Cây cau cảnh ý nghĩa phong thủy cách trồng và chăm sóc

Cây cau cảnh

   Không chỉ đẹp, việc trồng cây cảnh trong nhà còn là một xu thế, nó có rất nhiều tác dụng trong việc lọc không khí, tái tạo môi trường sinh thái tự nhiên là điều kiện sống của con người. Trồng cây xanh trong nhà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy mang tới sự may mắn phú quý và tài lộc cho gia chủ…

Cây cau cảnh, là một trong số những loại cây như vậy.

Điểm nổi bật

  Cây Cau cảnh có khả năng hấp thu các độc tố trong không khí, giúp đem đến cho không gian sự trong lành, xanh mát.

Với ý nghĩa xua đi những điều không may mắn, Cau cảnh chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho không gian nhà bạn.

Điều kiện chăm sóc đơn giản, cây dễ sống, sống bền, đẹp, xanh tốt cũng là đặc điểm nổi bật của Cau cảnh.

Hình thái

  Cây Cau cảnh có dáng đẹp, Thân cứng cáp, bẹ lá chắc khỏe đem đến sự sang trọng, năng động cho không gian sống.

Thân, gốc, bộ rễ: Thân Cau Vàng thẳng đứng, cao trung bình từ 0.8 – 1.5m, tán rộng từ 0.5 – 1m. Thân chia thành nhiều đốt, có lớp phấn trắng bên ngoài.

Một gốc có nhiều thân, gốc màu vàng lục. Cau cảnh có tác dụng lọc không khí bằng cách hấp thu các độc tố bằng lá và chuyển xuống rễ. Rễ cây Cau cảnh có tác dụng biến các độc tố thành thức ăn cho cây.

Lá: Lá cây mọc từ thân chính, dạng kép lông chim, cuống lá dài khoảng 50cm. Lá màu xanh, khi già ngả sang vàng.

Hoa, quả: cụm hoa dạng mo cuống chung, màu vàng nhạt. Quả của cây nhỏ, màu vàng nhạt

Ý nghĩa phong thủy của cây cau cảnh

9 loại cây dễ trồng và mang nhiều ý nghĩa phong thủy

  Với tốc độ sinh trưởng nhanh, tán cây xòe rộng, cành lá sum suê, xanh tốt, Cau cảnh được ví như đem lại nhiều may mắn, niềm vui, tài lộc cho gia chủ.

Về tâm linh, góp phần đem lại bình an cho gia chủ, tránh được điều không may mắn, thị phi trong cuộc sống.

Với vẻ đẹp sang trọng của cây, Cây Cau Cảnh góp phần tạo cho ngôi nhà của bạn một nét đẹp quyền uy, sang trọng. Cau cảnh mang ý nghĩa phong thủy đem lại may mắn, tài lộc.

Với khả năng hấp thu độc tố, cùng với dáng cây bền đẹp, vươn thẳng xanh tốt, cây Cau Cảnh có ý nghĩa xua đi những điều không may mắn, mang lại hạnh phúc, bình an cho gia chủ.

Công dụng của cây cau cảnh

   Cây có khả năng lọc sạch các khí thải từ đồ dùng điện tử, máy móc trong nhà, văn phòng, giúp không khí trong phòng kín trong lành hơn, thoáng mát hơn.

Cây Cau cảnh có khả năng hấp thụ nhiều loại độc tố trong phòng.

Trong một số thí nghiệm của NASA chỉ ra rằng, Cau cảnh có tác dụng loại bỏ các chất như ammonia, giảm kim loại nặng trong không khí, xua côn trùng,.. giúp cho không gian sống và làm việc của bạn tươi mát đầy năng lượng. Ngoài ra Cau cảnh còn có ý nghĩa sinh tài, giữ của, tạo cho không gian thêm phần sang trọng, trang nhã.

Màu sắc cây dễ dàng tạo điểm nhấn, phù hợp với mọi không gian.

Tạo không gian xanh giúp người ngắm nhìn cảm thấy thỏa mái, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi khi học tập và làm việc.

Vị trí đặt thích hợp

Cây Cau cảnh trong nội thất

  Vẻ hiện đại, sành điệu của Cau cảnh là một điều không thể chối cãi. Dù là hành lang, góc sân nhà hàng, khách sạn thì Cau cảnh cũng sẽ phát huy hết nét đẹp thẩm mĩ tự nhiên của nó, tăng tính sang trọng trong phong cách của chủ nhân sở hữu, làm sáng bừng không gian, dù đơn điệu nhất.

Rất phù hợp với không gian cần nhiều mảng xanh như: Spa, Phòng khám thẩm mỹ, Công Ty…

Điều kiện sống và cách chăm sóc, chữa bệnh cho cây

  Ánh sáng: Cau cảnh là loại cây ưa sáng, nhưng tránh đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu sẽ khiến cây bị vàng lá. Nên đặt cạnh cửa sổ hoặc ban công để cây nhận đủ lượng ánh sáng cần thiết.

Nhiệt độ: Cau cảnh ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cho cây phát triển tốt nhất khoảng 30 độ.

Nước và độ ẩm: Cau cảnh là loại chịu khô hạn tốt, chỉ cần tưới cây 1 lần/ tuần. Tuy nhiên cần đảm bảo lượng nước tưới vừa đủ, giữ đất luôn thông thoáng, tránh tình trạng ngập úng gây thối rễ.

Đất và dinh dưỡng: Nên trồng câu Cau cảnh trong môi trường đất màu mỡ, tơi xốp, kết hợp bón phân hữu cơ khoảng 2 – 3 tháng/lần. Mỗi năm nên thay đất và chậu để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Vì Cau cảnh thuộc loại rễ chùm và phát triển rất mạnh trong lòng đất nên cần chuẩn bị một chậu cây to và có nhiều lỗ thoát nước bên dưới đáy chậu. Nếu sống trong điều kiện thiếu chất dinh dưỡng, Cau Vàng dễ bị vàng và héo lá.

Sâu bệnh thường gặp và cách phòng trừ

  Bạn nên bón chất mùn, phân hữu cơ bổ sung dưỡng chất cho cây khi cây có hiện tượng thiếu chất dinh dưỡng do hàm lượng các chất Fe, Zn, Mg trong đất thiều hụt dẫn đến hiện tượng vàng lá, cây sẽ kém phát triển.

Khi Cau cảnh bị nấm bệnh bạn nên ngừng việc tưới cây lại và đem cây ra ngoài ánh nắng. Đồng thời phun thuốc diệt nấm để cải thiện sức khỏe cho cây.

Ngoài ra Cau cảnh còn dễ mắc bệnh lethal yellowing – Một loại bệnh thường thấy ở các loài dừa, cau và cọ. Lá cây sẽ chuyển sang màu vàng và rũ rượi khi cây mắc bệnh này, bắt đầu từ những lá già sau đó dần dần lan đến những lá non trên ngọn. Tình trạng này có thể kiểm soát bằng thuốc kháng sinh.

Xem thêm: 

 

cay-cau-canhcay-cau-canh