Cây bồng bồng – Đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách trồng
Cây bồng bồng là một trong những loại thảo dược quý được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho con người. Chúng có nhiều giá trị trong việc làm cảnh và chữa bệnh nhưng không phải ai cũng biết chúng là cây gì, có hình dáng bên ngoài ra sao? Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về đặc điểm cây bồng bồng núi, tác dụng, ý nghĩa cây bồng bồng ngày Tết và cách trồng loại cây này trong nước.
Đặc điểm cây bồng bồng núi
Cây bồng bồng núi có chiều cao trung bình trong khoảng 5 – 7m, nếu sinh trưởng trong rừng thì cây có thể cao lên tới 8m. Toàn bộ cây được bao phủ bởi một lớp lông mềm màu trắng, các lá thuôn dài khoảng 15 – 20cm và mọc đối xứng hai bên. Ở kẽ lá thì sẽ có số lượng lông bám nhiều hơn các khu vực còn lại. Hoa cây bồng bồng là dạng lá kép hoặc lá đơn, chúng có thể có màu xám hoặc trắng. Các hoa đều có kích thước tương tự nhau, mỗi bông hoa sẽ có đường kính trung bình 4 – 5cm. Hoa được bao bởi các đài hoa chia 5, tràng hoa có hình dáng giống bánh xe, 5 nhị nối liền theo hình ống.
Hoa cây bồng bồng núi nở quanh năm, rộ nhất là vào tháng 12 – 1 hằng năm. Quả chia làm 2 đại, bên trong có chứa nhiều hạt có kích thước khác nhau, các hạt có thể dài lên tới 2cm và được bao phủ bởi một lớp lông mềm. Tất cả các bộ phận của cây đều có công dụng chữa bệnh. Tại nước ta, chúng mọc hoang dại hoặc được trồng từ Nam cho tới Bắc, mọc nhiều nhất ở hải đảo và ven biển. Loại cây này thường bị nhầm lẫn với một loại cây có hình dáng tương tự nhau đó là cây sâm cau đỏ.
Chúng ta cũng có thể dễ dàng phân biệt được chúng thông qua những đặc điểm sau: Cây bồng bồng là giống cây thân gỗ, chiều cao trung bình từ 5 – 7m còn cây sâm cau đỏ là giống cây thân thảo chỉ có chiều cao từ 50 – 60cm, cao nhất thì cũng chỉ khoảng 80cm. Rễ cây bồng bồng khá cứng và chắc, không có củ còn cây sâm cau đỏ thì có rễ dạng củ và có mùi thơm khá dễ chịu. Lá cây bồng bồng có hình oval và hình dáng tương tự lá của cây mít trong khí đó cây sâm cau đỏ có lá dài hơn và đẹp hơn.
Cây bồng bồng canh
Tại các dân tộc đồng bào thiểu số của huyện miền núi Yên Lập, Thanh Sơn, Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ đã có tập quán trồng cây bồng bồng để lấy hoa nấu canh tôm, đây là một món ăn quê hương, đặc sản được nhiều người yêu thích. Hằng năm, cứ vào dịp xuân về thì người dân lại rủ nhau lên rừng hái hoa cây bồng bồng canh về để chế biến thành nhiều món ăn ngon như xào với thịt hoặc lòng vịt, ngan, gà hoặc đem luộc, hấp ăn cũng rất giòn và ngọt. Tuy nhiên, món ăn làm nên thương hiệu của loại rau thì vẫn là món bồng bồng nấu canh tôm.
Cây bồng bồng chữa bệnh gì?
Theo như nhiều tài liệu khoa học cũng như những cuộc nghiên cứu ống nghiệm cho biết, bên trong cây bồng bồng có chứa khá nhiều hợp chất β-amyrin và α-amyrin. Đây là hai loại hợp chất có nhiều công dụng trong việc điều trị một số bệnh ở người. Trong Đông Y, chúng được sử dụng như một loại thảo dược có công dụng điều trị hen suyễn, các bệnh về phế quản, ho lâu ngày. Loại dược liệu này có vị chát, tính mát, được quy vào kinh Phế. Chủ trị chữa các bệnh cảm cúm thông thường, các bệnh về đường hô hấp, đau răng, ngứa, lở, mụn nhọt. Vậy theo y học hiện đại, cây bồng bồng chữa bệnh gì?
