Cây khế cảnh

Đôi nét về cây khế cảnh 

Đặc điểm hình thái của cây khế

     Cây khế phát triển rất chậm, thân ngắn và tán ra nhiều nhánh, rậm rạp, rộng, tròn và đạt chiều cao từ  6 đến 9 m.

     Khi cây già thì vỏ ở thân cây sẽ chuyển thành màu nâu đỏ, có khá nhiều nốt sần và ít lông như thân non.

    Lá khế nhanh rụng, sắp xếp xoắn, mọc xen kẻ, kép lông chim lẻ, dài 15 đến 20 cm, với 5 đén 10 lá chét gần như mọc đối, hình trứng hay hình trứng thuôn dài từ 4 đến 9 cm. Các lá mềm, màu xanh trung bình, mặt trên hơi trơn , lông mịn và trắng ở mặt dưới. Lá chét rất nhạy cảm với ánh sáng và có khuynh hướng gập lại vào ban đêm hoặc khi cây bị lắc đột ngột.

     Cụm hoa nhỏ có cuống màu đỏ nhẹ , màu hoa cà, sọc tím, hoa phủ lông tơ, rộng khoảng 6 mm, được mọc ra trên các cành cây ở nách lá.

     Quả của khế hình thuôn, theo chiều dọc chia 5 đến 6 góc, dài 6.5 đén 15 cm và rộng đến 9 cm, vỏ mỏng màu cam vàng. Quả khế ngon ngọt, giòn, thịt màu vàng khi chín. Lát cắt quả hình ngôi sao rất đẹp. Quả có hạt màu nâu, dài 6 đén 12 mm và củng quá quả không có gì cả.

   

Cung cấp cây khế cảnh

 

Đặc điểm sinh trưởng của cây khế

     Khác với nhiều cây nhiệt đới khác, cây khế không cần nhiều ánh nắng. Chăm sóc rất dễ dàng, tưới bón phân không cần quá cầu kỳ. Cây ra hoa và kết trái quanh năm nên rất được người làm vườn ưa thích.

     Cây khế thường phát lộc vào mùa xuân, ra hoa vào đầu mùa hạ và có kết quả vào cuối thu. Vì vậy thời điểm thích hợp để trồng khế là vào mùa xuân hoặc mùa thu. Trồng và chăm sóc đúng thời vụ cây sẽ cho hoa nhiều và sai trái.

     Ngày nay người ta thường uốn thân cây khế thành dáng bonsai để trồng làm cảnh. Bởi bên cạnh tác dụng lớn về sức khỏe thì cây còn mang ý nghĩa phong thủy khá lớn. 

“Quê hương là chùm khế ngọt” - Quả khế được ví như quê hương, một trong những điều thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

 

Phân loại cây khế cảnh

     Cây khế có một số loại khác nhau, vì chúng không quá khác biệt nhau nên bạn rất dễ bị nhầm lẫn. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những giống cây phổ biến. Cụ thể như sau: 

Cây khế ngọt

     Cây khế này thường khá bé và có ngoại hình rũ xuống, lá màu xanh đậm, mọc dày và đan xen vào nhau. Hoa của giống này mang màu hồng khá nổi bật. Trong khi đó quả khế ngọt thanh nên được rất nhiều người yêu thích. Một số giống khế ngọt nguồn gốc từ nước ngoài như Khế ngọt Đài Loan, khế ngọt Thái Lan, khế ngọt Malaysia…

Cây khế chua

     Khế chua sở hữu phần thân cao to, tán rộng hơn rất nhiều so với khế ngọt. Lá cây sở hữu kích thước lớn, cành mướt, đặc biệt quả của cây này có có kích thước lớn, trông bắt mắt. Tuy nhiên vì quả sở hữu vị chua đặc trưng nên thường được dùng để nấu ăn.

 

Ý nghĩa phong thủy của cây khế

     Khế là loại cây được trồng chủ yếu với mục đích chính là lấy quả. Bởi quả khế có tác dụng chữa cảm, viêm họng, giảm cân, tốt cho tim mạch,… rất tốt. Lá khế theo ông bà ta truyền lại giúp chữa mẩn ngứa, sưng đau do dị ứng. Nhưng hầu hết những gia chủ hiện nay đầu trồng cây để ăn quả cũng như phủ mát cho ngôi nhà của mình. Bên cạnh những tác dụng trên thì cây khế còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt. 

 

Lợi ích của cây khế trong đời sống

Trong y học

     Ở Ấn Độ, quả khế có tác dụng để cầm máu và giảm trĩ, nước ép thì dùng làm thuốc hạ sốt.

     Còn ở Brasil, người ta dùng khế làm thuốc lợi tiểu trong trường hợp tiểu ít.

     Riêng ở Việt Nam cây khế trở thành loại cây hết sức thân thuộc trong vườn nhà với nhiều lợi ích từ các bộ phận của cây. Qủa khế dùng để chế biến thức ăn. Lá Khế chữa được các bệnh lở sơn, dị ứng, mày đay, cảm nắng, sổ mũi, sốt, ho, sốt xuất huyết, mụn nhọt,… Hoa chữa sốt rét, ho khan, ho đờm, thận hư,… Quả chữa ho, viêm họng, sổ mũi, dị ứng,… Vỏ thân, vỏ rễ chữa đau khớp, đau đầu mạn tính, viêm dạ dày, ruột, viêm họng…

 

“Quê hương là chùm khế ngọt” - Quả khế được ví như quê hương, một trong những điều thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

 

 

Trong trang trí cảnh quan

     Cây khế được trồng trong vườn nhà hay trước sân để làm cây bóng mát và hái quả quanh năm. Quả của khế từ xưa đã được người dân dùng một trong một số món ăn. Còn với khế ngọt thì có thể ăn sống rất ngon.

