Cây hoa hồng
Cây hoa hồng có tên khoa học là Rosa sp, thuộc lớp song tử diệp, Bộ Rosales, Họ Rosaceae có nguồn gốc ôn đới và nhiệt đới vùng Bắc bán cầu. Có rất nhiều cách phân loại hoa hồng, có thể phân loại theo màu sắc,…
Tên tiếng anh/Tên khoa học:
Rosa sp
Nội Dung Chính
1. Phân loại thực vật
– Thuộc ngành: Angiospermatophyta.
– Lớp: Dicotyledoneae.
– Bộ: Rosales
– Họ: Rosakeae sp.
1.1. Phân loại hoa hồng
Có rất nhiều cách phân loại hoa hồng, có thể phân loại theo màu sắc, theo dòng giống, theo hình dáng,…
Theo cuốn sách All about Roses hồng được chia làm 3 loại chính:
– Hồng dại: Species roses
– Hồng cổ điển: Old garden roses
– Hồng hiện đại: Modern roses
1.2. Các nhóm hoa hồng
– Hoa hồng thân cao: Là nhóm hồng được tạo ra do ghép hồng dại với hồng thân leo hay hồng luống. Thường dùng để trang trí trong vườn rất đẹp.
– Hồng tí hon: Thường chỉ cao tầm 25 – 30 cm, hoa thường trỗ suốt mùa hè.
– Hồng thân leo: Phải làm giàn để cho hồng leo, có thể trỗ hoa 1 lần hoặc nhiều lần trong năm tùy vào đặc điểm của giống.
– Hoa hồng quý phái: Mọc và nở hoa trên cuống dài. Loài hồng này có hoa lớn và thơm.
– Hoa hồng luống: Mọc thành luống, thành bụi. Chiều cao từ 50 – 100cm.
2. Đặc điểm giải phẫu
– Rễ:
Rễ hồng thường là rễ chùm, bộ rễ phát triển tương đối rộng, khi bộ rễ lớn phát triển thành nhiều rễ phụ.
– Thân:
Thuộc nhóm cây thân gỗ, có nhiều cành và gai cong. Gồm có 2 phần: Đốt và lóng. Đốt là nơi mọc ra lá và chồi nách. Lóng là khoảng giữa của các đốt.
– Lá và cuống:
Lá: Lá kép lông chim, mọc cách. Cuống lá có lá kèm, 3 – 5 lá chét. Tùy vào đặc điểm của giống lá sẽ có màu sắc xanh đậm hoặc xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu, hoặc có dạng lá khác nhau.
+ Hoa hồng có lá kép. Mỗi phiến lá được gọi là 1 lá non.
+ Hầu hết các loài hoa hồng đều có nhiều lá non, số lượng lá non là đặc trưng riêng cho từng giống. Và lá tận cùng trên đỉnh được gọi là Terminal leaflet.Toàn bộ lá sẽ được gắn với thân qua cuống lá.
+ Lá kèm: Ở dưới chân của mỗi cuống lá, đều có 1 cặp lá kèm, có hình dạng nhỏ, giống là thường có cấu trúc tua.
+ Chồi nách: Gắn với thân và nằm ngay trên cuống lá là chồi nách. Chồi nách có khả năng hình thành thân mới và có thể bắt đầu sự sinh trưởng mới nếu cắt bỏ phần thân phía trên chồi đó.
– Gai:
Là kết quả tự nhiên của từ biểu bì (Lớp ngoài của mô thân).
Sự khác biệt cơ bản của gai hoa hồng và gai các loài khác (vd: cam, quýt,…): Gai hoa hồng mọc ở phần lóng, và không phải lóng nào cũng có gai. Thường có màu (thường là màu đỏ).
– Hoa:
Có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau. Cụm hoa chủ yếu có 1 hoa hoặc tập hợp 1 ít hoa trên cuống đài, cứng, có gai. Hoa lớn có cánh dài hợp thành chén ở gốc, xếp thành một hay nhiều vòng siết chặt hay lỏng tùy theo giống. Hoa hồng thuộc hoa lưỡng tính. Nhị đực và nhụy cái trên cùng 1 hoa, các nhị đực dính vào nhau bao quanh vòi nhụy. Khi phấn chín rơi trên đầu nhụy nên có thể tự thụ phấn. Đài hoa có màu xanh
– Quả:
Hình trái xoan.
– Hạt:
Hạt hồng nhỏ có lông, khả năng nảy mầm rất kém do có lớp vỏ dày.
3. Giá trị và ý nghĩa của hoa hồng
Giá trị của hoa hồng càng được khẳng định hơn, qua quá trình con người tinh chế và chế biến thành các loại sản phẩm khác nhau.
– Hoa hồng không chỉ mang lại vẻ đẹp về thẩm mỹ, mà còn có hương thơm dịu dàng và quý phái.
– Sản xuất nhiều tinh dầu thơm từ hoa hồng,…
– Làm thuốc chữa bệnh: Danh y tuệ tĩnh đã dùng hoa hồng để trị các bệnh về u nhọt (dùng lá hồng non giã ra thêm 1 chút muối để trị mụn nhọt, trị băng huyết và trị tiêu chảy. Ngày này có thể sử dụng các sản phẩm chiết xuất hoa hồng để trị các bệnh cho trẻ e như ho, …
– Sản xuất trà hoa hồng: Là 1 bài thuốc trị cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, các chứng bệnh loạn thần kinh chức năng,… đồng thời là 1 đồ uống giàu vitamin.
Nguồn: admin tổng hợp