Dựa vào những nghiên cứu khoa học về thành phần dược liệu thì cây bồng bồng có công dụng chống oxy hóa, giảm hoạt động của các gốc tự do, ngăn ngừa bệnh ung thư vòm họng và có thể diệt trừ chấy, rận. Tuy giống cây này có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh nhưng chúng ta cũng tuyệt đối không nên sử dụng chúng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Bởi bên trong cây bồng bồng có một số hợp chất gây co bóp tử cung và ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu, chất lượng sữa của mẹ. Ngoài ra, loại cây này cũng thường bị nhầm lẫn với cây cau sâm đỏ dẫn tới sử dụng sai mục đích làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
Tác hại rễ cây bồng bồng ngâm rượu
Hiện nay, nhu cầu sử dụng rễ cây sâm cau để ngâm rượu đang tăng cao, nhiều người bán vì trục lợi cá nhân đã trộn lẫn rễ cây bồng bồng cùng với rễ sâm cau để bán cho người tiêu dùng. Hầu hết những người sử dụng rễ cây sâm cau ngâm rượu với tác dụng tăng cường sinh lý mà rễ cây bồng bồng có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc hoàn toàn không có tác dụng sinh lý. Việc sử dụng rễ cây bồng bồng ngâm rượu không những không có tác dụng mà còn gây nguy hại bởi phần rễ có chứa độc tố, khi dùng trong Đông Y phải thực sự cẩn thận. Do vậy, chúng ta nên cẩn thận hơn trong việc chọn mua các sản phẩm dược liệu, nên mua ở những nơi uy tín, hạn chế mua hàng online trên mạng.
Ý nghĩa cây bồng bồng ngày Tết
Điều mà tất cả mọi người đều hy vọng và mong muốn trong ngày Tết có lẽ là cả gia đình được vui vẻ, hạnh phúc, phát tài, sung túc cả năm. Và chắc chắn không có loài nào thể hiện được rõ nét nhất điều này bằng cây bồng bồng. Đây là loài cây biểu tượng của sự may mắn, được cho là có thể xua đuổi được ma quỷ và vận hạn. Loại cây này còn tượng trưng cho ngũ hành, chính vì vậy nhiều người thường mua chúng theo số lượng cành. Nếu cây bồng bồng có 3 cành được cho là sự hạnh phúc, 5 cành là sức khỏe, 2 cành là tình xuyên, 8 cành là tài lộc, và 9 cành là tượng trưng cho thời vận.
Để cây bồng bồng ngày Tết phát huy được hết tất cả công dụng mà nó mang lại trong phong thủy thì chúng ta nên đặt cây ở hướng Đông Nam hoặc Đông của ngôi nhà. Đây chính là hướng đại diện cho Mộc và cũng là nơi có nguồn ánh sáng thích hợp nhất. Người ta thường lựa chọn những cây bồng bồng có cành lá sum suê, quả sai trĩu để thể hiện cho sự trù phú, hứa hẹn về một năm mới dồi dào sức khỏe, tiền vào như nước, tiền ra nhỏ giọt. Do đó, mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhiều gia đình đều bài trí cây bồng bồng với hy vọng sẽ mang lại sức khỏe, niềm vui, may mắn cả năm cho cả gia đình.
Cách trồng cây bồng bồng nước
Cây bồng bồng nước rất dễ trồng và dễ nhân giống, chúng được trồng chủ yếu bằng hạt. Sau khi cây ra trái thì chúng ta nên đợi tới khi trái già, thu hoạch và phơi khô, sau đó tách hạt để gieo trồng. Chúng ta nên lựa chọn những cây bồng bồng bố mẹ có nhiều hoa, cành lá sum suê, hoa đẹp và phát triển rực rỡ, cây sinh trưởng mạnh, không bị sâu bệnh. Sau khi thu hoạch được hạt giống thì đem ngâm chúng với nước ấm trong khoảng 5 – 6 tiếng sau đó vớt hạt ra là có thể gieo trồng trực tiếp luôn mà không cần ủ.
Cách trồng cây bồng bồng nước như sau: Thực hiện trồng cây ở ngoài môi trường đất bằng hình thức gieo vãi, làm sạch đất bằng vôi bột, sau khi gieo hạt thì nên chú ý đảm bảo độ ẩm, dinh dưỡng cho cây nảy mầm. Lưu ý rằng bạn nên dùng bình phun sương để tưới để tránh văng đất lên, che chắn cho cây để tránh ánh nắng mặt trời làm chết hạt. Sau khoảng 5 – 7 ngày thì hạt bắt đầu nảy mầm và sinh trưởng thành cây con. Tới khi cây đã cao từ 30 – 50cm thì có thể đưa cây vào môi trường nước để trồng.
Trước khi trồng cần rải thuốc kiến và thuốc ốc, sau đó gieo cây xuống mặt bùn giống hình thức gieo mạ ở cây lúa nước. Bón phân hòa tan và thuốc kích thích ra rễ lên bề mặt trồng. Khi cây sống được khoảng 3 tuần tuổi dưới nước thì bạn cần bón thêm phân NPK hoặc nitơ để cây sinh trưởng được toàn điện hơn.
Hình ảnh cây bồng bồng trong tự nhiên
Để nhận biết được chính xác loại cây này với các loại cây khác trong cùng họ, cùng Elead chiêm ngưỡng một số hình ảnh cây bồng bồng dưới đây:
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm cây bồng bồng núi, tác dụng, ý nghĩa cây bồng bồng ngày Tết và cách trồng loại cây này trong nước. Hy vọng bài viết này tốt cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Cây bạch dương Việt Nam – Đặc điểm, tác dụng và giá trị kinh tế
Sinh Vật Cảnh –