     Ở nước ta hiện nay, trồng khế trong chậu cảnh hiện đang được nhiều người ưa chuộng. Bạn có thể bắt gặp những cây khế dù thấp nhỏ vẫn ra hoa, ra quả ngay cả khi được trồng trong chậu cảnh. Một chậu cây khế vừa có thể làm cảnh, vừa thu quả thật tiện lợi.

    Có những cây khế từ vài chục đến cả trăm tuổi, kiểu dáng độc lạ, đẹp mắt được rất nhiều đại gia tậu về chưng ở sân vườn, tăng vượn khí, tài lộc cho gia chủ.

Cung cấp cây khế cảnh

 

Cách trồng và chăm sóc cây khế cảnh

Cách trồng

     – Chọn thời vụ thích hợp: thời điểm thích hợp nhất là vào vụ xuân hoặc thu. Trồng và chăm sóc đúng thời vụ sẽ làm cho cây ra hoa vào thời tiết ấm và khô, tỉ lệ quả cũng vì thế mà tăng lên, quả chín đẹp và thơm ngon nhất.

     – Đất trồng cây: cây khế không chịu được sự ngập úng nên loại đất trồng cây phải đảm bảo nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp. Cây cần nhiều nước ở giai đoạn ra quả, nếu không quả sẽ bị rụng.

     – Kỹ thuật trồng cây khế: Phương pháp hay dùng nhất chính là ghép mắt, ghép áp, ghép cành. Phương pháp trồng bằng hạt tương ddooois dễ hơn, song cây lâu ra quả hơn và chất lượng quả không ổn định, vì hạt là kết quả thụ phấn, mà hoa khế tuy thuộc loại lưỡng tính nhưng vẫn có thể thụ phấn chéo.

     Nếu theo cách gieo hạt, nên tiến hành nhân giống bằng cách lọc lấy hạt. bỏ lớp nhầy bao quanh, rửa sạch rồi gieo luôn hoặc phơi trong bóng râm để lưu trữ. Nên gieo vào giá thể ẩm, tơi xốp vào mùa xuân, giữ ẩm cho đất 15 – 20 ngày hạt sẽ nảy mầm và bén rễ. Khi cây con được 5 – 7 lá thì đem chuyển bầu hoặc trồng xuống đất.

“Quê hương là chùm khế ngọt” - Quả khế được ví như quê hương, một trong những điều thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

 

Cách chăm sóc cây khế cảnh

     Cây có thể chịu được điều kiện thời tiết khác nhau, có thể chịu được rét đậm, rét hại hoặc nắng nóng. Thích hợp nhất là từ 22 – 25 độ C.

     Không nên tưới quá nhiều trong thời kỳ đầu sẽ rất bất lợi vì cây có thể thối rễ bất cứ khi nào. Lượng nước phải vừa đủ, chỉ cần chú ý trong giai đoạn từ cây con đến khi trưởng thành, giai đoạn nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm thì tăng cường tưới, thời tiết khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều.

     Bón phân cũng không cần cầu kỳ, tuy nhiên bên bón tro bếp và vôi bột để cải thiện chất lượng quả, không nên bón đạm.

     Và cũng nên cắt tỉa trong giai đoạn trưởng thành để cây đều tán, không nên cho nắng rọi vào thân cây. Cắt tỉa cành cây sâu bệnh, cành già, yếu để tăng cường dinh dưỡng nuôi cây, nên cắt tỉa cành trước lúc ra hoa hoặc sau khi thu hoạch quả.

     Để một cây có thiết kế đẹp, cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu.

     Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thanh và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh, rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn. Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây, bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm.

“Quê hương là chùm khế ngọt” - Quả khế được ví như quê hương, một trong những điều thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

 

Nơi bán cây khế cảnh đẹp, hợp phong thủy

     Hiện tại Công ty TNHH Thông Tre đang cung cấp cây cây khế cảnh đang trong giai đoạn chăm sóc, dưỡng tại vườn tại địa chỉ 817, ấp Quảng Phát, xã Quảng Tiến, Trảng Bom, Đồng Nai. Khi mua hàng sẽ được hỗ trợ giao hàng, nhận ship hàng đi tỉnh theo yêu cầu của quý khách (đối với khách mua số lượng lớn sẽ hỗ trợ liên hệ xe tải giao tận nơi, đối với khách mua lẻ sẽ hỗ trợ liên hệ xe khách giao nhận dọc theo quốc lộ 1A).

“Quê hương là chùm khế ngọt” - Quả khế được ví như quê hương, một trong những điều thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

 

     Chúng tôi là đơn vị cung cấp cây cây khế cảnh nói riêng và cây công trình, cây dự án, cây cảnh quan nói chung uy tín, chất lượng, đúng quy chuẩn thỏa thuận với giá cả cạnh tranh, giao hàng nhanh chóng, kịp thời trên toàn quốc.

     Đặt hàng liên hệ: 0938.364.007 (A. Thông) hoặc 0909.364.007 (C. Oanh) để được tư vấn và hỗ trợ chu đáo.