều người yêu thích và tin tưởng lựa chọn để trồng trong sân vườn, trước cửa nhà, tạo thế độc để đón tài đón lộc cho gia chủ.
Những tác dụng mà cây khế mang lại
Cây khế cảnh có quả ngon, hình dáng đẹp, giàu ý nghĩa được trồng trong vườn nhà hay sân vườn để che bóng mát và hái quả quanh năm.
Cây khế bonsai nghệ thuật vừa trang trí vừa thu hái quả và thường trồng ở các khu sinh thái, sân vườn biệt thự mang vẻ đẹp sinh động đầy sức sống nhưng cũng không kém phần sinh động.
Theo đông y, quả khế có tính hàn, vị chua ngọt, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu,giải độc, sinh tân dịch, trị phong nhiệt.
Lá khế tính mát, có tác dụng tán nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa ung nhọt, lở ngứa, chữa mẩn ngứa, sưng đau do dị ứng; giã nhỏ để lấy nước đắp lên nơi bị lở loét do sơn ăn. Lá khế được ăn để giảm trĩ, cầm máu, nước ép hạ sốt. Lá khế chữa lở sơn, dị ứng, mày đay, cảm nắng, sổ mũi, sốt, ho, sốt xuất huyết, mụn nhọt,… Nếu bị hóc xương cá, lấy 3-4 chiếc lá khế rửa sạch, nhai và nuốt dần.
Hoa khế có tác dụng giải độc thuốc phiện, lở ngứa, chữa ho đờm, sốt rét, ho khan, thận hư,…
Quả chữa ho, sổ mũi, viêm họng, dị ứng,…
Vỏ thân, vỏ rễ chữa viêm dạ dày, viêm ruột, đau khớp, đau đầu mạn tính,viêm họng…
Ngoài ra cây khế còn chữa được nhiều bệnh: đau đầu, ho do phong nhiệt, sưng họng, lở miệng, sốt rét, sản hậu phù thũng, sỏi tiết niệu, tiểu tiện nóng rít, bí tiểu, khớp xương đau nhức,sưng đau do ung nhọt hoặc do ngã, ngứa âm đạo, da mẩn ngứa, giải độc thuốc phiện.
Xem thêm : Những tác dụng tuyệt vời của cây Vú Sữa
Cách trồng và chăm sóc cây khế luôn tốt
Cây khế cảnh chịu được nhiệt độ cao, chịu nóng nhưng cũng chịu được rét, nhiệt độ thấp kể cả rét đậm.
Cây khế bonsai ưa nắng trồng nơi thoáng gió, rộng rãi, tuy nhiên cây cũng chịu được một phần bóng râm.
Đất trồng khế cần loại đất ẩm, nhiều mùn và nhiều dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt vì khế dễ bị thối và ngập úng. Lượng nước tưới cho khế vừa phải, chỉ cần chú ý khi cây trong giai đoạn từ cây con đến khi trưởng thành. Giai đoạn nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm thì tăng cường tưới, thời tiết khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều.
Bón phân cho cây khế kiểng cũng không cầu kỳ, tuy nhiên trong giai đoạn nuôi quả, nên bón tro bếp và vôi bột để cải thiện chất lượng quả, không nên bón đạm.
Cây khế đẹp thường gặp các loại sâu bệnh là ruồi và sâu đục quả.
Xem thêm: Cây hoa nguyệt quế được ưa thích
Như vậy, qua những kinh nghiệm của Cây xanh Bình Dương đưa ra hy vọng sẽ giúp ích ít nhiều cho bạn đọc khi đang có ý định chơi giống cây cảnh này.
Hotline : 0944353629 Mr Hải
Rate this post