Cây Tre – Nguồn nguyên liệu chủ đạo của tương lai
Theo Viện khoa học Lâm nghiệp nước ta. Việt Nam có địa hình phức tạp, nằm trong vành đai nóng, giầu nhiệt và ẩm, chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ gió mùa. Đặc điểm này đã ảnh hưởng đến tất cả các thành phần của tự nhiên từ lớp vỏ phong hoá mầu đỏ vàng giầu sắt và nhôm đến lớp thực bì. Vì vậy, tài nguyên thực vật rừng Việt Nam rất giầu về số lượng và phong phú về chủng loại.
Ngoài trên 1000 loài cây gỗ lớn và nhỏ, Tre (gọi chung cho tất cả các loài thuộc họ Phụ Tre – Bambusoideae). Là lâm sản đứng sau gỗ và có thể thay thế cho gỗ trong nhiều lĩnh vực. Nhất là trong tình trạng cây gỗ của rừng nước ta ngày càng cạn kiệt. Trong tình trạng nguồn gỗ tự nhiên đang dần cạn kiệt và khan hiếm vì khai thác quá đà. Thì nguồn nguyên liệu từ Tre vẫn còn khá dồi dào. Tre sẽ là một trong những vật liệu quan trọng trong các công trình kiến trúc trong tương lai.
Đặc tính của cây Tre
Cây Tre là một nhóm thực vật thân xanh đa niên thân gỗ, rễ chùm, bên trong rỗng. Phân thành nhiều đốt, trên thân Tre có các mấu mắt. Tre thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông Tre (Bambuseae), một số loài của nhóm này rất lớn, và được coi là lớn nhất trong Bộ Hòa thảo. Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Thường thì Tre có thời gian nở hoa trong khoảng 5 – 60 năm một lần.
Tre chỉ nở hoa một lần trong đời. Hoa Tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất.Tre nhỏ thì cao khoảng 2-3 mét còn có những cây già cao tới 5-6 mét. Lá Tre thon, dẹp, thuôn nhọn phía đầu lá. Tre không kén đất có thể sống tốt tại nhiều chất đất khác nhau, sinh trưởng nhanh, không cần quá nhiều điều kiện. Tre thường mọc thành từng quần thể chứ không mọc thành các cá thể riêng biệt thường được gọi là lũy hay bụi, lùm, cụm (nguồn wikipedia).
Ứng dụng của cây Tre
Tre được sử dụng làm các đồ vật gia dụng (bàn, ghế, đũa, rổ…) làm nhà cửa, (cột, kèo, cọc, phên tre, cót tre, cót ép tre…). Làm vật dụng nông nghiệp (gầu tát nước, cán cuốc, cán xẻng, cột chống…). Đồ thủ công mỹ nghệ (khay, hộp, chai, lọ… gốc Tre có thể tạc thành tượng). Măng Tre dùng để làm thức ăn. Tre khô kể cả rễ làm củi đun. Trong chiến tranh, Tre được sử dụng làm vũ khí rất lợi hại (chông Tre, gậy, cung tên…).
Giá trị văn hóa và tinh thần của Tre
Với biết bao nhiêu thế hệ người Việt thì cây Tre là một trong những loại cây rất quen thuộc. Cây Tre có mặt hầu như khắp mọi nẻo đường tổ quốc. Cây Tre đã ở trong tâm thức của người Việt, chiếm vị trí sâu sắc và bền lâu, được xem như là biểu tượng văn hóa của đất Việt.
Cây tre trong thơ ca
Tuổi thơ của những thế hệ 8x và 9x trở về trước. Chắc chắn ai cũng còn nhớ bài thơ “Tre Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy. Trong bài có 4 câu thơ mà tới giờ tôi vẫn còn nhớ như in:
“Tre xanh xanh tự bao giờ.
Chuyện ngày xưa đã có bờ Tre xanh.
Thân gầy guộc lá mong manh.
Mà sao lên lũy lên thành Tre ơi.”
Hình ảnh lũy Tre làng là một hình ảnh thân thuộc với chúng ta. Tre cho chúng ta bóng mát, chắc bạn còn nhớ về những ngày hè oi bức nóng nực của miền Bắc mà chúng ta thường hay ra tránh nóng ở dưới những lũy Tre. Bọn trẻ thì thích thú nô đùa chơi các trò chơi dân gian: nhảy dây, ô quan…, người lớn thì ngồi tám chuyện với nhau. Tất cả tạo thành một bức tranh với đủ màu sắc miêu tả một vùng quê yên bình mộc mạc. Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy Tre làng thân thương, những nhịp cầu Tre êm đềm…
Cây tre trong lịch sử
Không chỉ xuất hiện trong thơ ca, văn học mà cây Tre còn gắn liền với bao thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước. Không phải ngẫu nhiên mà loại Tre thân màu vàng lại được người xưa gắn vào các câu truyện cổ tính thánh gióng. Hình ảnh thánh gióng cầm cây Tre đánh đuổi giặc xâm lược đã trở thành ký ước tuổi thơ của biết bao thế hệ. Trải qua bao thời kỳ lịch sử, cây Tre đã trở thành vũ khí chống quân xâm lược. Tre có thể làm giáo, mác, chông, cung tên…
Tre là loại cây sinh trưởng nhanh, phát triển rất mạnh mẽ. Chưa rõ Tre có tác dụng cải thiện chất đất hay không. Một số nghiên cứu cho thấy ở tại những vùng bị nhiễm chất độc dioxin thì Tre phát triển rất nhanh mà mạnh.
Giá trị kinh tế của Tre
Ở nước ta, Tre được sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Từ việc sử dụng cọc Tre để gia cố móng nhà, làm giàn dáo, làm cột chống giàn dáo, cột, kèo, mái nhà, vách ngăn. Ước tính số lượng Tre được sử dụng trong xây đựng chiếm 50% sản lượng khai thác hàng năm. Trong giao thông Tre được sử dụng làm thuyền, làm cầu.
Làm thủ công mỹ nghệ
Trong trong nông nghiệp Tre được sử dụng làm nông cụ: cán xẻng, cán cuốc, gầu sòng. Rất nhiều đồ dùng gia dụng trong mỗi gia đình người Việt Nam như giường, chiếu, bàn, ghế, thúng, rổ, giá, phên, cót, đũa, tăm. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nhạc cụ… từ Tre ngày nay được các du khách nước ngoài rất ưa chuộng.
Những ứng dụng khác
Tre dùng vào những việc này tuy không được thống kê cụ thể, nhưng ước tính cũng chiếm khoảng 25-30% sản lượng khai thác hàng năm. Trong công nghiệp Tre được sử dụng làm nguyên liệu dưới dạng thanh, dăm hoặc sợi, bột. Ván ép làm từ tấm cót đan, dăm hoặc thanh Tre được nhúng tẩm keo. Rồi dán ép với áp suất và nhiệt độ cần thiết để ván có kết cấu bền vững, đủ đáp ứng yêu cầu sử đụng như làm trần nhà, vách ngăn, sàn nhà, ốp tường, mái che…
Sợi Tre do có những ưu điểm về độ dài và độ mềm dẻo hơn so với sợi gỗ. Nên rất thích hợp để làm nguyên liệu sản xuất bột giấy, là giấy có yêu cầu chất lượng cao. Trong tương lai bột giấy từ nguyên liệu Tre cũng là mặt hàng hấp dẫn có khả năng tiêu thụ rất lớn trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, măng của nhiều loài Tre là rau sạch, ăn ngon, bổ, và còn có tác dụng chữa bệnh. Hiện nay có nhiều công ty chuyên doanh măng và nhiều xí nghiệp chế biến măng tươi và măng khô đươc thành lập. Lá Tre, tinh Tre… . cũng là nguồn thuốc tại chỗ của gia đình. Tre còn dùng sản xuất thuốc trừ sâu, than hoạt tính . . .
Trữ lượng của Tre
Theo “Số liệu kiểm kê rừng Việt Nam năm 1999″ của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng Trung ương thì ở Việt Nam. Tre có mặt trên diện tích 1.489.068 ha, bằng 4,53% diện tích toàn quốc, với tổng trữ lượng là 8.400.767.000cây. Trong đó:
Rừng Tre tự nhiên có 1.415.552 ha, bằng 14,99% diện tích rừng tự nhiên, với trữ lượng là 8.304.693.000 cây. Bao gồm: rừng thuần loại Tre có 789.221 ha, bằng 8,36% diện tích rừng tự nhiên. Với trữ lượng là 5.863.091.000 cây, rừng hỗn giao gỗ Tre có 626.331 ha, bằng 6,63% diện tích rừng tự nhiên, với trữ lượng là 2. 441.602.000 cây.
Rừng Tre trồng có 73.516ha, bằng 4,99% diện tích rừng trồng, với trữ lượng là 96.074.000 cây. Diện tích rừng Tre trồng bằng 5,06% diện tích rừng Tre tự nhiên, nhưng trữ lượng Tre trồng chỉ bằng 1,16% trữ lượng Tre tự nhiên. Như vậy số cây trên 1 ha ở rừng tự nhiên gấp gần 5 lần ở rừng trồng.
Kết luận
Trong những năm gần đây, việc trồng Tre để kinh doanh đã đựơc đẩy mạnh hơn, nhất là thành phần kinh tế hộ gia đình. Trong tổng số 73.516 ha rừng Tre trồng thì rừng sản xuất là 60.482ha, chiếm 82%. Trong đó 69.278 ha rừng cấp tuổi hai, chiếm 94% và diện tích do gia đình và tập thể quản lý là 62.905 ha, chiếm 85,6%. Dựa trên trữ lượng dồi dào của Tre mà có thể thấy rằng, đây sẽ là một trong những nguồn nguyên liệu chủ đạo của tương lai.